Khác biệt giữa bản sửa đổi của “AIDC F-CK-1 Ching-kuo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.5.2) (robot Thay: zh:F-CK-1戰鬥機; sửa cách trình bày
Dòng 24:
Mặc dù tên gọi và thông thường được biết đến là '''Indigenous Defence Fighter''' (IDF - Máy bay tiêm kích Phòng thủ Nội địa), dự án là một nỗ lực chung giữa các công ty quốc phòng của [[Đài Loan]] và [[Hoa Kỳ]], công đoạn lắp ráp cuối cùng được thực hiện bởi [[Aerospace Industrial Development Corporation]] (AIDC) (có cơ sở tại [[Đài Trung]], [[Đài Loan]]). Chương trình IDF được bắt đầu khi việc thu mua những máy bay [[F-20 Tigershark]] của Hoa Kỳ gặp những vấn đề về chính trị.
 
== Phát triển ==
Những tìm kiếm ban đầu về một loại máy bay mới thay thế cho những chiếc [[Northrop F-5|F-5]] và [[F-104 Starfighter|F-104]] của [[Đài Loan]] bắt đầu với dự án máy bay tiêm kích nội địa có tên gọi [[XF-6]], sau đó đổi tên thành Ưng Dương (''鷹揚'') vào cuối thập niên 1970. Sau khi Mỹ thiết lập những quan hệ chính thức với [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] và kết thúc Hiệp ước Phòng thủ chung với Đài Loan, Tổng thống [[Tưởng Kinh Quốc]] đã quyết định mở rộng công nghiệp quốc phòng nội địa vào [[28 tháng 8]]-[[1980]], và đã ra lệnh cho [[Aerospace Industrial Development Corporation|AIDC]] thiết kế một [[máy bay tiêm kích đánh chặn]] tốc độ cao nội địa. Ban đầu không quân Đài Loan (ROCAF) liệt kê dự án XF-6 đứng sau chương trình máy bay cường kích [[XA-3]] ''Lei Ming'', do họ tin tồn tại những nguy cơ mạo hiểm cao đối với dự án XF-6.<ref>{{cite book | author = Hua Hsi-Chun | title = Fighter's Sky | publisher = Commonwealth publishing | year = 1999 | language = Chinese}}</ref>
 
Việc ký thông cáo chung Hoa Kỳ-Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm [[1982]], đã giới hạn việc mua bán vũ khí của Mỹ đối với Đài Loan, có khả năng kết thúc việc Đài Loan mua được những chiếc [[F-16 Fighting Falcon|F-16]] hoặc F-20, do đó bảo việc tiếp tục dự án máy bay tiêm kích nội địa của Đài Loan. Mặc dù tổng thống Mỹ [[Ronald Reagan]] miễn cưỡng chấp nhận các kế hoạch của cố vấn về việc xây dựng mối quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm kiềm chế [[Liên Xô]], Reagan quyết định giữ cân bằng thông cáo chung Hoa Kỳ-Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1982 bằng một thỏa thuận "6 điều bảo đảm" với Đài Loan. Thỏa thuận này đã mở cửa cho các công ty quốc phòng của Mỹ chuyển giao và hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Đài Loan một cách lén lút, bao gồm cả dự án IDF.
 
== Thiết kế ==
[[Tập tin:IDF Pre-production.jpg|nhỏ|Mẫu tiền sản xuất F-CK-1A.]]
 
[[Aerospace Industrial Development Corporation|AIDC]] chính thức bắt đầu phát triển dự án IDF vào năm [[1982]], do sự thất bại của không quân Đài Loan (ROCAF) trong việc thu mua những [[máy bay tiêm kích]] mới từ [[Hoa Kỳ]] trước sức ép ngoại giao của cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Dự án có tên gọi là ''An Hsiang'' và được chia ra làm 4 bộ phận vào năm [[1983]]:
 
* ''Ưng Dương'' (鷹揚): Phát triển thân máy bay. Hợp tác với [[General Dynamics]].
* ''Vân Hán'' (雲漢): Phát triển động cơ và lực đẩy máy bay. Hợp tác với [[Garrett Systems|Garrett]] (Now [[Honeywell]]).
* ''Thiên Lôi'' (天雷): Phát triển hệ thống điện tử. Hợp tác với [[GE Aviation Systems|Smiths Industries]], một số bộ phận mua trực tiếp từ [[Lear Astronics]] (sau này là [[BAE Systems|BAE]]), [[Litton Industries|Litton]] (sau này là [[Northrop Grumman]]), và [[Martin-Baker]].
* ''Thiên Kiếm'' (天劍): Phát triển [[tên lửa không đối không]].
 
IDF được thiết kế để đối phó với các loại máy bay tiêm kích của [[Không quân Quân giải phóng Nhân dân]] Trung Quốc như [[Shenyang J-8|J-8]], [[Chengdu J-7|J-7]], và loại đời mới như [[Nanchang J-12|J-12]], với dự định IDF có hiệu suất ngang với F-16 và [[Dassault-Breguet Mirage 2000|Mirage 2000]]. Nhóm phát triển lực đẩy đã gặp phải những khó khăn lớn trong việc cố gắng phát triển hay tiếp nhận những động cơ phản lực tiên tiến thích hợp. Có những nghiên cứu về việc sử dụng động cơ yếu vì những lý do chính trị hơn là kỹ thuật, tức là Hoa Kỳ không muốn thấy Đài Loan khiêu khích Trung Quốc và như vậy dẫn đến IDF có một "tầm bay không lớn hơn so với F-5E" và "khả năng cường kích không lớn hơn so với F-16". Bất chấp nhiều lý do, nhiều người cho rằng F-CK-1 sẽ có động cơ yếu, có nghĩa là hiệu suất của nó không cùng mức như các máy bay tiêm kích khác của ROCAF (như Block 20 F-16).
Dòng 73:
Người ta tin rằng CSIST đã hợp tác với [[Motorola]] để chế tạo đầu dò tích cực của TC-2, có khả năng dựa trên thiết kế của Motorola đề xuất cho AIM-120 nhưng không được Mỹ lựa chọn. 40 tên lửa TC-2 mẫu tiền sản xuất đã được chế tạo trước năm [[1995]], và là [[tên lửa không đối không]] ngoài tầm nhìn duy nhất của ROCAF/Đài Loan có mặt trong bản kiểm kê trong thời gian diễn ra Cuộc khủng hoảng Tên lửa Eo biển Đài Loan. Trên 210 quả tên lửa TC-2 đã được chế tạo, tuy nhiên tình trạng sản xuất và thời gian biểu không được công bố.
 
== Các phiên bản ==
[[Tập tin:IDF F-CK-1A Single Front View.jpg|nhỏ|IDF F-CK-1A nhìn phía trước]]
=== F-CK-1 A/B ''An Hsiang'' ===
Dòng 82:
=== F-CK-1 C/D ''Hsiang Sheng'' ===
Bộ quốc phòng quốc gia của Đài Loan (MND) đã công bố bắt đầu vào năm 2001 chính phủ sẽ chi ngân sách cho kế hoạch nâng cấp IDF (bao gồm trong 5 đề xuất của MND nhằm giúp đỡ AIDC).<ref> 5 đề xuất này bao gồm:
1. Nâng cấp AT-3, IDF, và F-5 sẽ chia phần cho AIDC trong tương lai.<br />
2. The Army Utility Helicopter, the Navy's long range ASW aircraft, a helicopter for the Marines, and an Air Force medium transport will all be produced and assembled by qualifying domestic firms in conjunction with the foreign firms that originally designed them.<br />
3. CSIST and AIDC will jointly assemble a team for the early planning of the ROCAF's next generation fighter, in order to assess procurement methods and suggest concepts.<br />
4. AIDC's joint ventures with foreign firms or alliances with domestic firms will be given high priority in military aircraft service and maintenance.<br />
5. In the future, the military will give responsibility for weapons system flight tests, electronic warfare exercises, air towing drones, avionics maintenance, and weapons procurement planning to AIDC, in situations where AIDC has the professional capacity that the military lack</ref><ref>{{cite news
|title=Improve Ching-Kuo Fighter Performance, FY90 Allocate Ten Million Budget|author=Yeh Kun-Lang|date=[[2000-08-12]]|publisher= ETtoday|language=Chinese}}</ref> Đây là một phần của kế hoạch 7 năm IDF C/D R&D ([[Năm tài chính|FY]]2001~FY2007), cấp 10 triệu đài tệ (NTD) hàng năm trong tổng cộng ngân sách 70 triệu đài tệ cho cả CSIST và AIDC. Các báo cáo phương tiện truyền thông ban đầu cho biết việc nâng cấp IDF sẽ được gọi là "Joint Countermeasure Platform".<ref>{{cite news | title=IDF R&D for defensive counterattack capability | date=[[2000-07-31]] | publisher= United Daily | language=Chinese}}</ref>
 
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ [[Jane's Defence Weekly]] năm [[2006]], cựu chủ tịch AIDC Sun Tao-Yu nói rằng hai nguyên mẫu mới đang được sản xuất. Việc nâng cấp này cho phép IDF mang thêm 771 kg nhiên liệu. Ngoài ra, còn bao gồm hệ thống điện tử cải tiến, trang bị khả năng tác chiến điện tử, và hệ thống vũ khí mới. Bộ phận hạ cánh sẽ được gia cố để tăng trọng tải và nhiên liệu, nhưng kế hoạch về khung máy bay tàng hình đã bị bỏ rơi vì mối quan tâm đến trọng lượng. Dự án gồm có 3 phần:
* 1. Tăng khả năng mang theo tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn TC-2 ''Sky Sword'' từ 2 lên 4. Mang theo cả tên lửa chống bức xạ TC-2A và bom chùm ''Wan Chien''.
* 2. Nâng cấp máy tính, khả năng đối phó chống gây rối điện tử, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phân biệt bạn thù tích cực (AIFF) và radar địa hình.
* 3. Thử nghiệm dưới mặt đất và trên không. Nếu chương trình được chấp nhận sẽ lên kế hoạch cho máy bay đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2010.<ref>{{cite news | title=Jane's says Taiwan ready to test upgraded fighters | date=[[2006-04-17]] | publisher= Taiwan News| url=http://english.www.gov.tw/TaiwanHeadlines/index.jsp?categid=8&recordid=93611 | accessdate = 2006-10-18}}</ref><ref>{{cite news | title = Improved version of Indigenous Defense Fighter to be tested | url = http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2006/04/17/2003303112 | date=[[2006-04-17]]
|publisher= Taipei Times| accessdate = 2006-10-18}}</ref>
 
Dòng 117:
Có một số khái niệm bam đầu cho những phát triển xa hơn của dự án IDF. Sau phương án cơ bản IDF được hoàn thành, bước tiếp theo đã bao gồm một nâng cấp với các hệ thống được cải tiến, công nghệ mới được áp dụng, và điều chỉnh vật liệu, trọng lượng. Rồi một phiên bản tiến tiếp tiếp theo của IDF có những sửa đổi cấu hình, cải tiến hiệu suất, những kỹ thuật tiên tiến, sử dụng vật liệu mới, và những ứng dụng về vũ khí tiên tiến. Cuối cùng, thiết kế về thế hệ tiếp theo đã xuất hiện.<ref name="yangpaochih"/> Tuy nhiên, nó có khả năng chỉ tồn tại trên giấy trong các hồ sơ của AIDC.
 
== Quốc gia sử dụng ==
* {{ROC}} ([[Đài Loan]])
** [[Không quân Trung Hoa Dân Quốc]] - 130 chiếc
 
 
== Thông số kỹ thuật (F-CK-1) ==
''Dữ liệu GlobalSecurity.org,<ref name="globalsecurity"/> Milavia,<ref>{{cite web
|last=Hillebrand
Dòng 138:
|accessdate=2006-06-18}}</ref>''
[[Tập tin:100B2033.JPG|nhỏ|300px|Nguyên mẫu F-CK-1D ("Brave Hawk"), nguyên mẫu F-CK-1C một chỗ trong ngày ra mắt.]]
=== Đặc điểm riêng ===
* '''Phi đoàn''': 1-2
* '''Chiều dài''': 14,21 m (46 ft 7 in)
* '''[[Sải cánh]]''': 9,46 m (31 ft 0 in)
* '''Chiều cao''': 4,42 m (14 ft 6 in)
* '''Diện tích cánh''': 24,2 m² (260 ft²)
* '''Trọng lượng rỗng''': 6.500 kg (14.300 lb)
* '''Trọng lượng cất cánh''': 9.072 kg (20.000 lb)
* '''[[Trọng lượng cất cánh tối đa]]''': 12.000 kg (27.000 lb)
* '''Động cơ''': 2× [[Honeywell]] [[Honeywell F124|F125-70]]
** '''Lực đẩy thường''': 27 kN (6.000 lbf) mỗi chiếc
** '''Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội''': 42 kN (9.500 lbf) mỗi chiếc
=== Hiệu suất bay ===
* '''[[Vận tốc V|Vận tốc cực đại]]''': Mach 1,8
* '''[[Tầm bay]]''': 1.100 km (600 nmi, 680 mi)
* '''[[Trần bay]]''': 16.800 m (55.000 ft)
* '''[[Vận tốc lên cao]]''': n/a
* '''[[Lực nâng của cánh]]''': n/a
* '''[[Tỷ lệ lực đẩy-trọng lượng|Lực đẩy/trọng lượng]]''': n/a
=== Vũ khí ===
* '''Pháo''': 1× pháo tự động 20 mm (0.787 in) [[M61 Vulcan|M61A1]]
* '''Tên lửa''':
** 2× [[Sky Sword I]]
** 2× [[Sky Sword II]]
* '''Bom chùm''': Wan Chien
=== Hệ thống điện tử ===
* '''Radar:''' 1× GD-53
* '''Tầm quét hiệu quả:'''
Dòng 169:
** '''Look up:''' 57&nbsp;km (35 mi)
 
== Tham khảo ==
{{reflist|2}}
 
== Nội dung liên quan ==
{{commons|AIDC F-CK-1 Ching-kuo}}
=== Máy bay có cùng sự phát triển ===
* [[F-16 Fighting Falcon]]
* [[Mitsubishi F-2]]
=== Máy bay có tính năng tương đương ===
* [[F-20 Tigershark]]
* [[JAS 39 Gripen]]
Dòng 183:
* [[Mirage 2000]]
* [[Chengdu J-10]]
=== Xem thêm ===
* [[Mitsubishi F-2]]
* [[KAI T-50 Golden Eagle]]
Dòng 207:
[[no:AIDC Ching-Kuo]]
[[pl:AIDC F-CK-1 Ching-Kuo]]
[[zh:經國號F-CK-1機]]