Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phòng trà ca nhạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Nghệ Sĩ → Nghệ sĩ (3), Thái ThanhThái Thanh (2) using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 14:
 
== Miền Nam 1954-1975 ==
Năm [[1954]], nhiều nhạc sĩ, ca sĩ miền Bắc tới [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] định cư. Nền tân nhạc ở miền Nam thời kỳ này đa dạng với nhiều dòng nhạc dành cho nhiều tầng lớp khán giả. Thị trường âm nhạc sôi động cùng những ca sĩ nổi tiếng giúp các phòng trà bước vào thời kỳ hoàng kim. Tới phòng trà nghe nhạc là một nét văn hóa của Sài Gòn khi đó. Những phòng trà được mở ra khắp nơi. Có thể kể tới một số như Văn Cảnh trên đường Calmete, Đức Quỳnh đướng Cao Thắng, Anh Vũ đường Bùi Viện... Đến khi chính phủ tổng thống [[Ngô Đình Diệm]] cấm [[múa|khiêu vũ]] thì một số [[vũ trường]] cũng biến thành phòng trà như Tự Do, Baccara... Thời kỳ đó, Sài Gòn có 5 phòng trà nổi danh nhất là [[Phòng trà Queen Bee|Queen Bee]], [[Vũ trường Tự Do|Tự Do]], [[Phòng trà Ritz|Ritz]], [[Phòng trà Maxim's|Maxim's]], [[Phòng trà Đêm Màu Hồng|Đêm Màu Hồng]] với các ban nhạc tên tuổi và các giọng ca ngôi sao.
 
Phòng trà Đêm Màu Hồng với [[ban Thang Long]], ban nhạc gia đình gồm [[Thái Thanh (ca sĩ)|Thái Thanh]], Hoài Bắc (tức [[Phạm Đình Chương]]), [[Hoài Trung]], [[Thái Hằng]]. Tên phòng trà cũng được đặt theo tên một ca khúc của Phạm Đình Chương. Queen Bee, Tự Do, Maxim's nổi tiếng với các giọng ca của [[Khánh Ly]], [[Lệ Thu]]. Ritz có ban nhạc The Dreams với ca sĩ [[Julie Quang]], ông chủ phòng trà [[Jo Marcel]] cũng là một ca sĩ. Về sau [[Khánh Ly]] cũng mở một phòng trà mang tên mình.