Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảo hiểm xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VPBQ tại http://www.ntu.edu.vn/canbo/tuanhv/default.aspx?file=privateres/canbo/tuanhv/file/tai%20lieu/he%20thong%20asxh%20va%20bhxh%20vietnam.htm.aspx
Dòng 13:
*[http://vansu.vn/?part=thongtincanbiet&opt=baohiem&act=tinhluong_gross_net&mainmenu=weblink Tính phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân]
*[http://vansu.vn/?part=thongtincanbiet&opt=baohiem&act=luatbhxh&mainmenu=weblink LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM]
 
==Bài viết tham khảo==
{{cleanup}}
'''''Vì sao nói BHXH là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước? Liên hệ thực tế Việt Nam?''''' (Nguyễn Trần Sơn, BHXH tỉnh Bắc Giang, 2009)<br />
 
An sinh xã hội (ASXH) là tổng hợp những sự bảo vệ đa dạng vốn đã được thực hiện rãi rác ở nhiều nơi trên thế giới từ lâu trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ này được chính thức khai sinh với tư cách là tiêu đề của một đạo luật ở Hoa kỳ (Luật 1935 về ASXH), chỉ sự bảo vệ trong bốn trường hợp: tuổi già, chết, tàn tật và thất nghiệp. Năm 1938, New Zealand cũng dùng từ này để đặt tiêu đề cho một đạo luật qui định về các chế độ trợ cấp xã hội đang áp dụng thời đó ở quốc gia này. Năm 1952, Hội nghị toàn thể của Văn phòng lao động quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước 102 về ASXH. Theo ILO, khái niệm “ASXH” chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. <br />
Hệ thống ASXH được xây dụng có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: BHXH, Cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), Các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, Các chế độ trợ cấp gia đình, Sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, Các dịch vụ liên quan đến ASXH.<br />
ASXH vận hành dựa trên nguyên tắc đoàn kết sâu rộng nhằm thực hiện công bằng xã hội. Nó không đơn giản là những cơ chế thay thế thu nhập mà là phức hợp những công cụ phân phối lại tiền của và dịch vụ có lợi cho những thành viên của cộng đồng nói chung, những thành viên bất hạnh nói riêng cả trong hoạt động lao động lẫn ngoài quá trình lao động. Mỗi cơ chế nói trên của ASXH bảo vệ cho mỗi nhóm đối tượng cụ thể với điều kiện và mức độ khác nhau và điều quan trọng nhất là để thực hiện sự bảo vệ đó, nguồn tài chính hình thành từ đâu cũng như cách huy động như thế nào. Có thể thấy những nguồn chủ yếu là: từ sự đóng góp hình thành quiõ chung của bản thân người được bảo vệ, từ đóng góp của những chủ sử dụng lao động, từ công quỹ, cũng có thể từ cộng đồng thông qua các tổ chức nhân đạo. <br />
Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống ASXH, BHXH là trụ cột quan trọng thứ nhất, tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ăn lương trong xã hội. Các chế độ của BHXH đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật ngữ ASXH. Hệ thống BHXH đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng Hòa Liên Bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismack (1850) và sau đó được hoàn thiện (1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổi già, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động; người sử dụng lao động và nhà nước. Kinh nghiệm về BHXH ở Đức, sau đó, được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước Châu Âu (Anh: 1991, Ý: 1919, Pháp: từ 1918... ), tiếp đến là các nước Châu Mỹ Latinh, Hoa kỳ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các nước Châu Phi, Châu Á (giành độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2). <br />
 
Theo tổng kết của ILO (công ước 102 năm 1952), BHXH bao gồm 9 chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất. Công uớc cũng nói rõ là những nước phê chuẩn công ước này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất. <br />
 
Việc áp dụng BHXH trên của quốc gia khác nhau thường cùng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lí có thể đáp ứng. Có nước quan tâm thực hiện các chế độ đảm bảo cho các rủi ro dễ xảy ra trước mắt như chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, các nước khác lại quan tâm đến các chế độ đảm bảo cho tuổi già, tuổi hưu trí, cho cái chết. Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế- xã hội, phù hợp với đặc điểm của từng nơi, bảo hiểm sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ. Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước thực hiện hệ thống ASXH nói chung, BHXH nói riêng, trong đó 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp.<br />
 
Đại hội Liên Hiệp công đoàn thế giới lần thứ V (1961) cũng đã đề ra Hiến chương BHXH, theo đó đòi đảm bảo đầy đủ cho người lao động trong mọi trường hợp mất khả năng lao động tạm thời hay lâu dài.
Trong những năm gần đây, tác động của suy thoái kinh tế, và cụ thể là lạm phát đối với các tầng lớp xã hội, nhất là với dân nghèo, theo nhận định của các chuyên gia, trong năm nay và vài năm tới, là rất lớn và còn “ngấm” rất sâu. Hậu quả và “di chứng” của lạm phát đang bộc lộ những vấn đề trong mô hình an sinh xã hội-một trong những chính sách chủ yếu của Chính phủ các nước nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.<br />
 
Ngay cả khi chưa lạm phát, theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ Việt Nam cho giai đoạn 2006-2010, thì cách đây 3 năm tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã chiếm 22% tổng số hộ. Chuẩn hộ nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. <br />
 
So với mức chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới với thu nhập từ 1-2 USD/ngày, thì tỷ lệ nghèo còn nhiều hơn. Đó là chuyện trước lạm phát, còn tình hình hiện nay ra sao? Một số chuyên gia dự báo sức ép của lạm phát “căng” tới mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tựu xóa đói giảm nghèo mà nước ta đã tốn rất nhiều công sức, tiền của mới giành được. <br />
 
Lạm phát cuối năm nay được dự báo khoảng 28-30%, nói cách khác, thu nhập của dân cư “tự nhiên” mất đi 28-30%. ấy là chưa kể mất thu nhập do mất việc hoặc giảm lương. Cho tới thời điểm này chưa có một điều tra, nghiên cứu nào về ảnh hưởng của lạm phát lên đời sống xã hội. Chính trong cơn lạm phát, mô hình an sinh xã hội truyền thống của nước ta bị lung lay, thiếu vững chắc.<br />
Đó là an sinh theo kiểu liên thế hệ: bố mẹ đi làm nuôi con cái, khi bố mẹ không còn đi làm nữa thì con cái đi làm chăm sóc bố mẹ. Nói rộng ra là người có khả năng lao động chăm sóc người trong gia đình không có khả năng lao động. Nếu người trụ cột gia đình giảm nguồn thu nhập hoặc mất việc làm, nhất là khi đời sống đắt đỏ, giá cả leo thang thì mô hình an sinh đó trở nên bất an. <br />
 
Mô hình an sinh xã hội kiểu liên thế hệ đã từng tồn tại lâu dài ở Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia… Mãi đến khi khủng hoảng kinh tế châu á xảy ra năm 1997, mô hình truyền thống bị phá vỡ, Chính phủ phải đối mặt trước vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và phải xây dựng một hệ thống theo kiểu hiện đại. Vậy cái “gốc” an sinh xã hội là gì? <br />
 
Đó là một hệ thống an sinh xã hội độc lập theo nguyên tắc đóng tiền để được bảo hiểm, với mục tiêu tối thượng là tiền bảo hiểm phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người đóng bảo hiểm, kể cả trường hợp lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế. Do đó, trong thực tế điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay, chính sách BHXH ở các quốc gia đã và đang dần trở thành trụ cột chính cho hệ thống an sinh xã hội là một tất yếu khách quan.<br />
 
Hệ thống ASXH mà đặc biệt là cơ chế BHXH đã hình thành rất sớm ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này đã khẳng định tầm nhìn của những người lãnh đạo và chính sách xã hội của nhà nước ta – nhà nước của giai cấp công – nông, của những người lao động.
Về nội dung thực hiện, xét từ năm 1945 đến nay, ở nước ta gần như thực hiện đầy đủ các chế độ cần có của cơ chế BHXH và rất nhiều cơ chế khác của ASXH mà các quốc gia khác trên thế giới đang thực hiện, hơn nữa, cơ chế ưu đãi xã hội được chú trọng thực hiện thể hiện nét riêng có, sáng tạo trong hệ thống ASXH của Việt Nam. Hiện nay, hệ thống này tương đối phức tạp bao gồm: BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, chăm sóc xã hội, dịch vụ xã hội và các đảm bảo khác cung cấp bởi người sử dụng lao động.<br />
 
Hơn nửa thế kỷ qua, từ khi giành chính quyền về tay nhân dân và nhất là từ khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc đến nay, sự nghiệp bảo hiểm xã hội của Nhà nước ta ra đời, từng bước được hoàn thiện và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược con người của Đảng. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng ta là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khoẻ của người lao động. Đảng lãnh đạo bảo hiểm xã hội là nguyên tắc, đồng thời là sự đảm bảo cho hoạt động bảo hiểm xã hội đúng hướng. Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội là góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động. <br />
 
Trên cơ sở đó, góp phần đảm bảo sự phát triển bình thường và ổn định của sản xuất, đảm bảo sự công bằng, trật tự an toàn và tiến bộ xã hội. Các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội do Nhà nước ta ban hành, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; thực sự là nguồn cổ vũ, động viên người lao động yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất, dũng cảm chiến đấu, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng ở miền Nam, thống nhất đất nước; trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý, sử dụng và điều tiết lực lượng lao động xã hội.<br />
 
Chặng đường 14 năm từ khi mới được thành lập đến nay (1995 - 2009) chưa dài, song bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực sự có những đóng góp quan trọng đối với xã hội, với tư cách là hình thức chia sẻ rủi ro hữu hiệu, tạo ra nguồn thu nhập thay thế, góp phần bảo đảm an toàn cuộc sống cho người lao động. Cùng với việc gia tăng quy mô, “độ bao phủ” các đối tượng tham gia, bảo hiểm xã hội càng khẳng định là trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội, hướng dần sự phục vụ tới từng người dân..
 
{{sơ khai}}
 
[[Thể loại:An sinh xã hội]]
 
[[uk:Соціальне забезпечення]]