Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mátthêu Lê Văn Gẫm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiểu sử: replaced: tháng 7]], 18 → tháng 7 năm [[18 using AWB
→‎Tiểu sử: Sửa lại địa danh Châu thành ( sai) thành Long Đất cho đúng.
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 6:
 
==Tiểu sử==
Lê Văn Gẫm tên thật là Lê Văn Bôi<ref>[http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=323&ict=3567 Matêô Lê Văn Gẫm, Dũng Lạc]</ref> sinh năm [[1813]] (thời vua [[Gia Long]]) tại họ Tắt, làng [[Long Đại]], huyện [[Gò Công]], tỉnh [[Biên Hòa (tỉnh)|Biên Hòa]] (địa điểm ngày nay là [[Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh|Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh]]). Ông sinh ra trong một gia đình theo [[giáo hội Công giáo Rôma|đạo Công giáo]], cha là ông Phaolô Lê Văn Lại và mẹ là bà Maria Nguyễn Thị Nhiệm; ông là anh cả của năm anh em trai và một em gái út. Năm 15 tuổi, Gẫm xin phép cha mẹ để gia nhập [[chủng viện]] [[Lái Thiêu]] để tu học làm [[linh mục]]. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Gẫm phải về lại nhà để phụ giúp gia đình. Năm 20 tuổi, Gẫm [[Hôn nhân Công giáo|kết hôn]] với một thiếu nữ thuộc họ Thành, làng [[Long Điền]], tỉnh [[Bà Rịa]] (nay thuộc huyện Long Đất[[Châu Thành, Đồng Nai]]). Từ đây, Gẫm bắt đầu làm thương gia bôn ba đó đây. Một lần, Gẫm ngoại tình với một thiếu nữ, nhưng rồi ông đã cương quyết từ bỏ mối tình trái đạo lý ấy. Để chuộc tội, ông yêu vợ nhiều hơn và chú tâm vào việc giáo dục các con, nhất là về đời sống đạo đức. Trong bốn người con của ông thì ngoài con trưởng và con út qua đời vì [[bệnh]] thì các con còn lại đều chết vì đức tin Công giáo.
 
Sự nghiệp của ông khá tốt, ông còn quảng đại giúp đỡ các giáo sĩ, chủng sinh Công giáo về vật chất và phương tiện để đi đó đây truyền giáo, học tập khiến cho các quan địa phương theo dõi ông rất sát sao. Năm [[1846]], vì ông có [[thuyền]] riêng nên một linh mục tên Lợi nhờ qua [[Singapore]] đón Giám mục Đa Minh Lefèbvre Nghĩa, linh mục Duclos Lộ và ba chủng sinh về [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Ngày [[6 tháng 6]], ông Gẫm mới vào đến cửa biển [[Cần Giờ]] nhưng vì lỡ hẹn với người đón nên ông phải chờ thêm hai ngày mới đi sâu vào [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Bị thuyền tuần tiễu của quan phát hiện và truy bắt, ông Gẫm kêu gọi những người trên thuyền hợp lực chống trả, nhưng Giám mục Nghĩa không đồng ý vì cho rằng làm vậy là trái với tinh thần bác ái của [[Kitô giáo]].
Dòng 15:
 
Ngày [[27 tháng 5]] năm [[1900]], [[Giáo hoàng Lêô XIII]] phong cho ông Mátthêu Lê Văn Gẫm lên bậc [[chân phước]]. Ngày [[19 tháng 6]] năm [[1988]], [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]] tôn phong ông lên bậc [[thánh (Kitô giáo)|hiển thánh]].
 
==Gia đình==
Có ý kiến cho rằng, ông [[Lê Phát Đạt]] (tức [[Huyện Sỹ]]) là hậu duệ của ông Lê Văn Gẫm. Chính vì vậy mà ông Đạt đã bỏ tiền ra xây dựng [[Nhà thờ Huyện Sỹ|Nhà thờ Chợ Đũi]] (nay có tên là Nhà thờ Huyện Sỹ) là nơi mà ông Lê Văn Gẫm bị xử tử. Hiện nay, trước nhà thờ Huyện Sỹ có đặt tượng Thánh Mátthêu Lê Văn Gẫm. Bà Maria Têrêsa [[Nguyễn Hữu Thị Lan]], tức [[Nam Phương hoàng hậu]] vợ của vua [[Bảo Đại]] là cháu 4 đời của Mẹ Thánh Gẫm. [[Tổng Giám mục]] [[Phêrô Nguyễn Văn Tốt]], [[Sứ thần Tòa Thánh]], cũng là cháu 7 đời của Thánh Gẫm.