Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đế quốc La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n stub sorting, replaced: hế kỷ 1 → hế kỷ I, hế kỷ thứ 1 → hế kỷ thứ I, hế kỷ 3 → hế kỷ III (6), hế kỷ thứ 3 → hế kỷ thứ III, hế kỷ 4 using AWB
Dòng 24:
Về mặt tài chính, trước khi Viện nguyên lão kiểm soát ngân khố, Augustus định ra rằng tiền thuế từ các tỉnh của hoàng đế sẽ được chuyển vào [[Fiscus]] (một ngân khố riêng của hoàng đế). Điều này khiến Augustus trở nên giàu hơn cả Viện nguyên lão và dư dả tiền bạc để đảm bảo sự trung thành của binh lính. Trong số các tỉnh của hoàng đế, đặc biệt có [[Ai Cập]] là một vùng rất trù phú, và các thành viên Viện nguyên lão thậm chí còn không được phép tới đây. Vào năm 23 TCN, Augustus xác lập [[Thỏa thuận thứ hai]] giữa ông và Viện nguyên lão, về danh nghĩa thì địa vị của ông có thay đổi, nhưng quyền lực thì vẫn to lớn như trước. Vinh quang của ông lớn đến mức người ta đổi tên tháng 8 để vinh danh ông (August).
 
Ở bên ngoài, Augustus hoàn tất cuộc chinh phục Hispania và một số viên tướng giúp lãnh thổ Đế chế mở rộng hơn ở [[Bắc Phi]] và [[Tiểu Á]]. Ông cũng tiến hành những cuộc xâm lược vào [[Illrya]], [[Moesia]], [[Pannonia]] (phía Nam sông Danube) và [[Germania]] (phía Tây [[elbe|sông Elbe]]). Lúc đầu mọi chuyện thuận lợi nhưng rồi người Illyria nổi dậy và 3 quân đoàn La Mã bị các tộc [[Các dân tộc German|người German]] do [[Arminius]] chỉ huy diệt sạch trong [[trận rừng Teutoburg]] vào năm 9 saucủa CN,<ref>Goldsworthy, In the Name of Rome, p. 245,</ref> khiến đà tiến của đế chế bị chặn lại ở đây. Augustus không liều lĩnh tiến quân thêm nữa mà chỉ giữ chặt các vùng bờ tây sông Rhine và tiến hành những cuộc cướp phá trả đũa. Từ đó về sau, [[rhine|sông Rhine]] và [[sông Donau|sông Danube]] trở thành biên giới của Đế quốc La Mã ở phía Bắc.
 
==Vương triều Julio-Claudia (14-68)==
Dòng 64:
 
==Vương triều Flavia (69-96)==
Triều Flavia dù ngắn ngủi nhưng đã giúp Đế chế bình ổn lại. Mặc dù những hoàng đế của thời kỳ này đều bị chỉ trích vì thâu tóm quá nhiều quyền lực trong việc cai trị nhưng họ đã đề ra những cải cách giúp Đế chế đủ ổn định để tồn tại tới thế kỷ thứ 3III. Tuy nhiên, cái gốc quân đội của họ đã dẫn tới sự tách ly khỏi Viện nguyên lão ngày càng tăng và mức độ thống trị của họ cũng tiến gần hơn tới khái niệm hoàng đế.
 
===Vespasian (69-79)===
Dòng 95:
Triều đại của Trajan được đánh dấu bằng những chiến công to lớn ngoài chiến trường. Sau khi lên ngôi, Trajan chuẩn bị kỹ lưỡng và tiến hành một chiến dịch quân sự nhắm vào Dacia, nơi đã đối đầu với La Mã từ lâu. Năm 101, Trajan tự mình vượt sông Danube và đánh bại vua Dacia là [[Decebalus]] ở Tapae (xem [[trận Tapae lần hai]]). Vị hoàng đế không tiếp tục chinh phục triệt để vì cần tái tổ chức lại quân đội, nhưng thay vào đó ông buộc người Dacia phải ký một hòa ước với những điều khoản hết sức nặng nề. Năm 105, Trajan một lần nữa tiến quân và sau một năm chinh chiến thì đã đánh chiếm được kinh đô của người Dacia là [[Sarmizegetusa Regia]]. Vua Decebalus tự sát để không rơi vào tay địch và từ đó Dacia trở thành một tỉnh của La Mã. Cuộc chinh phục Dacia được xem là một chiến tích lớn của Trajan. Ông hạ lệnh ăn mừng trong 123 ngày trên toàn đế chế và cho xây dựng [[cột trụ Trajan]] ở thành La Mã để tôn vinh chiến thắng.
 
Cũng cùng khoảng thời gian này thì một trong những vị vua chư hầu của La Mã là [[Rabbel II Soter]] đã qua đời. Sự kiện đó có thể đã dẫn đến sự sáp nhập [[vương quốc Nabataean]] vào La Mã. Trên vùng đất này, người La Mã lập ra tỉnh [[Arabia Petraea]] (ngày nay thuộc Nam [[Jordan]] và Tây Bắc [[Ả Rập SaudiXê Út]]).<ref>Bennett, Trajan, 172-182</ref>
 
Từ thời Nero, hai đế quốc La Mã và Parthia đã cùng chia sẻ việc kiểm soát [[vương quốc Armenia (cổ đại)|vương quốc Armenia]], với vương triều Arsacid ở đây là một nhánh của hoàng tộc Parthia. Năm 112, Trajan tức giận vì việc vua [[Osroes I của Parthia]] đưa cháu mình là [[Exedares]] lên ngai vàng Armenia. Sự kiện này đã phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở Armenia và cũng chấm dứt luôn hòa ước giữa hai đế chế đã tồn tại 50 năm.<ref>Statius Silvae 5.1; Dio Cassius 68.17.1.; Arrian Parthica frs 37/40</ref> Các quân đoàn La Mã lại sẵn sàng xung trận.
Dòng 142:
Vào cuối vương triều Severus, quyền lực của Viện nguyên lão có vẻ như lại phục hồi và có nhiều cải cách tài chính được ban bố. Mặc dù có những thắng lợi trước [[Nhà Sassanid|Đế chế Sassanid]] mới nổi lên thay thế Đế chế Parthia ở phương Đông (nhiều sử gia xem [[Nhà Achaemenes|Đế chế Achaemenes]] thời cổ, Đế chế Parthia và Đế chế Sassanid đều là [[Đế quốc Ba Tư|Đế chế Ba Tư]] nên dù La Mã chiến tranh với Parthia hay Sassanid thì họ đều gọi chung là chiến tranh với Ba Tư) nhưng rồi Alexander Severus lại đánh mất khả năng kiểm soát quân đội và bị ám sát vào năm 235. Cái chết của ông mở đầu cho một thời kỳ của những hoàng đế xuất thân từ quân đội và gần nửa thế kỷ nội chiến và tranh chấp.
 
==Cuộc khủng hoảng của thế kỷ 3III (235-284)==
{{chính|Cuộc khủng hoảng của thế kỷ 3III}}
"[[Cuộc khủng hoảng của thế kỷ 3III]]" là cái tên để chỉ sự vỡ vụn và gần như sụp đổ của Đế chế La Mã từ năm 235 đến năm 284. Nó cũng được gọi là "sự vô chính phủ do quân đội".
 
Sau khi Augustus kết thúc nội chiến (thế kỷ thứ 1I TCN), Đế chế La Mã đã trải qua một thời đại hòa bình, ít bị ngoại xâm và kinh tế phồn thịnh (''Pax Romana''). Tuy nhiên, tới thế kỷ 3III thì Đế chế phải trải qua những cuộc khủng hoảng chính trị, quân sự, kinh tế và bắt đầu suy sụp. Lúc nào cũng có những cuộc xâm lăng của man tộc, nội chiến và lạm phát.
 
Một phần vấn đề này có gốc rễ từ việc Augustus không định ra những luật lệ cụ thể để xác định người kế vị. Từ thế kỷ 1I2II, vấn đề kế vị cũng đã gây ra những cuộc nội chiến ngắn, nhưng tới thế kỷ 3III thì nội chiến xảy ra liên miên khi mà chẳng kẻ giành ngôi nào nhanh chóng trấn áp được đối thủ hoặc ở ngôi được lâu. Trong khoảng thời gian này có không dưới 25 vị hoàng đế đã cai trị La Mã, và trừ ra 2 người thì tất cả họ đều bị ám sát hoặc tử trận trên chiến trường. Các công dân cũng không còn dự phần nhiều vào việc quản lý ở địa phương như trước. Chuyện này buộc hoàng đế phải can dự vào và từ từ nâng cao vai trò trách nhiệm của chính phủ.
 
Thêm vào nữa, kiểu tập trung quân ở biên giới của quân đội La Mã không thể chống lại được những cuộc xâm lăng một khi kẻ địch đã lọt qua. Ở phía đông, đế chế Sassanid tấn công La Mã quyết liệt hơn nhiều so với đế chế trước nó là Parthia.<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 234</ref> Vào năm 253, hoàng đế Sassanid là [[Shapur I]] tiến quân sâu vào lãnh thổ La Mã, đánh bại quân La Mã trong [[trận Barbalissos]]<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 236</ref> và chinh phục [[Antioch]].<ref name="ReferenceB">Grant, The History of Rome, trang 283</ref> Tiếp đó, vào năm 260, trong [[trận Edessa]], lại một lần nữa quân La Mã bại trận trước Sassanid<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 237</ref> và hoàng đế La Mã lúc đó là [[Valerianus (hoàng đế)|Valerian]] bị bắt giữ.<ref name="ReferenceB"/>
Dòng 170:
Vào năm 307, Maximian trở lại với danh hiệu Augustus và cùng cai trị với con mình. Như vậy tổng cộng thì La Mã có tới 6 người cai trị (5 Augustus: Galerius, Severus, Constantine, Maxentius, Maximian và 1 Casear: Maximinus). Galerius và Severus tấn công hai cha con Maximian ở Italy, nhưng Severus bị bắt giết vào năm 307.<ref>Barnes, ''Constantine and Eusebius'', 30–31; Elliott, ''Christianity of Constantine'', 41–42; Lenski, "Reign of Constantine" (CC), 62–63; Odahl, 86–87; Potter, 348–49.</ref> Hai vị Augustus ở Italy sau đó kết liên minh với Constantine bằng cách gả con gái của Maximian cho ông.
[[Tập tin:Byzantinischer Mosaizist um 1000 002.jpg|nhỏ|phải|''Constantine the Great'', hình ghép mảnh ở [[Hagia Sophia]]. Trong hình có thể thấy được những liên hệ của ông với Thiên chúa giáo.]]
Cuộc nội chiến sau đó vẫn tiếp tục và chứng kiến Constantine lần lượt đánh bại các đối thủ khác. Năm 324, ông đánh bại đối thủ cuối cùng là người em rể [[Licinius]] để thống nhất Đế chế.<ref>MacMullen, ''Constantine''.</ref> Ngoài ra, trong triều đại của mình, Constantine cũng có những thắng lợi trước người [[người Frank|Frank]], [[Người Alemanni|Alamanni]], [[Visigoth]] và [[người Sarmatia|Sarmatia]], thậm chí là tổ chức tái định cư lại một phần Dacia (bị bỏ rơi từ thế kỷ 3III).
 
Hai việc làm đáng nhớ nhất dưới thời Constantine là cải sang đạo Thiên chúa và phát triển thành phố [[Constantinopolis]]. Năm 313, Constantine công bố chấp nhận Thiên chúa giáo trong [[Sắc lệnh Milan]]. Sắc lệnh này cho phép những người đạo Thiên chúa giáo có quyền theo đuổi đức tin của họ.<ref>Bowder, Diana. ''The Age of Constantine and Julian''. New York: Barnes & Noble, 1978</ref> Hệ quả của sắc lệnh này là việc bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội]]. Sau đó ông tuyên bố chính mình cũng là một tín đồ của Thiên chúa giáo. Sự chuyển đổi của ông và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo trong toàn đế chế. Những người Thiên chúa giáo theo [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông phương]] xem ông như là Thánh Constantine.<ref>Pohlsander, ''Emperor Constantine'', 83–87.</ref>
Dòng 218:
Sau năm 395, các vị hoàng đế ở Tây La Mã hầu như chỉ còn là bù nhìn. Quyền hành thực sự rơi vào tay những người thống lĩnh quân đội như [[Stilicho]] (từ 395 tới 408), [[Constantius III|Constantius]] (từ 411 tới 421), [[Flavius Aetius|Aëtius]] (từ 433 tới 454) và [[Ricimer]] (từ 457 tới 472). Vốn ít tài nguyên hơn Đông La Mã, Tây La Mã cũng suy sụp nhanh chóng về mặt kinh tế, đi kèm với nó là sự cai trị thiếu hiệu quả ở các tỉnh vùng biên giới.
 
Ở bên ngoài, sự yếu kém của các quân đoàn La Mã đã dẫn tới những cuộc xâm lăng liên tục của các man tộc. Dưới áp lực của người Visigoth, hoàng đế Honorius phải dời đô từ [[Mediolanum]] (nay là Milan) về Ravenna, nơi có địa thế và khả năng phòng thủ tốt hơn.<ref>Bury, pg. 110</ref> Năm 410, người [[Visigoth]] do [[Alaric I]] dẫn đầu đã đánh chiếm và [[Cuộc cướp phá thành La Mã (410)|cướp phá thành La Mã]] (lần đầu tiên sau 800 năm, kể từ thế kỷ 4IV TCN, kinh thành La Mã mới lại bị chiếm đóng bởi một quân đội ngoại lai). Sau đó, dưới thời các hậu duệ của Alaric, người Visigoth tới bán đảo Iberia và xây dựng một vương quốc cho riêng mình tồn tại 200 năm. Cũng cùng năm 410, quân La Mã rút khỏi đảo Anh, để mặc nơi đây trở thành tâm điểm cho những cuộc xâm lược của người [[Pict]] và [[Anglo-Saxon]] trong thế kỷ 5V.<ref>cf. {{harvtxt|Dumville|1990}}</ref>
 
Mặc dù La Mã từng phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng có lẽ không thế lực nào hung hãn và đáng sợ hơn [[người Hung]]. Dưới sự chỉ huy của vua [[Attila]], người Hung đã nhiều lần vượt sông Danube cướp phá Đông La Mã, buộc các hoàng đế ở Constantinople phải cống nạp cho họ rất nhiều của cải. Năm 450, [[Honoria]], nguyên là chị gái của hoàng đế Tây La Mã [[Valentinianus III|Valentinian III]], tự ý gửi nhẫn đính hôn cho Attila. Ông ta đòi một nửa Tây La Mã làm của hồi môn, và khi bị từ chối, Attila đã lấy cớ này để dẫn quân tràn sang phía Tây.<ref>A modern narrative based these sources can be found in E.A. Thompson, ''The Huns'' (Oxford: Blackwell, 1996), pp. 144–48.</ref> Quân Hung tàn phá xứ Gaul, đe dọa chiếm cả Tây Âu và chỉ bị chặn lại sau [[trận Châlons|trận những cánh đồng Catalaunian]] trước liên quân La Mã và Visigoth do tướng Aetius lãnh đạo. Trận chiến này được ghi nhận như một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử với những tổn thất thương vong ghê gớm cho cả hai bên.<ref>Gibbon, ''Decline and Fall'', volume II, p.285.</ref> Sang năm sau, Attila lại một lần nữa kéo quân vào Tây La Mã, lần này thì tấn công Italy và dự định tiến thẳng vào cố đô La Mã. Thế nhưng khi đã tiến tới gần thành La Mã thì Attila lại dừng lại và rút quân trở về. Nguyên do của việc này có thể là do sự kết hợp giữa dịch bệnh đang hoành hành trong nội bộ quân Hung, cuộc đàm phán của [[Giáo hoàng Lêô I|giáo hoàng Leo I]] và việc quân Đông La Mã tấn công vùng đất của ông ta từ phía sau.<ref>Hydatius, Chron Min. ii pp.26ff</ref> Mối nguy hiểm từ người Hung chỉ kết thúc sau cái chết của Attila vào năm 453.
Dòng 231:
[[Hình:LocationByzantineEmpire 550.png|nhỏ|250px|Đế chế Đông La Mã ở đỉnh cao vào năm 550.]]
{{chính|Lịch sử Đế chế Đông La Mã}}
Sau khi Tây La Mã diệt vong vào thế kỷ thứ 5V, [[Đế quốc Đông La Mã|Đế chế Đông La Mã]] (thường gọi là Đế chế Byzantine), vốn giàu có hơn, đã tồn tại và phục hồi được sức mạnh của mình. Vào giữa thế kỷ thứ 6VI, hoàng đế [[Justinianus I|Justinian I]] đánh chiếm lại Italy và một phần [[Illyria]] từ tay người Ostrogoth, Bắc Phi từ tay người Vandal, và một phần [[Hispania]] từ tay người Visigoth.
 
Hoàng đế [[Heraclius]] thực hiện các cải cách vào năm 610, đưa đến những thay đổi to lớn cả về bề ngoài lẫn bản chất của Đế chế. Nền văn hóa của người Byzantine từ đó gắn liền với văn hóa Hy Lạp, nhưng những cái tên mà họ tự gọi mình luôn nhắc nhở rằng họ là sự tiếp nối của Đế chế La Mã.