Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Cao Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 53:
'''Tống Cao Tông''' ([[chữ Hán]]: 宋高宗, [[12 tháng 6]] năm [[1107]] - [[9 tháng 11]] năm [[1187]]), tên húy là '''Triệu Cấu''' ([[chữ Hán]]: 趙構), [[Tên chữ (người)|tên tự]] là '''Đức Cơ''' (德基), là vị [[hoàng đế]] thứ 10 của triều đại [[nhà Tống]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], đồng thời là vị vua đầu tiên của thời Nam Tống ([[1127]] - [[1279]]).
 
Tống Cao Tông là con trai thứ chín của [[Tống Huy Tông]]|Tống Huy Tông [[Triệu Cát]], hoàng đế thứ 8 của triều đại [[nhà Tống]], mẹ là Hiển Nhân hoàng hậu Vi thị, chào đời vào năm 1107. Đầu năm [[1127]], quân đội của [[nước Kim]] vừa thành lập tiến quân xuống phía nam diệt được triều Bắc Tông, bắt Tống Huy Tông và [[Tống Khâm Tông]] làm tù binh rồi lập tể tướng [[Trương Bang Xương]] làm vua ở Trung Nguyên. Triệu Cấu khi ấy trốn thoát khỏi tay quân Kim rồi được các đại thần hợp sức tôn làm hoàng đế tại phủ Ứng Thiên<ref>Nay thuộc địa phận Thương Khâu, Hà Nam, Trung Quốc</ref> vào ngày 12 tháng 6 năm đó<ref name=AS>[http://db1x.sinica.edu.tw/sinocal/ Academia Sinica, Chinese-Western Calendar Converter.]</ref>, đổi niên hiệu là Kiến Viêm, chính thức lập ra vương triều Nam Tống.
 
Ngay sau khi vừa lên ngôi, Tống Cao Tông đã lại phải đối mặt với sự xâm lược của người Kim. Trước sự tấn công dữ dội của kẻ địch, ông phải lần lượt bỏ hết đất này đến đất khác, chạy về miền nam rồi lại chạy ra tận biển. Toàn bộ vùng Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam bị người Kim chiếm mất. Trong khi đó ở miền nam vào năm [[1129]], Cao Tông bị các tướng là [[Miêu Phó]] và [[Lưu Chính Ngạn]] bức ép phải nhường ngôi cho thái tử [[Triệu Phu]], sử gọi đó là Miêu, Lưu binh biến. Nhưng Cao Tông với sự phò tá của các tướng [[Hàn Thế Trung]] và [[Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086)|Trương Tuấn]] đã nhanh chóng dẹp loạn và trở lại ngôi vua. Tuy nhiên ông vẫn phải liên tiếp chạy dài trước sự truy đuổi của người Kim, đến năm [[1131]] mới định đô tại Lâm An phủ<ref>Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc hiện nay</ref>. Dưới sự thống lĩnh của các tướng tài như [[Nhạc Phi]], [[Hàn Thế Trung]], [[Ngô Lân]], [[Lưu Kĩ]], [[Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086)|Trương Tuấn]]..., quân Tống dần nắm lại ưu thế và kiểm soát lại toàn bộ miền nam. Về sau năm [[1138]], qua nỗ lực ngoại giao của triều Tống, Vua Kim đồng ý trả lại vùng Hà Nam gồm ba kinh là Đông Kinh, Tây Kinh, Nam Kinh về Trung Quốc. Nhưng đến năm [[1140]], Kim hủy bỏ minh ước, tiến hành nam xâm, chiếm lại vùng [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] và [[Thiểm Tây]], nhưng gặp trở ngại trước tướng Tống là [[Nhạc Phi]]. Tuy nhiên lúc đó Cao Tông trọng dụng gian thần [[Tần Cối]], muốn nhanh chóng nghị hòa để đưa hài cốt tiên đế và mẹ là Vi thái hậu về nước, nên quyết tâm nhân nhượng với người Kim. Sang năm [[1142]], [[Nhạc Phi]] bị triệu về kinh rồi bị [[Tần Cối]] hãm hại, quân Kim lại nam hạ, Cao Tông nghe lời Tần Cối, ký kết Thiệu Hưng hòa nghị, chấp nhận xưng thần, cắt đất từ Đường châu, Đặng châu, Thương châu cho triều Kim, biên giới hai nước dời đến tận Hoài Hà. Mỗi năm phải cống nạp 25 vạn lạng bạc, 25 vạn tấm lụa, đổi lại Vua Kim cho đưa Vi thái hậu cùng hài cốt của nhị đế về nam. Từ đó nam bắc hòa hảo trong mười mấy năm.