Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Virus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của Wersdfzxc66 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Kẹo Dừa
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 43:
[[Tập tin:Mwb in lab.JPG|nhỏ|[[Martinus Beijerinck]] trong phòng thí nghiệm vào năm 1921.]]
 
Vào những năm 1880, [[Louis Pasteur]] khi nghiên cứu về [[bệnh dại]] đã không thể tìm ra tác nhân gây ra bệnh này, và dự đoán về một mầm bệnh mà quá nhỏ để có thể phát hiện được dưới kính hiển vi.<ref>{{chú thích tạp chí |author=Bordenave G |title=Louis Pasteur (1822–1895) |journal=Microbes and Infection / Institut Pasteur |volume=5 |issue=6 |pages=553–60 |year=2003 |pmid=12758285 |doi=10.1016/S1286-4579(03)00075-3}}</ref> Năm 1884, nhà vi sinh vật học người Pháp [[:en:Charles_Chamberland|Charles Chamberland]] đã phát minh ra một bộ lọc (được biết tới ngày nay là bộ lọc Chamberland hay bộ lọc Chamberland-Pasteur) với các lỗ có kích thước còn nhỏ hơn cả vi khuẩn. Nhờ thế, ông có thể cho một dung dịch chứa vi khuẩn chảy qua bộ lọc và hoàn toàn loại bỏ chúng khỏi dung dịch.<ref>Shors tr. 76–77</ref> Năm 1892, nhà sinh vật học người Nga, Dmitriy Iosifovich Ivanovskiy đã sử dụng bộ lọc này để nghiên cứu về thứ mà hiện nay được biết với tên [[virus khảm thuốc lá]]. Thí nghiệm của ông cho thấy chiết xuất từ lá cây thuốc lá nhiễm bệnh được nghiền nát vẫn có thể lây nhiễm sau khi lọc. D. I. Ivanovskiy đề xuất rằng sự nhiễm bệnh có thể là do một [[độc tố]] từ vi khuẩn gây ra, nhưng đã không theo đuổi ý tưởng đó.<ref name="Collier3"/> Lý do là vì vào thời điểm đó, người ta đã nghĩ rằng tất cả các tác nhân truyền nhiễm đều có thể bị các bộ lọc giữ lại và chỉ có thể phát triển trên một môi trường dinh dưỡng – đây là một phần của [[thuyết mầm bệnh]].<ref name="Dimmock">Dimmock tr. 4</ref> Năm 1898, nhà vi sinh người Hà Lan [[Martinus Beijerinck]] đã lặp lại thí nghiệm và tin rằng dung dịch đã lọc vẫn còn chứa một dạng tác nhân truyền nhiễm mới.<ref>Dimmock p.4–5</ref> Ông nhận thấy rằng tác nhân này chỉ có thể nhân lên trong tế bào mà đang phân chia, nhưng thí nghiệm của ông không chỉ ra là nó được làm từ các hạt; ông gọi tác nhân này là một ''[[contagium vivum fluidum]]'' (mầm sống có thể hòa tan) và sử dụng lại từ ''virus'' để gọi nó.<ref name="Collier3">Collier tr. 3</ref> Beijerinck giữ quan điểm rằng virus có bản chất là chất lỏng, tuy nhiên về sau thuyết này đã bị bác bỏ bởi [[Wendell Stanley]], người chứng minh được chúng có dạng hạt.<ref name="Collier3"/> Trong cùng năm đó, [[Friedrich Loeffler]] và Frosch đã cho chảy lần đầu tiên dung dịch chứa virus động vật – tác nhân gây bệnh [[lở mồm long móng]] ([[aphthovirus]]) – qua một bộ lọc tương tự.<ref name=autogenerated1>{{chú thích sách |author=Fenner F. |editor=Mahy B. W. J. and Van Regenmortal M. H. V.|title=Desk Encyclopedia of General Virology |edition= 1|publisher=Academic Press |location=Oxford, Anh|year=2009 |pages= 15|isbn=0-12-375146-2}}</ref>
 
Vào đầu của thế kỷ XX, [[Frederick Twort]] - một nhà vi khuẩn học người Anh - đã khám phá ra một nhóm những virus mà xâm nhiễm vào vi khuẩn, mà nay gọi là [[thực khuẩn thể]] (''bacteriophage'' hay ''phage''),<ref>Shors tr. 589</ref> và nhà vi sinh học người Canada gốc Pháp [[Félix d'Herelle]] đã miêu tả về virus rằng: khi thêm chúng vào vi khuẩn trên [[Thạch (món ăn)|thạch]] [[agar]], sẽ tạo ra những vùng vi khuẩn bị chết. Ông đã pha loãng chính xác một dịch [[huyền phù]] những virus trên và khám phá ra rằng những dịch pha loãng cao nhất (mật độ virus thấp nhất), thay vì giết chết toàn bộ vi khuẩn, đã tạo những vùng riêng biệt gồm những cá thể bị chết. Tính toán diện tích những vùng này và nhân với hệ số pha loãng cho phép ông tính được số lượng virus trong dịch huyền phù gốc.<ref>{{chú thích tạp chí|pmid = 17855060|author = D'Herelle F|title = On an invisible microbe antagonistic toward dysenteric bacilli: brief note by Mr. F. D'Herelle, presented by Mr. Roux|journal = Research in Microbiology| doi=10.1016/j.resmic.2007.07.005|volume=158|issue=7|year=2007|pages=553–4}}</ref> Phage đã được báo trước sẽ là một giải pháp điều trị tiềm năng cho những bệnh như [[thương hàn]] và [[Bệnh tả|tả]], nhưng triển vọng của chúng đã bị lãng quên cùng với sự phát triển của [[penicillin]]. Nghiên cứu về phage đã cung cấp cái nhìn sâu hơn về sự bất hoạt và kích hoạt gen, và một cơ chế hữu hiệu cho việc đưa những gen bên ngoài vào bên trong vi khuẩn.