Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
'''Tống Nhân Tông''' ([[chữ Hán]]: 宋仁宗, [[12 tháng 5]], [[1010]] - [[30 tháng 4]], [[1063]]), tên húy '''Triệu Trinh''' (趙禎), là vị [[hoàng đế]] thứ tư của nhà [[nhà Tống|Bắc Tống]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], trị vì từ năm [[1022]] đến năm [[1063]], tổng hơn 41 năm. Ông là người con trai độc nhất còn sống đến tuổi trưởng thành của [[Tống Chân Tông]], mẹ ông là một cung nữ hầu hạ Lưu hoàng hậu. Năm [[1023]], sau khi phụ hoàng qua đời, Triệu Trinh lên kế vị ngôi vua, tức là '''Tống Nhân Tông'''.
 
Trong hơn mười năm đầu thời Nhân Tông, thực quyền trong triều nằm trong tay mẹ nuôi của ông là [[Lưu Nga (Bắc Tống)|Chương Hiến Lưu Thái hậu]], Nhân Tông tuy đã trưởng thành nhưng vẫn không được thân chính, khiến quan hệ mẹ - con trở nên căng thẳng{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《[[中国断代史系列]]·宋史》〈第五章 北宋中叶的改革浪潮(上):庆历新政〉第一节 积贫积弱局面的形成 二、刘太后专政与积贫状况的加剧|author=陈振|publisher=上海人民出版社|year=2003年|pages=第181页|isbn=7-208-04444-9|language=zh-cn}}}} Giai đoạn đầu chấp chính, Tống Nhân Tông vẫn nằm dưới bóng của Lưu thị, đến khi Lưu thị từ trần thì Tống Nhân Tông mới thi hành lý tưởng của mình{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第208頁}}}}. Cho nên sau khi Lưu Thái hậu qua đời ([[1033]]), Nhân Tông đã thay đổi nhiều chính sách của bà ta<ref>Trung Quốc văn minh sử, Thời kỳ Tống Liêu Kim, trang 208</ref>. Nhưng do không phải là người mang hùng tâm tráng chí, không có khả năng quản lý triều chính nên ông lại bắt đầu trọng dụng lại các đại thần mà ông đã cách chức. Trong vấn đề đối nội, ông chủ trương làm theo [[Đường Thái Tông]], mở rộng con đường thi cử làm quan, vì thế dẫn đến số lượng quan lại trong nước tăng lên nhanh chóng và trở thành gánh nặng của quốc gia. Trong khi đó tham nhũng lan tràn, binh lực suy kém, quốc khố cạn kiệt khiến cho tình hình triều Tống trở nên tồi tệ. Để cứu vãn, vào năm [[1043]], Nhân Tông theo kiến nghị của [[Phạm Trọng Yêm]], thi hành [[Khánh Lịch tân chính]], Nhưng những chính sách mới này vấp phải sự phản đối của phe bảo thủ trong triều, cộng thêm binh biến, thiên tai liên tục, khiến Nhân Tông đổ lỗi cho "tân chính", ông quyết định bãi bỏ tân chính, dùng lại chính sách cũ, khiến quốc gia ngày càng suy yếu.
 
Về đối ngoại, ở phía tây bắc nước Tống, bộ lạc [[Đảng Hạng]] ngày càng lớn mạnh; đến năm [[1038]], thủ lĩnh tộc này là [[Lý Nguyên Hạ]] tự xưng là hoàng đế Tây Hạ và phát động chiến tranh với Tống; cuối cùng buộc Tống phải giảng hòa và nộp tiền triều cống. Ở phía đông bắc vào năm [[1042]], triều Liêu dự định hưng binh nam hạ, buộc Tống phải cầu hòa và tăng tiền thuế lên 20 vạn, sử gọi là Trọng Hi tăng tệ. Sau khi tình hình ở phía bắc tạm thời được ổn định, thì ở phía nam triều Tống lại phải chống đỡ với sự quấy nhiễu của [[Việt Nam]] và cuộc nổi dậy của [[Nùng Trí Cao]] ở Ung châu. Những cuộc chiến tranh liên miên và những khoản cống nạp như thế khiến ngân khố triều đình ngày càng kiệt quệ.
Dòng 178:
Tháng 10 năm đó, Hạ chủ lại đem quân tiến đánh vào đất Tống, tướng Tống là [[Cát Hoài Mẫn]] được cử ra chống cự. Ngày [[31 tháng 10]], quân Tống tiến tới trại Ngõa Đình, quân các nơi cũng tới chi viện. Ngày [[11 tháng 11]], [[Cát Hoài Mẫn]] dẫn quân tiến thẳng tiến một cách khinh suất mặc dù quân địch đang ở rất gần. Hoài Mẫn nghe tin Hạ chủ đóng quân ở ngoài hào, lại chia quân ra làm bốn cánh tiến công. Khi quân Hoài Mẫn vào trại Bảo Định Xuyên, quân Hạ cho đốt cầu, chặn hết các tàu bè qua lại trên sông để triệt đường về của quân Tống, rồi tấn công phủ đầu vào cả bốn mặt. Có gió từ phía đông bắc thổi đến khiến hàng ngũ quân Tống náo loạn, Hoài Mẫn cho quân rút lui thì gặp phải quân Hạ chẹn đường, 16 tướng Tống và hơn 9400 quân, 600 con ngựa phía Tống giết. Quân Hạ tiến thêm 6, 7 trăm dặm tới Vị châu<ref>nay là [[Bình Lương]], [[Cam Túc]], [[Trung Quốc]]</ref> cướp phá và bắt bớ người dân. Từ đó thanh thế của người Hạ ngày càng lớn mạnh.
 
Ngày [[30 tháng 11]] năm [[1042]], [[nhà Tống]] dùng [[Vương Tín]] làm Phu Diên đô bộ thư, [[Địch Thanh]] làm Đô giám Kính Nguyên, tri Nguyên châu<ref>Nay thuộc [[Trấn Nguyên]], [[Cam Túc]], [[Trung Quốc]]</ref>, ba ngày sau cho hai người này kiêm luôn Kinh lược, An phủ sứ, sau còn dùng [[Vương Nghiêu Thần]] làm An phủ sứ lộ Kính Nguyên. Vương Nghiêu Thần trước kia từng khuyên Nhân Tông nên chú trọng phòng bị ở Kính Nguyên, nhưng Nhân Tông không nghe, về sau dẫn đến việc bại binh của [[Cát Hoài Mẫn]], nên vua lại nhớ tới lời của Nghiêu Thần, bèn phong cho ông ta đến Kính Nguyên<ref name="TG45" />. [[Hàn Kì]] ở Tần châu<ref>Nay thuộc [[Thiên Thủy]], [[Cam Túc]], [[Trung Quốc]]</ref> nhiều lần dâng sớ nói binh lương ở đất Thiểm không đủ để chống nhau với người Hạ, xin triều đình cho tăng quân, Nhân Tông đồng ý. Ngày [[1 tháng 1]] năm [[1043]], lấy [[Văn Ngạn Bác]] làm Tần Phượng lộ đô bộ thự, tri Tần châu, [[Đằng Tông Lượng]] làm Hoàn Khánh lộ đô bộ thự, tri Khánh châu, [[Trương Kháng]] làm Kính Nguyên lộ đô bộ thự, tri Vị châu, kiêm thêm Kinh lược, An phủ, Duyên biên, Chiêu thảo sứ, đặt dưới quyền của [[Hàn Kì]], [[Phạm Trọng Yêm]] và [[Bàng Tịch]]. Đằng Tông Lượng dâng sớ lên nói rằng [[Hàn Kì]], [[Phạm Trọng Yêm]] đã là Đô thống ở bốn lộ, mà nay lại phong cho bốn người như vậy nữa, thì chức vụ chồng chéo lên nhau, vì thế Nhân Tông bãi chức Chiêu thảo và Kinh lược sứ của bốn người vừa kể trên. Do đã chán ngán việc binh đao, Nhân Tông bí mật lệnh cho [[Bàng Tịch]] thuyết phục Hạ chủ xưng thần cống nạp. Vì mấy năm binh lửa, nhân lực của phía Hạ cũng hao tổn rất nhiều, nên Hạ chủ cũng dần có ý định bãi binh, nghị hòa. Phía bên Liêu cũng theo điều khoản của tăng thuế Trọng Hi, sai sứ đến Hạ, yêu cầu Hạ nghị hòa với Tống. [[Lý Nguyên Hạo]] bèn sai sứ đến triều Tống, các quan chấp chính đòi phía Hạ phải bỏ đế hiệu, trong thệ biểu phải ghi là "thần tử ở Ô châu" thì mới bằng lòng cho hòa<ref name="TG45" />. Nhưng Hạ chủ nhất quyết không chịu xưng thần, vì thế đàm phán bị rơi vào bế tắc. Phía Hạ còn sai người đến [[Khiết Đan]] xin giúp quân nam phạt, nhưng Liêu đình không theo và chuẩn bị dùng vũ lực buộc Hạ phải nghị hòa với Tống.
 
Đầu năm [[1044]], Nhân Tông theo kiến nghị của [[Hàn Kì]], bãi bỏ Thiểm Tây tứ lộ đô bộ thự, Kinh lược an phủ Chiêu thảo sứ<ref name="TG46" />. Lúc này vua [[Khiết Đan]] tập trung quân lực ở miền biên giới để gây sức ép đối với Hạ. Do chịu áp lực từ [[Khiết Đan]] nên đến ngày [[5 tháng 7]] năm [[1044]], Hạ chủ đồng ý viết thư xưng thần với Tống. Đến tháng 11, Hạ chủ lại gửi biểu xin thần, nhưng buộc triều đình phải "ban thưởng" mỗi năm 13 vạn tấm lụa, 5 vạn lượng bạc, 2 vạn cân trà. Về phía Hạ tiền tiến cống mỗi nam là 5000 lạng bạc, 5000 tấm lụa, 5000 cân trà, mỗi năm dịp Tết và sinh nhật phải có sứ qua lại chúc mừng và dâng lễ vật. Tháng 11 năm [[1044]], triều Tống ban thệ chiếu gửi sang triều đình [[Tây Hạ]], chấp nhận hòa nghị. Từ đó tình hình biên giới phía tây tạm yên được một thời gian<ref name="TG46" />.
Dòng 194:
Nhân Tông dùng [[Địch Thanh]] làm Xu mật phó sứ, Tuyên Huy Nam viện sứ, Tuyên phủ Kinh Hồ Nam Bắc lộ, Kinh chế Quảng Nam đạo tặc sự, để bình định miền tự thân thiết yến để tiễn đưa ông tại điện Thùy Củng<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷446|quyển 446]]</ref>. Địch Thanh đến Quế châu, xuất tiền trong kho ra thưởng cho quân sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của họ. Đầu năm [[1053]], [[Địch Thanh]] hội quân cùng [[Dư Tĩnh]] và [[Tôn Miện]] ở Tân Châu<ref>Nay thuộc [[Liễu Châu]], [[Quảng Tây]], [[Trung Quốc]]</ref> rồi hội các tướng lại cấm không cho ra đánh nhau với Trí Cao. Bấy giờ có quan Kiềm hạt tỉnh Quảng Tây là Trần Thự trái tướng lệnh đem quân đi đánh bị thua, Địch Thanh đem chém đi, rồi lệnh cho quân nghỉ 10 ngày. Quân đi thám biết chuyện về báo Trí Cao biết. Trí Cao tưởng là quân nhà Tống không dám đánh, bèn không phòng giữ.
 
Tháng 10 năm [[1053]], [[Nùng Trí Cao]] sai sứ đến nước Việt xin cầu cứu. [[Nhà Lý]] cử Chỉ huy sứ [[Vũ Nhị]] dẫn quân cứu Trí Cao. Quân Việt còn chưa khởi hành thì Địch Thanh đã ra quân trước, đem quân đến cửa Côn Lôn<ref>Nay thuộc vùng giao giữa [[Tân Dương]] và [[Ung Ninh]], [[Quảng Tây]], [[Trung Quốc]]</ref> đánh Nùng Trí Cao; Trí Cao dốc hết quân ra chống đánh. Địch Thanh phất cờ, thúc hai cánh tả hữu của đội kỵ binh xông ra đánh: Trí Cao thua chạy. Quân Tống đuổi theo năm mươi dặm, chém vài nghìn thủ cấp. Đồ đảng của Trí Cao là bọn Hoàng Sư Mật hơn một trăm năm mươi người đều tử trận cả. Trí Cao đốt thành, đang đêm lẩn trốn, chạy sang [[Đại Lý]]<ref>Lãnh thổ [[Đại Lý]] tức [[Nam Chiếu]] nay thuộc địa phận [[Vân Nam]], [[Trung Quốc]]</ref><ref>''[[Khâm định Việt sử thông giám Cương mục]]'', Chính biên quyển 3</ref>. Hai năm sau, Dư Tĩnh sai [[Tiêu Chú]] vào đạo Đặc Ma, bắt sống được mẹ và các em Trí Cao đều đem giết sạch. Nước [[Đại Lý]] cũng không dám chứa chấp Trí Cáo, bèn giết chết rồi nộp cho [[nhà Tống]]. Từ đó họ Nùng bị diệt<ref>Dẫn theo [[Dư Tĩnh]] trong [[Đại Tống bình nam bi]]. Bia đá này nay thuộc Thiết Phong Sơn Tây Lộc thuộc [[Quế Lâm]]</ref>. Về sau năm [[1057]], người trong họ của [[Nùng Trí Cao]] là [[Nùng Tông Đán]] lại nổi lên làm phản. Tri Quế châu [[Tiêu Cố]] dụ hàng thành công. Từ đó tình hình phía nam mới tạm thời yên ổn.
 
Tháng 4 năm [[1058]], [[Lý Thánh Tông]] ở [[Đại Việt]] sai [[Mai Nguyên Thanh]] đem con thú lạ sang cống [[nhà Tống]], nói dối là con kì lân<ref name="TG57">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷057|quyển 57]]</ref>. Tống đình rộn lên tranh nghị, vì kì lân chỉ là con trong truyền thuyết, chưa thấy ngoài đời bao giờ. Đại thần [[Điền Huống]] cho là điều gian trá, nhưng [[Tư Mã Quang]] biện giải rằng nếu làm lớn chuyện chỉ khiến thiên hạ chê cười, vì thế Nhân Tông từ chối không nhận lễ vật<ref>[http://chimviet.free.fr/lichsu/hoangxuanhan/HXH_LyThuongKiet.htm Hoàng Xuân Hãn, Lịch sử bang giao triều Lý]</ref>.
Dòng 256:
Tháng 3 năm [[1062]], Nhân Tông không khỏe, hạ chiếu đại xá, giảm tội một bậc cho tất cả tù phạm, từ tội đồ trở xuống thì phóng thích<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷061|quyển 61]]</ref>. Ngày [[19 tháng 4]], cựu [[tể tướng]] [[Bàng Tịch]] mất<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷311|quyển 311]]</ref>. Vì Nhân Tông không khỏe nên chỉ sai người đến dự tang, truy tặng Tư không, Thị trung, thụy là Trung Mẫn. Ngày [[23 tháng 4]], ông ngự điện Diên Hòa gặp Tiến sĩ, cập đệ đồng xuất thân của khoa thi năm đó gồm 341 người. Ngày [[24 tháng 4]] năm [[1063]], bệnh tình của Nhân Tông có chuyển biến tốt, bèn ra ngự điện nhận sự chúc mừng của trăm quan<ref name="TS12">''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷012|quyển 12]]</ref>.
 
Đến [[30 tháng 4]] năm [[1063]], Nhân Tông sau khi ăn tối xong thì trở về điện Phúc Ninh, đến nửa đêm thì đau nặng, liền cho triệu [[hoàng hậu]] Tào thị đến. Khi đó Nhân Tông không thể nói được nữa; hoàng hậu triệu các thái y đến châm cứu và dâng thuốc nhưng đã không kịp. Sau đó Nhân Tông băng hà. Hoàng hậu sợ có biến, liền giữ các chìa khóa các cung ngay bên mình, đến sáng hôm sau triệu hoàng tử và các đại thần đến bàn việc lên ngôi. Hoàng tử thất sắc nói: ''Không dám theo, không dám theo''. [[Hàn Kì|Hàn Kỳ]] cùng các đại thần ra sức thúc ép, đưa sẵn triều phục; triệu [[Vương Khuê]] đến thảo di chiếu rồi tuyên đọc ở điện Phúc Ninh. Hoàng tử Thự lên nối ngôi, tức là [[Tống Anh Tông]], tôn tiên đế là '''Thể Thiên Pháp Đạo Cực Công Toàn Đức Thần Văn Thánh Vũ Duệ Triết Minh Hiếu hoàng đế''' (體天法道極功全德神文聖武睿哲明孝皇帝), [[miếu hiệu]] là [[Nhân Tông]] (仁宗), an táng tại [[Vĩnh Chiêu Lăng]] (永昭陵). Nhân Tông trị vì 41 năm, thọ 54 tuổi. Theo [[Tống sử]], sau khi Nhân Tông qua đời, cả thành Biện Lương kêu gào than khóc, nhiều ngày không dứt, những người khất thực và đám trẻ, đốt tiền giấy và khóc trước Đại Nội.
 
== Nhận định ==
Dòng 265:
Trung Quốc kể từ thời kì [[Xuân Thu Chiến Quốc]], thì triều Tống được coi là triều đại có nền chính trị khoan hòa. Mặc dù liên tục phải đối phó với họa ngoại xâm nhưng ở bên trong triều đình ít có những biến động lớn. Sự kiện ánh nến tiếng rìu, hay những nạn quyền thần thời [[Nam Tống]], đều chỉ là những âm mưu chính trị trong nội bộ và không dẫn đến những vụ thảm sát lớn như tru diệt công thần thời Hán, [[Sự biến Hà Âm]] thời [[Nam Bắc triều]], [[Sự biến cửa Huyền Vũ]] đời Đường hay Tứ đại án đời Minh. Từ khi [[Tống Thái Tổ]] dùng rượu giải binh quyền mà tránh được tiếng thảm sát công thần, nhưng cũng thâu tóm được binh quyền về tay hoàng đế. Những năm về sau Thái Tông, Chân Tông rồi Nhân Tông thi hành đường lối trọng văn khinh võ, còn thực hiện nghiêm lệnh cấm tiệt các đại thần gây gổ xích mích mà nhục mạ hay đánh nhau ở chốn công cộng, cấm chỉ văn tự ngục (trừ trường hợp thông địch phản quốc). Tống Nhân Tông lên ngôi, càng tôn sùng việc học văn, sùng bái Nho gia kinh điển. Chế độ khoa cử ở thời kì của ông rất phát triển; ông đặt ra lệ dùng [[Tứ thư]]: Đại học, Luận ngữ, Trung dung, Mạnh Tử làm tư liệu học tập tối quan trọng của sĩ nhân trong thiên hạ. Giai đoạn trị vì của Tống Nhân Tông được coi là thời kì phát triển rực rỡ về kinh tế, văn hóa của thời Tống. Rất nhiều học giả đương thời và hậu nhân [[Âu Dương Tu]], [[Tư Mã Quang]], [[Vương An Thạch]], [[Tăng Củng]], [[Hồ An Quốc]], [[Lưu Quang Tổ]], [[Chu Tất Đại]], [[Dương Vạn Lý]], [[Trần Tuấn Khanh]], [[Lưu Khắc Trang]], [[Văn Thiên Tường]] ... đã ca ngợi thời của 40 năm trị vì của ông là "thịnh trị", so sánh với Trinh Quán, Khai Nguyên thịnh thế đời [[nhà Đường]].
 
Năm [[1059]], tể thần [[Phú Bật]] xin dâng phong hiệu cho Nhân Tông thêm bốn chữ "Đại Nhân chíChí trịTrị", song ông từ chối. 4 năm sau khi ông mất, triều đình đã dùng chữ Nhân này để đặt miếu họ cho ông<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷058|quyển 58]]</ref>.
 
Tống Nhân Tông cũng là ông vua hết sức tiết kiệm và có đạo đức. Một đêm ông thèm ăn thịt dê nhưng ông cố nhịn, sáng mai tâm sự với viên thái giám thân tín rằng: ''đêm qua Trẫm thèm ăn thịt dê quá''. Viên Thái giám vội tâu: ''ấy chết! bệ hạ thèm ăn thịt dê sao không bảo bọn ngự trù làm đêm hôm qua cho Hoàng thượng dùng''. Nhân Tông nói: ''nếu đêm qua trẫm gọi sợ làm phiền bọn ngự trù phải thức dậy chuẩn bị thịt dê cho Trẫm, hơn nữa chiều bản thân mình quá cũng không phải là điều hay''. Bữa ăn của ông hầu hết là thanh đạm, có khi vào dịp lễ tết, ông nhận thấy món thịt cua mà mình ăn trị giá tới 1000 lạng bạc, từ đó kiêng không ăn món này nữa<ref>Thiệu Bác, Văn kiến hậu lục</ref>.
Dòng 297:
* Mẹ: [[Lý thần phi (Tống Chân Tông)|Chương Ý Hoàng hậu]] Lý thị (章懿皇后李氏, 987 - 1032), còn gọi là ''Lý Thần phi'' (李宸妃), người [[Hàng Châu]], con gái của [[Lý Nhân Đức]] (李延嗣).
* Mẹ nuôi:
# [[Chương Hiến Minh Túc hoàng hậu|Chương Hiến Minh Túc Hoàng hậu]] Lưu thịNga (章献明肃皇后刘氏, 968-1033), người [[Ích Châu]], con gái của [[Lưu Thông]] (刘通).
# [[Dương thục phi (Tống Chân Tông)|Chương Huệ Hoàng hậu]] Dương thị (章惠皇后楊氏, 984 - 1036), còn gọi là ''Dương Thục phi'' (楊淑妃), con gái của [[Dương Tri Nghiễm]] (杨知俨).