Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
| tên = Tống Nhân Tông
| native name = 宋仁宗
| tước vị = [[Danh sách hoàng đế nhà Tống|Hoàng đế]] [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]]
| thêm = china
| hình = Renzong.jpg
Dòng 49:
| kiểu hoàng tộc = Triều đại
| cha = [[Tống Chân Tông]]
| mẹ = [[Lý thầnThần phi (Tống Chân Tông)|Chương Ý hoàng hậu]]
| sinh = {{ngày sinh|1010|5|12}}
| mất = {{ngày mất và tuổi|1063|4|30|1010|5|12}}
Dòng 121:
Lúc bấy giờ Nhân Tông lưu ý đến việc nông nghiệp, thấy trong nước mùa vụ không ổn định do bão lũ hạn hán, nên lo lắng, bèn hạ chiếu các châu cứ định kì phải dâng tấu trình bày tình hình thời tiết, nông vụ ở địa phương mình lên triều đình<ref name="TG41" />. Ngày [[24 tháng 8]], quần thần cùng nhau dâng tôn hiệu là Bảo Nguyên Thể Thiên Pháp Đạo Khâm Văn Thông Vũ Thánh Thần Anh Duệ Hiếu Đức, dâng lên năm lần, nhà vua không nhận. Sau cùng khi hỏi ý kiến của [[Trương Sĩ Tốn]], ông quyết định nhận tôn hiệu nhưng bỏ đi hai chữ Anh Duệ. Hữu tư gián [[Hàn Kì]] dâng biểu xin dùng lễ nhạc cũ, vì lễ nhạc mới đây không hợp phép cũ, bọn [[Tống Thụ]] cũng tán thành, nhà vua nghe theo.
 
Lúc bấy giờ tri phủ Khai Phong [[Phạm Trọng Yêm]] được triệu vào triều làm Hữu tư gián. Trọng Yêm là người chính trực, vì thế bị mất lòng khá nhiều đại thần trong triều, nhất là [[Lã Di Giản]]. Trọng Yêm có ý khuyên triều đình dời đô về phía tây, bị Di Giản phản đối. Lúc đó các vùng Kinh Đông và Giang Hoài xảy ra đại hạn và nạn châu chấu, Phạm Trọng Yêm dâng sớ xin nhà vua cử quan viên đi cứu nạn, nhưng Nhân Tông không để ý đến. Trọng Yêm tức giận bèn đến chất vấn, Nhân Tông không trả lời được, đành phải cử Trọng Yêm đi cứu tế, nhưng cũng vì thế mà vua tôi sinh ra bất hòa với nhau. Trọng Yêm lại đề xuất với Nhân Tông việc dùng người hiền năng, Di Giản bèn tố rằng Trọng Yêm tiến dẫn bằng đảng, li gián triều đình. Ngày [[5 tháng 6]] năm [[1036]], có chiếu giáng Phạm Trọng Yêm làm tri Nhiêu châu<ref name="TG40" /><ref name="TS314">''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷314|quyển 314]]</ref>. Các đại thần như [[Dư Tĩnh]], [[Âu Dương Tu]] không bằng lòng với việc này, cũng bị giáng chức. Đến ngày [[9 tháng 5]] năm [[1037]], bọn tể thần [[Lã Di Giản]], [[Vương Tăng]], Tham chính [[Tống Thụ]] bất hòa và bài xích lẫn nhau, Nhân Tông đồng loạt cách chức của họ. Lấy [[Vương Tùy]], [[Trần Nghiêu Tá]] làm Bình chương sự, [[Trịnh Độ]] làm Tri Xu mật, [[Hàn Ức]], [[Trình Lâm]], [[Thạch Trung Lập]] Tham tri chính sự... Đó là do tiến cử của [[Lã Di Giản]]. Ngày [[24 tháng 12]] năm [[1038]], cựu tướng [[Vương Tăng]] qua đời. Nhân Tông xuống chiếu bỏ triều hai ngày, truy tặng làm Thị trung, thụy là Văn Chính<ref name="TG41" /><ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷310|quyển 310]]</ref>. Ngày [[19 tháng 2]] năm [[1039]], Đồng bình chương sự [[Vương Tùy]] mất, được truy tặng hàm Trung thư lệnh.
 
Tháng 3 năm [[1040]], tể tướng [[Trương Sĩ Tốn]] dâng sớ nói rằng binh sĩ ở biên cương lâu ngày, gia đình ở kinh sư không có ai chăm lo, nên Nhân Tông cho xuất tiền 10 vạn từ trong kho ra ban thưởng cho gia đình các tướng sĩ<ref name="TG42">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷042|quyển 42]]</ref>. Sau đó, Tri gián viện là [[Phú Bật]] dâng sớ xin khôi phục lại chế độ thời khai quốc, tể tướng nắm quyền Xu mật sứ, Nhân Tông đồng ý. Các tể tướng [[Trương Sĩ Tốn]], [[Chương Đắc Tượng]] tâu với Nhân Tông rằng nếu nắm Xu mật viện sợ sẽ mang tiếng chuyên quyền, Phú Bật nói rằng đó là vì các tể tướng sợ việc mà trốn tránh. Khi ở phía tây quân Hạ nhiều lần quấy nhiễu biên quan, Nhân Tông hỏi ý kiến các quan Xu mật viện là [[Vương Tông]], [[Trần Chấp Trung]], [[Trương Quan]], nhưng họ nhiều lần ấp úng chẳng tìm ra được đối sách gì, khiến vua dần chán nản. [[Tể tướng]] [[Trương Sĩ Tốn]] bèn nhân đó cũng nói xấu ba người này. Đến tháng 5, họ đều bị bãi chức. Tháng 9, Tham tri chính sự [[Lý Nhược Cốc]] cũng trí sĩ về nhà. Nhân Tông lấy [[Yến Thù]] làm Xu mật sứ, [[Vương Di Vĩnh]], [[Đỗ Diễn]], [[Trịnh Tiển]] làm phó sứ. Khi đó Phạm Trọng Yêm ở ngoài biên cương phía tây có thư từ qua lại với Lý Nguyên Hạo mà chưa báo hết với triều đình; vì thế bọn [[Đỗ Diễn]] và [[Lã Di Giản]] đều tố cáo [[Phạm Trọng Yêm]] kết giao với người Khương, mang tội đáng chết. Nhân Tông nghe theo lời khuyên can của [[Tôn Miện]], không trách phạt đối với Trọng Yêm. Ít lâu sau đó, [[Lã Di Giản]] dùng kế loại bỏ Tham tri chính sự là [[Tống Tường]], lấy Hàn lâm học sĩ [[Vương Cử Chánh]] lên thay vào vị trí đó.
Dòng 135:
Trong lúc đàm phán rơi vào bế tắc thì vào tháng 4, [[Liêu Hưng Tông]] ban ra lệnh nam chinh, biên thần lũ lượt gửi tin cáo cấp về trào. Triều Tống lại cử [[Phú Bật]] đi sứ mang theo quốc thư do Hàn lâm học sĩ [[Vương Củng Thần]] soạn đến miền bắc, đồng thời cho tu sửa bắc thành Thiền châu để đề phòng quân Liêu nam hạ. Tuy quân Liêu diễu võ nơi biên cảnh, nhưng vì có tướng Địch Thanh đóng quân, cộng với Thiền Uyên Chi Minh, nên cũng chỉ dám đe dọa chứ không dám động tới biên cảnh nhà Tống.
 
Khi Phú Bật tới kinh đô [[Khiết Đan]], tranh luận bác bỏ việc cắt đất các đại thần trong Liêu đình và cả Liêu chủ. Ông ta biết triều Liêu muốn kết hôn là chỉ vì đòi tiền sính lễ trong đó, nên nói thác ra rằng công chúa mà xuất giá thì tiền hồi môn cũng chẳng quá 100.000, nên ý định hôn sự của Liêu không thành. Tháng 9 năm đó, Nhân Tông lệnh Phú Bật soạn quốc thư, trong đó nêu lên mấy điều:
#[[Khiết Đan]] phải khiến [[Tây Hạ]] thần phục và cống nạp cho Tống;
#Tiền tặng hằng năm tăng lên thành 20 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm lụa;
Dòng 244:
[[Tập tin:Chiping.jpg|nhỏ|trái|300px|Hoàng tử Triệu Thự, về sau là [[Tống Anh Tông]].]]
[[Tập tin:Bao Zheng scth.jpg|nhỏ|giữa|250px|Bao Chửng, nhân gian gọi là [[Bao Thanh Thiên]].]]
Năm [[1058]], [[Văn Ngạn Bác]] bị đàn hặc phải từ chức, rồi [[Phú Bật]] cũng phải về nhà chịu tang mẹ. Nhân Tông lấy [[Hàn Kỳ]] lên làm Bình chương sự, nắm quyền trong triều<ref name="TG57" />, cùng với [[Tống Tường]], [[Điền Huống]] đều thăng làm Xu mật sứ. Ngày [[8 tháng 9]], [[Bao Chửng]] vừa được phong làm Ngự sử trung thừa lại xin lập tự. Tuy nhiên khi đó trong hậu cung lại có người mang thai, việc bị gác lại. Quần thần đều hi vọng đó là hoàng tử, nhưng cuối cùng lại sinh ra một tiểu công chúa. Lại nói từ sau khi Ôn Thành hoàng hậu qua đời, có 10 cô gái được sủng hạnh, gọi là Thập cáp, trong đó có Chu thị, Đổng thị sinh được công chúa. Thập cáp ỷ sủng sinh kiêu, bày ra nhiều trò làm náo loạn hậu cung, khiến quần thần cũng bất bình. Cuối cùng khi thời tiết đại hạn, Nhân Tông đành phải hạ lệnh trục xuất những phi tử chưa từng mang thai trong số Thập cáp ra khỏi cung, cùng với 236 cung nữ khác<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷058|quyển 58]]</ref>. Mùa xuân năm [[1062]], dùng [[Triệu Khái]] làm Tham tri chính sự, [[Ngô Khuê]] làm Hữu Gián nghị đại phu, Xu mật phó sứ.
:''Đông cung chỉ là ngôi hư vị, quần thần đã nhiều lần đề nghị, sao Bệ hạ còn do dự chưa quyết''.
Nhân Tông đáp
:''Khanh muốn lập ai''.
Bao Chửng trả lời
:''Thần nghĩ cho tông miếu xã tắc, Bệ hạ hỏi lập ai thì tất có ý nghi thần. Thần đã gần 70 tuổi, con cái không có thì còn cầu gì nữa chứ''.
Nhân Tông khen là người trung thành<ref name="TG57" />. Từ đó bắt đầu tính đến việc chọn người nối ngôi. Tuy nhiên khi đó trong hậu cung lại có người mang thai, việc bị gác lại. Quần thần đều hi vọng đó là hoàng tử, nhưng cuối cùng lại sinh ra một tiểu công chúa. Lại nói từ sau khi Ôn Thành hoàng hậu qua đời, có 10 cô gái được sủng hạnh, gọi là Thập cáp, trong đó có Chu thị, Đổng thị sinh được công chúa. Thập cáp ỷ sủng sinh kiêu, bày ra nhiều trò làm náo loạn hậu cung, khiến quần thần cũng bất bình. Cuối cùng khi thời tiết đại hạn, Nhân Tông đành phải hạ lệnh trục xuất những phi tử chưa từng mang thai trong số Thập cáp ra khỏi cung, cùng với 236 cung nữ khác<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷058|quyển 58]]</ref>. Mùa xuân năm [[1062]], dùng [[Triệu Khái]] làm Tham tri chính sự, [[Ngô Khuê]] làm Hữu Gián nghị đại phu, Xu mật phó sứ.
 
Lúc này [[Bao Chửng]] được Nhân Tông cất nhắc lên làm Xu mật phó sứ, không bao lâu sau thì qua đời, thọ 64 tuổi. Nhân Tông hạ chiếu truy tặng Thượng thư bộ Lễ, ban [[tên thụy]] là Hiếu Túc. Thời gian từ lúc lâm bệnh cho đến khi mất chỉ có 13 ngày, nên người ta nghi ngờ rằng ông mất một phần do thuốc của Nhân Tông ban cho, do lúc sinh thời [[Bao Chửng]] từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y, nên bị bọn chúng căm ghét<ref>[http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/su-that-ve-bao-cong-long-dong-di-cot-20150320224423271.htm Bao Công long đong di cốt]</ref><ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷061|quyển 61]]</ref>.
 
Lúc trước khi Nhân Tông chưa chào đời thì Chân Tông cho nuôi người tông thất là Doãn Nhượng ở trong cung để dự phòng kế vị. Sau này có Nhân Tông thì Doãn Nhượng được phong làm Bộc vương. Con trai của Bộc vương tên là Tông Thực được nuôi trong cung từ năm lên 4, là người có tư cách kế vị nhất trong số tông thân. Khi Hàn Kì lại tâu xin lập tự, vua đã có ý chọn Tông Thực. Giữa lúc đó vào đầu năm [[1059]], Bộc vương Doãn Nhượng qua đời, Tông Thực phải trở về phủ chịu tang. Đến năm [[1062]], Thực được bổ nhiệm Tần châu phòng ngự sứ, Tri Tông chánh tự<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷060|quyển 60]]</ref>, nhưng lại bốn lần dâng biểu, lấy lý do phục tang mà từ chối. Khi ông hết tang, Nhân Tông hạ chiếu phong làm hoàng tử, ban tên là Thự, ông cáo bệnh mà từ chối. Nhân Tông hỏi ý của tể thần [[Hàn Kì]]., [[Hànrồi Kì]] xin Nhân Tông tự tay viếthạ chiếu và triệu Phán Đại tông tự An Quốc công đến truyền chỉ. Sau đó, Nhân Tông lệnh cho hoàng tử Thự mỗi ngày ông lên triều một lần, có khi phải ở trong cung mấy hôm. Tháng 10 năm [[1062]], được dời Tề châu phòng ngự sứ, tước Cự Lộc quận công<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷013|quyển 13]]</ref>.
 
Tháng 3 năm [[1062]], Nhân Tông không khỏe, hạ chiếu đại xá, giảm tội một bậc cho tất cả tù phạm, từ tội đồ trở xuống thì phóng thích<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷061|quyển 61]]</ref>. Ngày [[19 tháng 4]], cựu [[tể tướng]] [[Bàng Tịch]] mất<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷311|quyển 311]]</ref>. Vì Nhân Tông không khỏe nên chỉ sai người đến dự tang, truy tặng Tư không, Thị trung, thụy là Trung Mẫn. Ngày [[23 tháng 4]], ông ngự điện Diên Hòa gặp Tiến sĩ, cập đệ đồng xuất thân của khoa thi năm đó gồm 341 người. Ngày [[24 tháng 4]] năm [[1063]], bệnh tình của Nhân Tông có chuyển biến tốt, bèn ra ngự điện nhận sự chúc mừng của trăm quan<ref name="TS12">''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷012|quyển 12]]</ref>.
Hàng 264 ⟶ 258:
 
=== Khen ngợi ===
 
Trung Quốc kể từ thời kì [[Xuân Thu Chiến Quốc]], thì triều Tống được coi là triều đại có nền chính trị khoan hòa. Mặc dù liên tục phải đối phó với họa ngoại xâm nhưng ở bên trong triều đình ít có những biến động lớn. Sự kiện ánh nến tiếng rìu, hay những nạn quyền thần thời [[Nam Tống]], đều chỉ là những âm mưu chính trị trong nội bộ và không dẫn đến những vụ thảm sát lớn như tru diệt công thần thời Hán, [[Sự biến Hà Âm]] thời [[Nam Bắc triều]], [[Sự biến cửa Huyền Vũ]] đời Đường hay Tứ đại án đời Minh. Từ khi [[Tống Thái Tổ]] dùng rượu giải binh quyền mà tránh được tiếng thảm sát công thần, nhưng cũng thâu tóm được binh quyền về tay hoàng đế. Những năm về sau Thái Tông, Chân Tông rồi Nhân Tông thi hành đường lối trọng văn khinh võ, còn thực hiện nghiêm lệnh cấm tiệt các đại thần gây gổ xích mích mà nhục mạ hay đánh nhau ở chốn công cộng, cấm chỉ văn tự ngục (trừ trường hợp thông địch phản quốc). Tống Nhân Tông lên ngôi, càng tôn sùng việc học văn, sùng bái Nho gia kinh điển. Chế độ khoa cử ở thời kì của ông rất phát triển; ông đặt ra lệ dùng [[Tứ thư]]: Đại học, Luận ngữ, Trung dung, Mạnh Tử làm tư liệu học tập tối quan trọng của sĩ nhân trong thiên hạ. Giai đoạn trị vì của Tống Nhân Tông được coi là thời kì phát triển rực rỡ về kinh tế, văn hóa của thời Tống. Rất nhiều học giả đương thời và hậu nhân [[Âu Dương Tu]], [[Tư Mã Quang]], [[Vương An Thạch]], [[Tăng Củng]], [[Hồ An Quốc]], [[Lưu Quang Tổ]], [[Chu Tất Đại]], [[Dương Vạn Lý]], [[Trần Tuấn Khanh]], [[Lưu Khắc Trang]], [[Văn Thiên Tường]] ... đã ca ngợi thời của 40 năm trị vì của ông là "thịnh trị", so sánh với Trinh Quán, Khai Nguyên thịnh thế đời [[nhà Đường]].