Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phương trình trường Einstein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi của Ngunguoi0 (thảo luận) Theo các tham khảo dẫn ra là dấu +
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{thuyết tương đối rộng}}
'''Phương trình trường Einstein''' hay '''phương trình Einstein''' là một hệ gồm 10 phương trình trong [[thuyết tương đối rộng]] của [[Albert Einstein]] miêu tả [[tương tác cơ bản]] là [[tương tác hấp dẫn|hấp dẫn]] bằng kết quả của sự [[độuống cong|cong]] của [[không-thời gian|không thời gian]] do có mặt của [[vật chất]] và [[năng lượng]].<ref name = ein1916>{{chú thích tạp chí| last = Einstein| first = Albert| authorlink = | title = The Foundation of the General Theory of Relativity| journal = [[Annalen der Physik]]| volume = | issue = | pages = | year = 1916| publisher = | url = http://www.alberteinstein.info/gallery/gtext3.html| format = [[PDF]] | id = | accessdate = }}</ref> Einstein là người đầu tiên công bố phương trình năm 1915<ref name=Ein1915>{{chú thích tạp chí|last=Einstein| first=Albert| authorlink = Albert Einstein| date=ngày 25 tháng 11 năm 1915| title=Die Feldgleichungen der Gravitation| journal=Sitzungsberichte der Preussischen Akademie der Wissenschaften zu Berlin| pages=844–847 | url=http://nausikaa2.mpiwg-berlin.mpg.de/cgi-bin/toc/toc.x.cgi?dir=6E3MAXK4&step=thumb | accessdate = ngày 12 tháng 9 năm 2006}}</ref> dưới dạng [[phương trình tenxơ]], phương trình Einstein đặt [[độ cong]] của không-thời gian (biểu diễn bởi [[tenxơ Einstein]]) bằng với năng lượng và [[động lượng]] bên trong không thời gian đó (biểu diễn bởi [[tenxơ ứng suất-năng lượng]]).
 
Tương tự như cách các [[trường điện từ]] được xác định bằng các [[điện tích]] và [[dòng điện]] thông qua [[phương trình Maxwell]], phương trình Einstein được sử dụng để xác định [[hình học]] của không-thời gian do sự có mặt của khối lượng-năng lượng và động lượng tuyến tính, theo đó chúng xác định lên [[tenxơ mêtric]] của không thời gian khi cho một sự sắp xếp ứng suất-năng lượng trong không thời gian. Mối liên hệ giữa tenxơ mêtric và tenxơ Einstein cho phép phương trình trường Einstein được viết dưới dạng tập hợp các [[phương trình vi phân riêng phần]] phi tuyến khi sử dụng theo cách này. Nghiệm của phương trình trường là các thành phần của một tenxơ mêtric. [[Quỹ đạo]] [[quán tính]] của các hạt và đường tia của các bức xạ ([[đường trắc địa]]) trong hình học không thời gian được tính toán nhờ sử dụng [[phương trình đường trắc địa]].