Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiêu Hiến Thế tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up using AWB
n stub sorting, replaced: nhà Minh → Nhà Minh, nhà Thanh → Nhà Thanh (5) using AWB
Dòng 31:
'''Chiêu Hiến Thế tử''' Lý Uông (昭顯世子 李汪, [[5 tháng 2]] năm [[1612]] - [[21 tháng 5]] [[1645]]) là trưởng tử của [[Triều Tiên Nhân Tổ]] và [[Nhân Liệt Vương hậu]].
 
Sau khi chiến tranh giữa [[nhàNhà Thanh]] và [[nhà Triều Tiên|Triều Tiên]] kết thúc, Nhân Tổ đầu hàng và ký Hòa ước ''Tam Điền Độ'', theo đó Nhân Tổ phải ba quỳ chín lạy [[Hoàng đế]] [[nhàNhà Thanh]]. Các vương tử của Nhân Tổ đều bị đưa đến [[Thẩm Dương]] làm con tin. Triều Tiên trở thành nước phiên thuộc của nhàNhà Thanh năm 1636. Năm 1644, nhàNhà Thanh chuyển ông đến sống ở [[Bắc Kinh]], tại đây ông bắt đầu giao thiệp với [[Johann Adam Schall von Bell]], một giáo sĩ Thiên giáo người [[Tây Ban Nha]], nhờ đó mà ông tiếp thu được một số kiến thức phương Tây và muốn áp dụng nó để cải cách Triều Tiên lớn mạnh sau này. Tuy nhiên, ông qua đời không lâu sau khi trở về cố quốc năm 1645.<ref>Triều Tiên Vương triều thực lục, Nhân Tổ Đại vương năm thứ 23.</ref>
 
== Tiểu sử ==
Dòng 40:
Trong thời gian làm con tin, Thế tử Chiêu Hiến làm trung gian hòa giải giữa Mãn Thanh và Triều Tiên, ông còn bảo vệ người dân Triều Tiên bị bắt làm nô lệ ở đây. Có một số nói rằng ông cùng vợ còn chăm chỉ kiếm và tích trữ tiền, ra đồng cày cấy như các phụ nữ Mãn Châu khác để mua lại những nô lệ Triều Tiên và giúp họ quay về cố quốc. Ông cũng học tiếng Mông Cổ, và tham dự vào các cuộc Tây phạt của người Mãn.
 
Năm 1644, Thế tử ở lại ở Bắc Kinh với [[Đa Nhĩ Cổn]] 70 ngày để bàn luận kế hoạch truy quét tàn dư nhàNhà Minh, tại đây ông gặp được nhiều giáo sĩ Thiên Chúa giáo như [[Johann Adam Schall von Bell]] và tiếp nhận những kiến thức mới, được giới thiệu về Công giáo La Mã và văn hóa Tây phương.
 
Nhân Tổ và các đại thần trong triều bấy giờ lên án Thế tử vì bị cho là quá "thân Thanh", thậm chí khi Thế tử hồi quốc năm 1645, Nhân Tổ luôn đối xử bạc đãi với Thế tử vì Thế tử muốn duy tân Triều Tiên trở nên hùng mạnh hơn bằng cách đưa Công giáo và khoa học phương Tây, lối sống người Mãn vào xã hội Triều Tiên. Chiêu Hiến Thế tử không lâu sau đột ngột qua đời một cách bí ẩn, được phát hiện trong đại điện nơi nhà vua ở, càng bí ẩn hơn khi máu từ đầu ông chảy xuống liên tiếp. Những lời đồn cho rằng Nhân Tổ giết chết chính vương tử của mình với một tấm mài mực mà thế tử mang về từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nhà sử học cho thấy ông đã bị đầu độc bởi thực tế rằng ông đã có những đốm đen trên khắp cơ thể của mình sau khi ông chết và cơ thể bị phân hủy nhanh chóng. Nhiều người, và cả Thế tử tần Khương thị, cố gắng tìm ra nguyên nhân cái chết của Thế tử, nhưng Nhân Tổ ra lệnh chôn cất ngay sau khi chết. Ngoài lời đồn Nhân Tổ giết chết con mình, còn có những lời đồn phổ biến hơn trong dân gian như [[Phế Quý nhân Triệu thị|Triệu Quý nhân]], một phi tần được Nhân Tổ sủng ái bấy giờ, nổi tiếng với tính cách kiêu ngạo và coi thường cả [[vương phi]] chính thất, luôn miệng đảm bảo rằng con trai [[Sùng Thiện quân]] của mình sẽ lên ngôi, đã âm mưu với một châm y tên [[Lý Hanh Ích]] thuộc Nội Y viện để hạ độc Thế tử, Triệu thị cũng không mấy ưa Thế tử tần vợ Thế tử, nên vì vậy Thế tử tần cũng từng tố cáo Triệu thị nhưng ngược lại lại bị Triệu thị hãm hại gây hiểu lầm là hạ độc bệ hạ vì nghi giết chồng mình, rồi sau đó Thế tử tần cũng bị ban chết, các con của Thế tử Chiêu Hiến và Mẫn hoài tần Khương thị sau này cũng lần lượt qua đời bí ẩn, và bị nghi ngờ hãm hại các vương tôn nhiều nhất là Quý nhân Triệu thị. Mộ của ông nằm ở [[Goyang]], [[Gyeonggi|tỉnh Gyeonggi]]. Nhân Tổ cũng chẳng bao giờ đoái hoài đến mộ của Thế tử quá cố.
 
Sau khi Chiêu Hiến qua đời đã để lại một hoàng cung chấn động, các đại thần thường bàn ra tán vào cái chết bí ẩn của ông và việc ai sẽ trở thành thế tử tiếp theo, con của ông hay em của ông, cũng trở thành một đề tài xôn xao chốn cung đình. Sau này Nhân Tổ sắc phong em ông Phụng Lâm Đại quân làm thế tử (sau này là [[Triều Tiên Hiếu Tông]]), con ông bị đày rồi bị hãm hại còn vợ ông vì muốn bảo vệ và đưa con trai mình lên ngôi thế tử nên giao thiệp với nhàNhà Thanh bị kết tội rồi ban chết.
 
== Gia quyến ==