Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Y học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.67.177.21 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 51:
Ngành [[y sinh học]] hiện đại theo tiêu chuẩn khoa học (kết quả nghiên cứu có thể kiểm tra và tái lập) ra đời đã thay thế Tây y truyền thống vốn dựa vào thảo dược. Mốc thời gian đánh dấu ngành y hiện đại hình thành là khi [[Robert Koch]] phát hiện sự lây bệnh do [[vi khuẩn]] khoảng năm 1880 và sự ra đời của [[thuốc kháng sinh]] năm 1900. Thời kì hiện đại khởi đi từ cuối thế kỷ XVIII tại châu Âu đã sinh ra nhiều tên tuổi có đóng góp nền tảng cho ngành y, chẳng hạn tại [[Đức]] và [[Áo]] có [[Rudolf Virchow]], [[Wilhelm Röntgen|Wilhelm Conrad Röntgen]], [[Karl Landsteiner]], [[Otto Loewi]]; tại [[Anh]] có [[Alexander Fleming]], [[Joseph Lister]], [[Francis Crick]]; tại [[Hoa Kỳ]] có [[William Williams Keen]], [[Harvey Cushing]], [[William Coley]], [[James D. Watson]]; tại Pháp có [[Jean-Martin Charcot]], [[Claude Bernard]], [[Paul Broca]] và nhiều người ở các nước khác.
 
Khi khoa học kĩ thuật phát triển thì ngành y ngày càng dựa vào dược phẩm nhiều hơn, ngành dược học bắt nguồn từ thảo dược ra đời và đến ngày nay nhiều loại thuốc vẫn được bào chế từ thực vật (như atropine, [[ephedrine]], warfarin, aspirin, digoxin, vinca alkaloids, taxol, hyoscine...) mà loại đầu tiên tên [[arsphenamine]]/[[Salvarsan]] do ông [[Paul Ehrlich]] tìm ra năm 1908 khi ông nhận thấy vi khuẩn nhiễm độc chất nhuộm nhưng tế bào người lại không bị. Hai ông [[Edward Jenner]] và [[Louis Pasteur]] tìm ra [[vắc-xin]] (vaccine). Loại kháng sinh đầu tiên do người Pháp chế ra có tên gọi [[Sulfonamidethuốc (medicine)|sulfa]] có nguồn gốc từ thuốc nhuộm azo. Nhiều rắc rối bắt đầu nảy sinh từ đấy. Khoa [[công nghệ sinh học]] hiện đại chấp nhận việc bào chế thuốc nhắm đến một quá trình sinh lý cụ thể nhưng đôi khi cũng bào chế thuốc sao cho thích ứng với cơ thể nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc.
 
[[Y học thực chứng]] là một trào lưu hiện thời có mục đích thiết lập quy trình chẩn trị hiệu quả nhất bằng phương pháp "xét duyệt có hệ thống" (tiếng Anh: systematic review) và "phân tích lượng lớn" (meta-analysis) theo khoa [[khoa học Thống kê|thống kê]]. Nó phát triển nhờ tiến bộ của khoa học thông tin hiện đại giúp thu thập và phân tích khối lượng dữ liệu, bằng chứng rất lớn theo quy chuẩn, sau đó phổ biến cho các nơi làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay phòng trị bệnh. Một nan đề cho phương pháp "tối ưu" này là nó có thể bị xem là cách tiếp cận có tính "tiểu thuyết", nghĩa là sẽ tạo ra nhiều đánh giá khác nhau. Báo cáo của chương trình hợp tác Cochrane là phong trào chủ trương ý kiến này năm 2001 cho biết trong 160 bản "xét duyệt có hệ thống" của Cochrane, căn cứ vào hai người nhận xét, thì có 21,3% bằng chứng không đầy đủ, 20% không công hiệu và 22,55% bằng chứng là dương tính.<ref name=Ezzo2001>