Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam sử lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 25:
Việt Nam sử lược có văn phong dễ hiểu và ngắn gọn, thích hợp với đại chúng. Tuy nhiên, do là "sử lược" nên tác giả bỏ qua nhiều sự kiện và nhân vật, chỉ tập trung vào những nét chính.
 
Ngoài ra, có những hạn chế về tìm kiếm tư liệu, lại chỉ do một mình Trần Trọng Kim biên soạn nên cuốn sách có khá nhiều những chi tiết sai về địa điểm, nhân vật. Trong sách có tất cả 189 chú thích của Trần Trọng Kim, có nhiều địa danh, nhân vật bị chú thích sai. Đã vậy, cuốn sách có một thời gian được dùng làm sách giáo khoa ở miền Nam, về sau lại được tái bản nhiều lần, nhiều người đọc và tin theo nên dẫn tới nhiều hiểu lầm về lịch sử.
 
Có thể liệt kê ra một số lỗi sai:
*Trong sách có tất cả 189 chú thích của Trần Trọng Kim, có nhiều địa danh bị chú thích sai. Ví dụ phầnPhần nói về vua [[Trần Duệ Tông]] liên quan đến Chiêm Thành có chú thích: ''“Thành Đồ Bàn bây giờ hãy còn di tích ở huyện Tuy Viễn, tỉnh Khánh Hòa”''. Huyện Tuy Viễn dưới triều Nguyễn thuộc tỉnh Bình Định chứ không phải thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hoặc chú thích ''“Trường Thi thủa bấy giờ ở làng Đa Chữ cách Kinh thành 10 cây số”'', ở Thừa Thiên chỉ có làng La Chữ chứ không có làng Đa Chữ.
*Sách viết về [[Lê Long Đĩnh]] là ''"Vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa-triều"''. Thực ra, việc Long Đĩnh không ngồi được có thể là do bệnh trĩ, việc dâm dục quá độ không thể khiến người ta "không ngồi được".
*Sách ghi rằng [[Trần Hưng Đạo]] làm thái sư. (sựSự thực, Trần Hưng Đạo chưa từng làm Thái sư, Thái úy, hoặc Tướng quốc), Thái sư là chức vụ của [[Trần Quang Khải]].
*Sách cũng ghi rằng [[Trần Anh Tông]] gọi Trần Hưng Đạo là Thượng Phụ khi thăm ông lúc ốm nặng, nhưng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không hề ghi lại như vậy. Đó chỉ là câu đề tặng ở miếu thờ của Trần Hưng Đạo mà thôi.
*Sách lầm tưởng rằng [[Nguyễn Lữ]] là anh [[Nguyễn Huệ]].
*Sách chép nhà Minh phái ''‘5000"5000 quân đưa [[Trần Thiêm Bình]] về nước’nước"'', điều này mâu thuẫn với Đại Việt sử ký toàn thư (ghi là 10 vạn). Không rõ Trần Trọng Kim lấy số liệu này từ đâu.
*Trần Trọng Kim đã dịch sai hai câu quan trọng trong [[Bình Ngô Đại Cáo]], đó là hai câu "...Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập..." (nguyên gốc phải là "...Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập...")
 
===Lỗi về dùng tài liệu===
Việc biên soạn Việt Nam sử lược có nhiều sai sót trong việc dùng tài liệu, làm cho người đọc tin nhầm hoặc hiểu sai bản chất của sự kiện, sự việc. Có hai vấn đề trong sách: Đưa tư liệu không có xuất xứ, hoặc đưa tư liệu ít có giá trị. Có thể dẫn ra một số chi tiết<ref>http://tuanbaovannghetphcm.vn/phe-binh-viet-nam-su-luoc/</ref>:
*Sách viết về việc nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa rằng ''“… Sách Tây chép rằng, chỉ từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8 có 8 cố (đạo) và hơn 2 vạn người bị giết”''. Đây là sự kiện, con số gây kích động rất lớn, nhưng Trần Trọng Kim lại không ghi "Sách Tây" này là sách nào, của tác giả nào, vào năm nào, ghi lại ở địa phận nào tại Việt Nam. Người đọc sau này muốn kiểm chứng cũng không được.
 
===Những đánh giá thiếu khách quan===
Hàng 40 ⟶ 45:
Ví dụ, về việc Pháp tấn công Việt Nam, [[Trần Trọng Kim]] quy trách nhiệm là do vua Tự Đức cấm đạo Thiên Chúa: ''"Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi thế nước Pháp và nước Tây Ban Nha mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy."'', ''"Ấy cũng tại vua quan mình làm điều trái đạo, giết hại những người theo đạo Gia Tô cho nên mới có tai biến như vậy"''. Kỳ thực, nhận xét này không xác đáng, có ý che đi tiếng xấu cho Pháp, bởi việc Pháp đánh Việt Nam là do muốn mở rộng [[thuộc địa]], dù Tự Đức không cấm đạo Thiên Chúa thì Pháp vẫn sẽ tấn công Việt Nam. Ngoài ra, đạo Công giáo thời đó cũng có thái độ hung hăng, gây ra xung đột với đạo đức truyền thống của người Việt, như cố đạo [[Alexandre de Rhodes]] từng phỉ báng Đức [[Phật Thích Ca]] là ''“thằng hay dối”'' trong Phép giảng tám ngày, nên việc cấm đạo của nhà Nguyễn cũng có lý do hợp lý của nó<ref>https://petrotimes.vn/tran-trong-kim-va-viet-nam-su-luoc-67618.html</ref>.
 
Trần Trọng Kim là người có tư tưởng [[bảo hoàng]] cực kỳ mạnh, có khi tới mức cực đoan. Do vậy, trongsách có những đánh giá thiếu khách quan về một số nhân vật, triều đại:
*Trong cuốn sách, Trần Trọng Kim xếp các [[nhà Hồ]], [[nhà Mạc]] là "nguỵ triều" và phê phán gay gắt bởi các triều đại này đã tiếm ngôi của triều đại trước. Rõ ràng đây là cách đánh giá thiếu khách quan, vì [[nhà Lý]], [[nhà Trần]], [[nhà Nguyễn]] cũng được thành lập dựa trên việc tiếm ngôi của triều đại trước, nhưng lại không bị Trần Trọng Kim đánh giá gay gắt như vậy.
*Từ năm 1946 đến khi qua đời (1953), Trần Trọng Kim viết thêm một đoạn nhỏ từ năm 1927 đến vua [[Bảo Đại]] phải thoái vị và nhường quyền cho Việt Minh (năm 1945). Chưa đầy 12 dòng với dưới 200 chữ, nhưng Trần Trọng Kim thể hiện rõ tâm trạng cay cú, thù hận chỉ vì Việt Minh đã buộc vua Bảo Đại thoái vị (mà Bảo Đại vốn chỉ là bù nhìn trong tay người Pháp và người Nhật), điều này rất mâu thuẫn với tư cách một người viết sử (đem thù hận cá nhân để lồng vào nội dung sách sử).
 
== Sách tham khảo của tác phẩm==