Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi sửa
n stub sorting, replaced: ệ nhất → ệ Nhất, hế kỉ 10 → hế kỷ X (2), nhà Đường → Nhà Đường (5), nhà Tống → Nhà Tống (25) using AWB
Dòng 6:
| cỡ hình = 250px
| ghi chú hình = Tranh vẽ Tống Thái Tổ.
| chức vị = [[Hoàng đế]] [[nhàNhà Tống|Đại Tống]]
| tại vị = [[4 tháng 2]] năm [[960]]<ref>Chỉ kiểm soát được miền bắc [[Trung Quốc]], đến năm 976 mới kiểm soát được miền nam.</ref> – [[14 tháng 11]] năm [[976]] <br>({{số năm theo năm và ngày|960|2|4|976|11|14}})<timeline>
ImageSize = width:200 height:50
Dòng 31:
| kiểu hoàng tộc = Triều đại
| tên đầy đủ =Triệu Khuông Dận (趙匡胤)|niên hiệu = </small>
*Kiến Long (建隆: [[960]] - [[963]])<br>
*Càn Đức (乾德: [[963]] - [[968]])<br>
*Khai Bảo (開寶: [[968]] - [[976]])
| kiểu tên đầy đủ = Tên thật
Dòng 45:
| nơi an táng = Vĩnh Xương lăng (永昌陵)
}}
'''Tống Thái Tổ''' ([[chữ Hán]]: 宋太祖, [[21 tháng 3]], [[927]] - [[14 tháng 11]], [[976]]), tên thật là '''Triệu Khuông Dận''' (趙匡胤, đôi khi viết là '''Triệu Khuông Dẫn'''), tự '''Nguyên Lãng''' (元朗), là vị [[Hoàng đế]] khai quốc của triều đại [[nhàNhà Tống]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], ở ngôi từ năm [[960]] đến năm [[976]].
 
Tiểu sử của ông được ghi tại [[Tống sử]], quyển 1-3 ''"Thái Tổ bản kỷ"''. Năm [[960]] vạch ra kế hoạch [[Binh biến Trần Kiều]] đoạt được chính quyền [[hậu Chu|nhà Hậu Chu]], lấy đất Tống Châu nơi Triệu Khuông Dẫn được phong làm Quy Đức quân Tiết độ sứ để làm quốc hiệu, lập nên Vương triều Tống. Ông là hoàng đế nhàNhà Tống duy nhất có xuất thân [[võ tướng]], tất cả các hoàng đế sau của nhàNhà Tống đều là thư sinh.
 
Tống Thái Tổ trong lịch sử thường được đánh giá ngang với các bậc đại đế như [[Tần Thủy Hoàng]], [[Hán Vũ Đế]], [[Đường Thái Tông]]. Ông sáng lập ra vương triều Tống, gần như thống nhất đất nước đến khi mất. Trong thời gian trị vì Thái Tổ đã tiêu diệt và sáp nhập [[Nam Đường]], [[Hậu Thục]], [[Nam Hán]] và [[Kinh Nam]] vào bản đồ nhàNhà Tống, chỉ còn lại [[Bắc Hán]], chấm dứt thời loạn lạc cát cứ [[Ngũ Đại Thập Quốc]] của các tiết độ sứ suốt mấy chục năm từ cuối thời [[Đường Triều|Đường]]. Ông còn thực hiện cải cách hành chính tập trung binh quyền, giảm sưu thuế, trả lại đất đai cho dân nghèo, mở khoa cử tuyển nhân tài từ những người đọc sách tầng lớp dưới. Những việc làm trên đã giúp nhàNhà Tống mới thành lập được ổn định và trở thành vương triều thống trị Trung Quốc hơn 300 năm. Ông còn là hoàng đế nhân từ nổi tiếng trong lịch sử, không sát hại các công thần như các hoàng đế khác ví dụ như [[Lưu Bang]] hay [[Chu Nguyên Chương]].
 
Năm 976, Tống Thái Tổ bất ngờ qua đời, sử sách ghi lại nói rằng ông bị bệnh, ngôi vua được truyền lại cho người em là Triệu Quang Nghĩa, tức là [[Tống Thái Tông]]. Tuy nhiên việc này đã bị người đương thời cũng như hậu thế nghi ngờ về tính chân thật, nhiều người cho rằng chính em trai đã sát hại ông để đoạt ngôi báu và các con ông cũng bị ám hại sau đó. Nghi án này mãi đến nay vẫn là một bí ẩn.
Dòng 85:
== Thống nhất đất nước ==
=== Thu phục các đối thủ ===
Sau khi lên ngôi được 4 năm ([[964]]), Triệu Khuông Dận bắt đầu cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Lúc Tống Thái Tổ mới lên ngôi, nhàNhà Tống có 118 châu, mười mấy tiết độ sứ: Thành Đức, Bảo Nghĩa, Nghĩa Vũ, Kiến Hùng, Chương Tín, Trấn Ninh, Sơn Nam Tây đạo, Trường Xuân, Thiên Bình, Quy Đức, Thiên Hùng, Tuyên Vũ, Vũ Ninh, Định Quốc, Bảo Đại, An Quốc. Dân số 96 vạn hộ, các nước khác là 254 vạn hộ. Đứng trước đặc điểm Bắc mạnh Nam yếu, để tránh cuộc đọ sức trực tiếp với nước [[nhà Liêu|Liêu]], ông đã thay đổi phương châm dụng binh của [[Chu Thế Tông]], đề ra chiến lựoc thống nhất ''"trước Nam sau Bắc"'' (tiên Nam hậu Bắc), ông đã dùng thời gian 13 năm, thống nhất tất cả các khu vực phía nam, chỉ còn lại [[Bắc Hán]]. Về cơ bản, ông đã khôi phục được bản đồ hoàn chỉnh. Kết thúc cuộc chiến tranh loạn lạc xâu xé nhau, thống nhất phần lớn [[Trung Quốc]], đó là công lao lớn nhất của cả đời Triệu Khuông Dận.
 
Năm 962, nhàNhà Tống thôn tính Kinh Nam, Hồ Nam.
 
Năm 965, Thái Tổ cho 2 đạo quân chia làm 2 đường đánh Hậu Thục. Chưa tới 60 ngày thì vua Hậu Thục là Mạnh Sưởng ra hàng, Hậu Thục diệt vong.
 
Năm 970, Thái Tổ sai Phan Mĩ đem quân đánh Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Sưởng đầu hàng, nhàNhà Tống sáp nhập Nam Hán. Lúc Lưu Sưởng đến chầu Thái Tổ, vua ban cho chén rượu. Lưu Sưởng sợ quá, khóc lóc không dám uống, vì khi làm vua Lưu Sưởng hay giết đại thần bằng cách này. Thái Tổ cười lớn, sai người đem chén rượu lại rồi uống sạch.
 
Năm 975, Thái Tổ sai Tào Bân đem quân đi đánh Nam Đường, dùng quân Ngô Việt phụ giáp công. Vua Nam Đường là Lý Dục đầu hàng, Nam Đường mất.
 
Ngoài ra Thái Tổ còn 3 lần đem quân đánh Bắc Hán ở Thái Nguyên nhưng lần nào cũng có quân Liêu đến cứu nên không hạ được, phải lui về. Năm 968, Thái Tổ thân chinh đem quân đánh Bắc Hán. Quân Tống sĩ khí đang hăng, mấy ngày đã phá được quân Bắc Hán đánh thẳng tới kinh đô Thái Nguyên và vây hãm vua Bắc Hán là Lưu Sùng. Tuy nhiên nghe tin nước Liêu phái quân đến cứu đã làm thay đổi tình thế, quân Bắc Hán liều chết tử thủ làm quân Tống không sao hạ được thành và Tống Thái Tổ buộc phải rút quân vì không muốn bị tấn công từ hai phía và vì thiếu khuyết một đội kỵ binh có thể đối mặt trực diện với quân Liêu. Hai cuộc tấn công sau cũng không đem lại nhiều kết quả khả quan cho nhàNhà Tống.
 
Triệu Khuông Dận thống nhất đất nước, một mặt dựa vào vũ lực, một mặt cũng dựa vào chiến tranh tâm lý. Việc thay đổi triều đại trong lịch sử đều ngập tràn xương máu và lòng hận thù tàn khốc, Triệu Khuông Dận đã đi theo con đường khác, Đối với các [[vua|quốc vương]] đã mất đi quyền lực, ông tiếp đãi bằng lễ, gửi đến sự chân thành, làm cho thế lực phản đối thuận theo mình. [[Hậu Chu Cung Đế|Cung Đế]] Sài Tông Huấn bị phế, Triệu Khuông Dẫn đối đãi rất tốt. Khi Tông Huấn bị bệnh chết, đích thân Triệu Khuông Dận phát tang và để tang. Khi Hậu Chủ [[Lý Dực|Lý Dục]] nhà [[Nam Đường]] đầu hàng vào năm '''Khai Bảo''' thứ 8 ([[975]]), Triệu Khuông Dận ''"ngự trên cửa Minh Đức thấy Lý Dục ở dưới lầu, đã không bắt làm lễ nghi như tù binh"'', lại còn ''"phong cho Lý Dục làm Vi Mệnh Hầu và ban chức tước cho con em và các thân cận của họ Lý"''. Sau khi Vua [[Hậu Thục]] là Mạnh Sưởng đầu hàng vào [[tháng một|tháng 1]] năm '''Càn Đức''' thứ 2 ([[965]]), Triệu Khuông Dận ''"ngự tại điện Sùng Nguyên đón tiếp với lễ nghi đầy đủ"'' và ban thưởng rất nhiều. Vua [[Ngô Việt]] [[Tiền Hoằng Thục]] tỏ ý quy phục, được phong ngay làm Binh mã Đại nguyên soái. Đích thân Triệu Khuông Dận đi kiểm tra công việc chuẩn bị và tiếp đón Tiền Lưu nhập cung, rồi đích thân tiếp kiến, cho phép Tiền Lưu đeo kiếm vào điện, dâng thư, ban chiếu không nhắc đến tên thường. Vua [[Nam Hán]] [[Lưu Sưởng]] bị bắt vào kinh, Triệu Khuông Dận tha tội không hỏi, lại phong tước Ân xá Hầu. Triệu Khuông Dẫn đã ưu đãi mấy ông vua mất nước này, không những đã an ủi một số lớn những nhân sĩ đã trung hiếu với các chính quyền vong quốc đó, lại còn nắm trong tay cả một vùng đất rộng lớn hoàn chỉnh an toàn, cái được thật là to lớn. Đó là cách làm của một người có tầm nhìn chính trị.
Dòng 111:
 
=== Quân sự ===
Vì Tống Thái Tổ thực hiện tập trung binh quyền nên lực lượng quân đội chính quy nhàNhà Tống chỉ có Cấm quân. Lực lượng cấm quân bao gồm nhiều binh chủng như [[bộ binh]], [[cung thủ]], [[pháo binh]] nhưng thiếu nhất là kỵ binh.
 
Hậu Tấn Cao Tổ [[Thạch Kính Đường]] đã đem tặng mười sáu châu [[Yên Vân]] cho nước Liêu của người Khiết Đan. Khu vực này từ thời [[Hán triều|Hán]], [[Đường Triều|Đường]] đã là nơi chuyên cung cấp chiến mã và [[kỵ binh]] cho đế quốc, một lực lượng đem lại sức mạnh bất ngờ trong chiến đấu và có khả năng truy kích kẻ thù cũng như rút lui nhanh nhẹn. Việc làm này đã làm cho nhàNhà Tống thiếu đi một sức mạnh to lớn cho quân đội, lúc nào cũng phải ở vào thế bị động phòng thủ trước các cuộc tấn công của các nước Liêu Hạ và phải chống lại bằng nỏ cứng và pháo binh, nếu quân Tống rời khỏi thành trì để giao chiến hay truy kích quân địch thì thất bại gần như không tránh khỏi. Vì thế nên suốt đời Thái Tổ luôn muốn khôi phục 16 châu Yên Vân, còn hứa tướng nào làm được sẽ phong vương. Tuy nhiên các lần bắc phạt của ông đều thất bại do thiếu 1 đội kỵ binh đủ ngăn được sự tiếp viện của quân Liêu. Nhà Tống không bao giờ có thể lấy lại được 16 châu Yên Vân.
 
[[Thủy quân]] nhàNhà Tống cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong quân đội. Nhờ có thủy quân mà Thái Tổ dễ dàng đánh bại các nước phía nam sông [[Trường Giang]] và thủy quân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ trước quân xâm lược phương bắc vào thời [[Nam Tống]].
 
Việc Thái Tổ trọng dụng văn quan làm cho tầng lớp võ nhân rơi xuống vị trí thấp kém trong xã hội, đãi ngộ thấp kém làm cho quân tướng không hết sức chống giặc và việc để quan văn cầm quân đã gây nhiều thảm họa vào đời sau.
Dòng 121:
Cơ quan trung ương vẫn có [[Tể tướng]], sử dụng danh hiệu [[Bình chương sự|Đổng bình chương sự]], nhưng bổ sung thêm [[Tham tri chính sự]] làm Phó tể tướng, mục đích là để phân chia quyền lực của Tể tướng. Đồng thời quy định mọi việc [[quân sự]], [[hành chính]], điều động Cấm binh do [[Khu mật sứ]] nắm giữ, nhằm đối lập với Tể tướng. Chính quyền và quân quyền trực tiếp theo lệnh Hoàng đế. Quyền tài chính do [[Tam ti sứ]] điều hành, phụ trách chi tài chính toàn quốc, gọi là ''"Kế tướng"'', quyền lực không thua gì Tể tướng và Khu mật sứ, phòng ngừa một mình Tể tướng nắm giữ quyền lực quá lớn. Còn lập ra các chức vụ ''Khu mật Phó sứ'', ''Tam ti Phó sứ'', càng thuận lợi cho việc chỉ huy của Hoàng đế.
 
Với chính quyền địa phương cũng áp dụng hàng loạt biện pháp. Từ cuối [[nhàNhà Đường]] tới thời [[Ngũ Đại Thập Quốc|Ngũ đại]], [[Tiết độ sứ]] cát cứ một phương hoặc kiêm một số quận, gọi là ''"chi quận"''. Trong quá trình thống nhất đất nước, Triệu Khuông Dận xóa bỏ ''chi quận'', thay đổi do trung ương trực tiếp quản lý. Tiết độ sứ [[nhàNhà Tống|đời Tống]] chỉ là một chức vụ không có quyền hành, để ban cho những tông thất hoặc bên ngoại, những công thần bãi chính về quê hoặc vinh hàm dành cho Tể tướng. Hành chính địa phương của nhàNhà Tống chia ra làm hai cấp là [[châu (đơn vị hành chính)|châu]] và [[huyện]], lại lập ra ''Thông phán'' do trung ương trực tiếp cắt cử.
 
Họ cùng cai trị với ''Tri châu'', ''Tri huyện'' và giám sát hành động của Tri châu, khống chế lẫn nhau, không ai có thể chuyên quyền.
 
Từ [[nhàNhà Đường|đời Đường]] trở đi, phiên trấn như một cái đuôi lớn không chịu vẫy theo cái đầu (thế lực mạnh không theo chỉ huy của trung ương), có quyền lớn về [[tài chính]]. Năm Càn Đức thứ 3 ([[965]]), Triệu Khuông Dận lại hạ lệnh ''"các châu, ngoài việc chi phí, phàm là vàng bạc, vải vóc để phục vụ quân đội, đều nộp về Kinh đô, không được chiếm giữ"'' (''Tục tư trị thông giám trường biên, quyển 2''). Triệu Khuông Dận lại thu quyền tài chính của địa phương, các quan lại phiên trấn vì không có lương thảo cho [[quân đội]], trong kho không có [[vàng]] [[bạc]] nên không thể làm phản.
 
Thời nhà Hán và thời [[Ngụy (Tam Quốc)|Ngụy]] [[Nhà Tấn|Tấn]], chính quyền trung ương bị thống trị bởi giai cấp thế gia sĩ tộc, đời đời truyền nối nhau lũng đoạn con đường làm quan dựa theo chế độ "[[Cửu phẩm trung chính]]". Thời [[Nhà Tùy|Tùy]], Đường đã bỏ chế độ này, lập khoa cử để tuyển nhân tài từ dân gian nhưng không nhiều, quan lại triều đình vẫn chủ yếu đến từ thế gia sĩ tộc. Tống Thái Tổ cho cải cách khoa cử, tăng cường đãi ngộ cho văn nhân để tuyển dụng người đọc sách trong dân gian vào triều làm quan, tránh tình trạng quan chức bị cha truyền con nối bởi việc lũng đoạn của sĩ tộc. Nhà vua còn cho lập các thư viện, văn đàn, những nơi mà văn nhân có thể tụ tập công khai để thảo luận chính sự và phát biểu ý kiến. Nhà Tống là thời đại phong kiến được phát biểu thời sự tự do nhất mà không sợ trừng phạt. Việc này đã tạo tiền đề cho sự phát triển khoa học, sự ra đời các cải cách kinh tế và các thành tựu về nghệ thuật và văn chương.
Dòng 150:
Triệu Khuông Dận chiếm đoạt dược chính quyền Hậu Chu chỉ có được một dải [[Hoàng Hà]] của [[Trung nguyên]], phía bắc có [[nhà Liêu|nước Liêu]] hùng mạnh, [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]] có [[Bắc Hán]]; hai bờ Nam Bắc [[Trường Giang|Dương Tử]] lại có [[Nam Đường]], [[Ngô Việt]], dưới nữa có nước [[Nam Hán]]..., gồm sáu, bảy chính quyền cát cứ. Cục diện ấy không thể dai dẳng được nữa. [[Hậu Chu Thế Tông|Chu Thế Tông]] có chí thống nhất đất nước, nhưng không may qua đời quá sớm, nghiệp lớn chưa thành, mọi việc đều đổ dồn lên vai của Triệu Khuông Dận, như là một sứ mạng lịch sử vậy.
 
Tống Thái Tổ làm vua được 16 năm, ông đã dốc toàn lực thống nhất đất nước, kết thúc thời rối loạn và chia cắt của thời kỳ [[Ngũ Đại Thập Quốc|Ngũ đại Thập quốc]], giải quyết một cách triệt để tình thế hỗn loạn, phiên trấn loạn chính từ cuối [[nhàNhà Đường|đời Đường]]. Ông còn tăng cường chế độ tập quyền trung ương, đây là sự cống hiến to lớn của ông đối với [[lịch sử]]. Nền chính trị của [[Nhà Tống|Bắc Tống]] ổn định, thúc đẩy sự cải cách về phương thức chiếm hữu [[ruộng đất]] và phương thức bóc lột từ thời kỳ giữa [[nhàNhà Đường]] trở lại, làm cho sự phát triển của [[kinh tế]] và [[văn hóa]] [[phong kiến]] vượt lên một tầng bậc mới.
 
Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt. Tống Thái Tổ đã không lường trước được rằng, hàng loạt những biện pháp tập trung quyền lực về quân đội và chính trị, tăng cường quyền lực Hoàng đế, làm yếu quân đội, chính quyền quan liêu hóa, đã dẫn đến việc làm cho [[Nhà Tống|Bắc Tống]] giàu mà không mạnh, cơ bản về sau khi thu phục Bắc Hán thì từ từ mất khả năng tác chiến hay phòng ngự, tướng không biết lính, lính không quen tướng, chẳng còn sức chiến đấu. Cơ cấu quan liêu chồng chất, cản trở lẫn nhau, hiệu quả làm việc rất thấp. Bắc Tống thường xuyên rơi vào tình thế bị tiến công từ các láng giềng như Liêu, [[Tây Hạ]]. Khi Liêu bị diệt thì [[nhà Kim|Kim]] thay Liêu còn mạnh hơn, cuối cùng Bắc Tống nước mất nhà tan, hai hoàng đế [[Tống Huy Tông|Huy Tông]] và [[Tống Khâm Tông|Khâm Tông]] trở thành hai vị vua mất nước.
 
Nhà vua muốn thay thế võ tướng nên trọng dụng các thành viên tôn thất, cho em là Triệu Quang Nghĩa cai quản kinh đô và phủ Khai Phong, cuối cùng thì bị em hại để cướp ngôi. Các con ông cũng bị bí mật ám hại để đảm bảo cho ngai vàng của người em. Triệu Quang Nghĩa về sau rút được bài học của anh, cấm không cho tôn thất can chính, lại chèn ép em trai là [[Triệu Đình Mỹ]] tới chết. Triệu Quang Nghĩa còn hạ lệnh con cháu không được rời kinh thành để dễ khống chế, nhưng vào loạn [[Tĩnh Khang]] toàn bộ hoàng thất nhàNhà Tống dòng Thái Tông đều bị bắt hết, may có [[Triệu Cấu]] ở ngoài nên vẫn giữ được ngôi vua. Nhưng Triệu Cấu không con, ngôi vua cuối cùng được trả về cho dòng Thái Tổ.
 
Tống Thái Tổ vì sợ tầng lớp võ tướng nên trọng dụng văn nhân, thậm chí còn hạ lệnh: "Triều đình không giết sĩ phu". Văn nhân dưới thời Tống được triều đình cực kì hậu đãi. Thế nhưng văn nhân nhu nhược, suốt ngày chỉ biết đàn ca múa hát làm thơ. Triều đình nhàNhà Tống dùng văn quan cầm quân nên khi nghe tiếng quân Liêu, Hạ đã bỏ cả thành trì binh sĩ mà chạy. Văn nhân không bị hình pháp nên thỏa thích làm càn, thậm chí còn lấn át cả hoàng đế, nhất là chức vụ [[Thừa tướng]], điển hình là [[Khấu Chuẩn]] đã ép vua [[Tống Chân Tông|Chân Tông]] phải ra trận. Các vua từ Thái Tông trở đi đều là văn nhân không quen chinh chiến, việc mà nhàNhà Tống chỉ có mỗi Thái Tổ là giỏi, nên việc quân nhàNhà Tống bị đình trệ. Do không có thống lĩnh tối cao, các tướng lĩnh nhàNhà Tống khó thống nhất với nhau trong phương án tác chiến, quân đội không thống nhất nên quân Tông hầu hết đánh đâu thua đó dù là thủ hay công. Cuối cùng thì Bắc Tống diệt vong.
 
[[Chu Hi|Chu Hy]] thời [[nhàNhà Tống|Nam Tống]] đã chỉ ra: ''"Triều đình biết được cái gương xấu của [[Ngũ Đại Thập Quốc|Ngũ đại]], binh cũng thu, tài chính cũng thu, thưởng phạt hành chính đều thu, châu quận dần dần trở nên khó khăn yếu kém"''. Câu nói đó đã chỉ ra đúng căn bệnh do chính sách tập trung quyền lực cao độ của Tống Thái Tổ gây ra.
 
Tống Thái Tổ tuy coi trọng văn nhân nhưng bản thân lại là một võ tướng dũng quán tam quân. Bản thân nhà vua thuở nhỏ học võ ở chùa [[Thiếu Lâm]](?). Khi trưởng thành Thái Tổ tự mình sáng tạo ra hai bộ võ công, một quyền một côn mà đánh khắp thiên hạ. Đời sau kính trọng ông nên đã gọi hai bộ võ công đó là "[[Thái Tổ Trường Quyền|Thái Tổ trường quyền]]" và "[[Thái Tổ côn pháp]]". Bộ "Thái Tổ trường quyền" còn được lưu truyền tới nay.
Dòng 185:
# Yến Ý vương [[Triệu Đức Chiêu]] (燕懿王趙德昭, 951 - 979), tổ tiên trực hệ của [[Tống Lý Tông]] và [[Tống Độ Tông]] sau này, mẹ là Hiếu Huệ hoàng hậu
# Thư vương [[Triệu Đức Lâm]] (舒王趙德林), mất sớm, mẹ là Hiếu Huệ hoàng hậu
# Tần Khang Huệ vương [[Triệu Đức Phương]] (秦康惠王趙德芳, 959 - 981), tổ tiên 6 đời của [[Tống Hiếu Tông]], không rõ mẹ
 
==== Con gái ====
Dòng 205:
{{s-reg|}}
{{s-bef|before=Thành lập triều đại}}
{{s-ttl|title=[[Nhà Tống|Vua nhàNhà Tống]]|years=960-976}}
{{s-aft|after=[[Tống Thái Tông]]|rows=2}}
{{s-bef|before=[[Hậu Chu Cung Đế]]<br><small>([[hậu Chu|nhà Hậu Chu]])</small>}}