Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các cuộc chiến tranh của Napoléon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 165:
Quả nhiên Napoléon và thống chế [[Louis-Nicolas Davout]] đã đánh bại quân Phổ ở các trận [[Jena]] và [[Auerstedt]] ngày 14 tháng 10 năm 1806. Quân Phổ bị chết 25.000 người, 150.000 người bị bắt làm [[tù binh]], Pháp tịch thu 100.000 [[súng trường]] và 4.000 [[pháo|súng đại bác]]. Ngày 27 tháng 10 năm 1806, Napoléon vào [[Berlin]]. Ông ta viếng mộ [[Friedrich II của Phổ]] và tuyên bố trước các tướng lãnh Pháp: "Nếu ông ta còn sống thì ngày hôm nay chúng ta không thể tới đây". Tính chung Napoléon chỉ mất 19 ngày, từ khi bắt đầu trận chiến tới khi vào Berlin. Sau thất bại này, Phổ ký [[hiệp ước đình chiến]] tại [[Charlottenburg]] (Berlin). Tại Berlin, Napoléon ban bố một loạt [[sắc lệnh]], có hiệu lực từ 1 tháng 11 năm 1806, chủ trương một cuộc [[Phong tỏa lục địa]]{{fn|9}}, cấm mọi việc buôn bán với Anh trong các nước chịu ảnh hưởng của Pháp. Quân đội Anh thời đó đã giảm bớt còn khoảng 220.000 người, đối với Đại quân Pháp có lúc trên 1 triệu quân, kể cả quân các nước đồng minh và [[vệ binh]]. Trái lại hạm đội Anh gây khó cho việc buôn bán hàng hải của Pháp, nhưng không gây trở ngại cho việc buôn bán trên lục địa, và cũng không đe dọa lãnh thổ Pháp. Hơn nữa, dân số và việc [[sản xuất]] (kỹ nghệ, nông nghiệp) của Pháp cũng vượt trội Anh. Tuy nhiên việc làm chủ trên biển đã cho Anh một sức mạnh đáng kể, khiến cho Pháp khó có một nền hòa bình vững chắc, và Anh cũng có thể lập Liên minh chống Pháp bất cứ lúc nào.
 
Napoléon tiến lên phía Bắc để đối đầu với quân Nga và mưu toan chiếm [[thủ đô]] mới của Phổ là [[Kaliningrad|Königsberg]] (nay là [[Kaliningrad]] (Nga), một động tác chiến thuật trong trận ác chiến tại [[Eylau]]{{fn|10}} (Phổ) ngày 7 và 8 tháng 2 năm 1807, buộc Nga phải rút lui. Sau khi chiếm [[Dantzig]] (nay là [[Gdansk]], [[Ba Lan]]), Napoléon cũng thắng trận quyết định ở [[Friedland]] ngày 14 tháng 6 năm 1807. Cuộc bại trận này buộc sa hoàng phải ký [[hòa ước Tilsit]]{{fn|11}} (Phổ) ngày 7 tháng 7 năm 1807. Mạnh vì chiếm được các đất đai mới của Phổ, Napoléon cho tái lập nước Ba Lan khi lập [[Đại công quốc WarsawaWarszawa]]. Tại [[Hội nghị Erfurt]] (1808), Napoléon và Sa hoàng Aleksandr I ký một hiệp định, theo đó Nga sẽ buộc Thụy Điển tham gia vào cuộc Phong tỏa lục địa. Lời hứa này dẫn tới [[Chiến tranh Phần Lan]] (1808 - 1809) giữa Nga và Thụy Điển, và Nga thắng. Thụy Điển bị chia cắt thành 2 phần, ranh giới ở [[vịnh Bothnia]], phần phía đông sát nhập vào Nga, tạo thành [[Đại công quốc Phần Lan]].
 
== Các trận chiến với Liên minh thứ năm{{fn|12}} ==