Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hopquabian (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Cải tổ và tan rã: Thêm thông tin về Andropov và Chernenko, xóa bỏ những thông tin không liên quan làm loãng bài viết.
Dòng 453:
{{main|Lịch sử Liên bang Xô viết (1985-1991)}}
[[Tập tin:RIAN archive 58833 Withdrawal of Soviet troops from Afghanistan.jpg|nhỏ|phải|230 px|[[Quân đội Xô viết]] rút hoàn toàn khỏi [[Afghanistan]] vào năm 1989, sau cuộc chiến không thành công tại quốc gia này]]
Năm 1982, Brezhnev qua đời. Hai người kế nhiệm ông cũng không tại vị được lâu. [[Yuri Andropov]] lên nắm quyền vào năm 1982 và chết hai năm sau đó. [[Konstantin Chernenko]] trở thành Tổng bí thư vào năm 1984 và qua đời chỉ sau đó một năm. Năm [[1985]] Tổng bí thư mới được bầu, [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov|Mikhail Sergeyevich Gorbachev]] và những người cùng chí hướng như [[Aleksandr Nikolayevich Yakovlev]] bắt đầu tiến hành chính sách [[perestroika|cải tổ]] ([[perestroika]] – ''Перестройка'') và công khai hóa (glasnost – ''Гласность'') để thúc đẩy các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị xã hội. Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. Sự tích cực của dân chúng dâng cao nhưng lại đi chệch hướng, khiến khủng hoảng chính trị trở nên sâu sắc: các tổ chức phi chính phủ, các nhóm dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng có xu hướng chống chính quyền trung ương, đòi [[ly khai]] độc lập.
 
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm soát được tình hình. Nền kinh tế chưa có chuyển biến đáng kể thì khủng hoảng chính trị đã trở nên trầm trọng: các lực lượng ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về đòi ly khai độc lập. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu, thậm chí có nơi chính quyền nước Cộng hòa thành viên lại xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận. Mâu thuẫn dân tộc rất lớn trong lòng Liên Xô trước đây được kiềm chế thì nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên sa sút, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên cộng sản không còn chịu sự kiểm soát và không tuân thủ kỷ luật của Đảng, nhiều người quay sang trở thành các lực lượng dân tộc chủ nghĩa đòi ly khai. Ngay cả cộng hòa Xô viết Nga, nước trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa Xô viết Nga cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của nhà nước trung ương Liên Xô dần dần bị tan rã.
Dòng 469:
 
Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ 28/6 đến 1/7/1988), Gorbachev đã giải tán 23 ban trực thuộc Trung ương Đảng, như vậy là gần như xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 7/1990, Gorbachev công khai phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, điều lệ Đảng chính thức xóa bỏ nguyên tắc quan trọng nhất của Đảng mà [[Vladimir Ilyich Lenin]] đã lập ra<ref name=qdnd />.
 
Sau này vào tháng 5/1993, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "[[Le Figaro]]" về khả năng “hỗ trợ bên ngoài” trong việc xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, Gorbachev lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ [[Ronald Reagan]] tại [[Reykjavik]], ông đã ''"trao Liên Xô vào tay Mỹ"'' (trong hồi ký của mình, Reagan nói rằng ông ta đã bị sốc vì vui mừng khi biết một bộ phận trong giới chính trị cấp cao Liên Xô lại có tư tưởng chống Cộng). Sau này, năm 1999, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Gorbachev tự thú nhận: "''Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước... Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và Xô viết Tối cao cũng như Ban lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hoà. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A. Yakovlev, Shevardnadze...''"<ref>[http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/phong-trao-cong-san-cong-nhan-quoc-te/books-410120159545046/index-3101201594943465.html Vì sao Liên Xô sụp đổ I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev], 01/10/2015, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam</ref>.
 
Tuy nhiên, một số người khác cho rằng Gorbachev là một chính khách yếu kém nên các chính sách của ông ta mới dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Nikolai Ryzhkov nhận xét "''Nhưng dù không kính trọng Gorbachev, tôi vẫn phải nói lại là ông ta không muốn làm tan rã đất nước, không muốn. Chỉ đơn giản là bằng những hành động ngu ngốc của mình, ông ta đã đưa đất nước đến thảm cảnh đó... Sai lầm của Gorbachev là: bao giờ cũng bắt đầu từ kinh tế, không quan tâm gì đến vấn đề Đảng và Nhà nước.''". Còn [[Lý Quang Diệu]] cho rằng "''Cái ngày ông Gorbachev nói với quần chúng tại Moskva: không việc gì phải sợ KGB, tôi đã hít một hơi thật sâu. Tôi nghĩ con người này là một thiên tài thật sự... Ông ấy ngồi trên đỉnh của một bộ máy khủng bố và tuyên bố: không có gì phải sợ. Chắc chắn ông ấy phải có một kế hoạch dân chủ hóa rất ghê gớm. Cho tới khi tôi gặp ông ấy và tôi thấy ông ấy hoàn toàn lúng túng trước những gì đang xảy ra quanh mình. Ông ấy đã nhảy xuống phần rất sâu của bể nước mà không hề biết cách bơi.''". Lý Quang Diệu nhận xét Gorbachev kém xa [[Đặng Tiểu Bình]], người đã cải cách dần dần mà không hề làm Trung Quốc tan rã.<ref>Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China, the United States, and the World, The Future of Democracy, Kuan Yew Lee, Graham Allison, Robert D. Blackwill, Ali Wyne, MIT Press, 2012</ref> Đến năm 2016, trả lời phỏng vấn của đài BBC, Gorbachev cho rằng "''Những gì xảy ra cho Liên Xô là tấn kịch đời tôi. Và là tấn bi kịch cho mọi người sống ở Liên Xô''". Ông cho rằng các các lãnh đạo Cộng hòa Xô viết Nga, Belorussia và Ukraina, những người đã ký văn bản giải thể Liên Xô đã "''Phản bội ngay sau lưng tôi... Họ đốt cả ngôi nhà chỉ để châm điếu thuốc. Chỉ để có quyền lực... Họ không thể làm thông qua biện pháp dân chủ (vì [[trưng cầu dân ý]] cho thấy 76% cử tri vẫn ủng hộ duy trì Liên Xô). Thế là họ phạm tội. Đó là đảo chính.''" và quyết định từ chức Tổng thống Liên Xô là vì "''Chúng tôi đang đi tới nội chiến và tôi muốn tránh nó. Tôi không thể để điều đó xảy ra chỉ để bám níu quyền lực. Từ chức là thắng lợi của tôi.''".<ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/world-38304524 Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?], BBC, 13 tháng 12 năm 2016</ref>
 
Bất bình trước những chính sách của Gorbachev, ngày [[19 tháng 8]] năm [[1991]], một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ tịch KGB Kryuchkov, Phó Tổng bí thư Yanaev, Thủ tướng Pavlov) tiến hành đảo chính với mục tiêu chấm dứt sự hỗn loạn do Gorbachev gây ra, bảo toàn sự thống nhất của Liên bang Xô viết, lập [[Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp]], đưa quân đội vào thủ đô Moskva để tước bỏ quyền lực của Gorbachev. Nhưng lực lượng này đã tỏ ra do dự, không quyết đoán khi tiến hành. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô [[Nikolai Ryzhkov]] nhận xét rằng các thành viên Ủy ban khẩn cấp đã lập kế hoạch một cách thiếu nghiêm túc: "''Tất cả những chuyện đó, có cái gì đó giống như trò chơi của trẻ thơ vậy. Không nghiêm túc... nếu như những người đó suy nghĩ một cách nghiêm túc thì họ đã không hành động như vậy. Họ đưa xe tăng vào, mọi người chắc còn nhớ rất rõ cảnh các cô gái ngồi trên đùi các anh lính tăng và trên tháp pháo. Như thế là thế nào? Tất cả những cái đó thật là gàn dở. Tôi biết là cùng thời gian ấy Elsin đang ở Kazakhstan và đã uống ở đấy kha khá... Nhưng những người ở đấy (dân Kazakhstan) là những con người thông minh và tìm cách đuổi khéo... Như vậy là ông ta đã bay tới (Matxcova), đi đến nhà nghỉ ngoại ô, thế thì bắt ông ta đi, ai ngăn cản anh làm việc đó? Cả một nhóm KGB ngồi trong bụi cây và nhìn Elsin ngất ngưởng đi về nhà ngủ.''".<ref name="baodatviet"/> Chỉ qua 2 ngày ([[21 tháng 8]]) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút quân khỏi Moskva, đảo chính thất bại. Cuộc đảo chính không đạt được mục tiêu mà càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa thành viên và các nhà nước trung ương.
 
[[Hình:Boris Yeltsin 19 August 1991-1.jpg|nhỏ|270px|Yelsin và những người ủng hộ đứng trên xe tăng của quân đảo chính trước [[Nhà Trắng (Moskva)|Nhà Trắng]] ngày 19 tháng 8]]
Trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga [[Boris Nikolayevich Yeltsin|Boris Yeltsin]], người đã huy động dân chúng tụ tập quanh Nhà Trắng, trụ sở chính phủ Nga. Thực ra chính [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|tình báo Mỹ]] đã thông đồng với Boris Yeltsin và báo trước cho ông ta biết về những kế hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với ''Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp'' do CIA đã đặt máy nghe trộm ngay dưới chân [[điện Kremli]]. Đích thân tổng thống Mỹ [[George H. W. Bush|George Bush]] (cha) và thủ tướng [[Anh]] là [[John Major]] đã gọi điện báo trước về âm mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc quân đội. A. Shcherbatov - Chủ tịch Liên minh các quý tộc Nga ở Mỹ, đã tiếp xúc với Đại sứ Mỹ [[Robert Strauss]] tại Liên Xô khi đó và đã bay từ Mỹ về Moskva vào đúng ngày xảy ra cuộc đảo chính. Ông kể: ''"Tôi đã cố tìm hiểu các chi tiết về cuộc đảo chính. Sau đó vài ngày, tôi biết được nhiều điều: [[CIA]] đã chuyển tiền qua Đại sứ Strauss cho các tướng lĩnh quân đội mà ông ta đã mua chuộc được: Các sư đoàn lính dù Taman và Dzerzhisk đã đứng về phía Yeltsin."'' Cho đến tận sau này, khi sự việc bị lộ ra, nhiều người Nga vẫn đánh giá Boris Yeltsin rất tiêu cực vì sự thông đồng của ông ta với tình báo nước ngoài<ref name=antg2>[http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Tiet-lo-moi-ve-ke-phan-boi-nguy-hiem-nhat-the-ky-XX-308201/ Tiết lộ mới về “kẻ phản bội nguy hiểm nhất thế kỷ XX”], 02/05/2014, An ninh Thế giới</ref>.
 
Sau đảo chính, ngày 24/8/1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng và từ chức Tổng bí thư và tự phong mình là ''"Tổng thống Liên Xô"''. Ngày 29/8/1991, Gorbachev ra lệnh giải thể các cơ quan chính trị, chấm dứt các hoạt động Đảng trong quân đội. [[Hồng quân Liên Xô]], thành trì quan trọng nhất bảo vệ nhà nước Xô Viết và Đảng Cộng sản Liên Xô, dù có lực lượng hùng mạnh nhưng đã hoàn toàn bị Gorbachev vô hiệu hóa do không còn công tác chỉ huy chính trị<ref name=qdnd />.