Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dân chủ tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Câu này tuyên bố không có nguồn đâu cả, treo biển lâu rồi mà không bổ sung, khi nào bổ sung nguồn thì thêm vào, có thể lục lại lịch sử để copy lại
Dòng 36:
Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà nhân dân ta đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn."
 
==Tiến trình dân chủ và một số phong trào tự xưng đấu tranh dân chủ gần đây==
Sau [[Cải cách ruộng đất]] 1950, miền Bắc Việt nam đã nhen nhóm những tiếng nói đòi quyền tự do trong đời sống xã hội, như [[Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm]] nhưng đã thất bại. Sau đó, do điều kiện [[chiến tranh Việt Nam]], vấn đề dân chủ không được đưa ra tại miền Bắc {{fact}}. Sau 1975, khi đất nước thống nhất, cả nước theo Chủ nghĩa Xã hội, một số phong trào chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn còn tại miền Nam, do các cá nhân của chế độ Việt nam công hòa thực hiện, tuy vậy tất cả đều thất bại. Đặc biệt là bắt đầu từ quá trình "mở cửa", "đổi mới" được bắt đầu 1985-1986, phong trào đấu tranh đòi dân chủ trong nước bắt đầu nhen nhóm. (Phong trào Phạm Quế Dương, Trần Độ). Đặc biệt, khi chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bị sụp đổ, phong trào xét lại bắt đầu hình thành. Nhiều câu hỏi đặt ra như: "tại sao chủ nghĩa xã hội lại sụp đổ?", "ưu điểm của dân chủ tư bản chủ nghĩa?" {{fact}}.
[[Image:Democracy Index 2008.png|thumb|400px|[[Chỉ số dân chủ]] 2008 do [[The Economist]] đánh giá. Những nước có mầu tối là độc tài. Hầu hết các chế độ độc tài là ở Châu Phi và Châu Á]]
Dòng 68:
 
Đại sứ Thụy Sỹ Jean-Hubert Lebet thay mặt cho Canada, Na Uy và New Zealand và nước mình, bày tỏ lo ngại mức độ đói nghèo "đang thực sự tăng" ở một số dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Ông Lebet nhấn mạnh về "tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin không nên bị cản trở trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi dần sang nền kinh tế tri thức". Các nhà quan sát nói rằng có đợt trấn áp mới đang được tiến hành đối với các blogger và các nhà hoạt động vì căng thẳng chính trị tăng cao trước Đại hội Đảng. <ref>http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/12/101207_cg_meeting.shtml</ref>
 
==Ý kiến các cá nhân==
Khi bàn về tính dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam,<ref>{{cite news|url=http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-07-nguyen-chu-tich-quoc-hoi-khuyen-nghi-doi-moi-he-thong-chinh-tri|title=Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị|publisher=TuầnViệtNam.net|date=ra ngày 08/12/2010|accessdate=ngày 08/12/2010|archiveurl=http://www.webcitation.org/5vCUupjHc|archivedate=23/12/2010}}</ref> ông [[Nguyễn Văn An]] cho biết rằng "Theo nguyên tắc [[Đường lối tập trung dân chủ|tập trung dân chủ]] của Đảng thì ở Quốc hội, ở Hội đồng nhân dân, đảng viên phải bỏ phiếu theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng" và ông đặt câu hỏi về bản chất và tính đại diện của Đảng. Ngoài ra, ông nói nếu "không có tranh cử, dân sẽ không có cơ hội lựa chọn cương lĩnh và nguyên thủ. Làm như lâu nay thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm." Để giải quyết lỗi hệ thống này, ông An đưa ra giải pháp rằng " có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định... Ông còn kiến nghị sớm xây dựng luật về Đảng để Đảng lãnh đạo hợp Hiến và hợp pháp.Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì Đảng sẽ trở thành ông Vua tập thể, ông Vua cộng sản mất rồi. Như vậy là Đảng chủ, Đảng toàn trị chứ không phải dân chủ nữa."