Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.3.192.127 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Trantrongnhan100YHbot
Thẻ: Lùi tất cả
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 23:
Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 1,5 triệu người tử vong (ước tính 2016), hầu hết ở các [[các nước đang phát triển|nước đang phát triển]].
 
Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân. Tuy số người chết vì bệnh lao đã giảm đi rất nhiều, theo WHO năm 2016 mỗi ngày vẫn có khoảng 4.100 người chết, so với bệnh [[HIV/AIDS|AIDS]] 3.300, làm cho bệnh này vẫn là bệnh truyền nhiễm gây chết người nhiều nhất trên thế giới.<ref name="nyt1">{{chú thích web|last=McNEIL Jr.|first=DONALD G.|title=Vietnam’s Battle With Tuberculosis|date = ngày 28 tháng 3 năm 2016|url=http://www.nytimes.com/2016/03/29/health/vietnam-tuberculosis.html?_r=0}}</ref>
 
Sự sao nhãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc (MDR, ''multiple drug resistant'') đang tăng. Năm 1993, [[Tổ chức Y tế Thế giới]] tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao.
Dòng 71:
25 năm trước Việt Nam có khoảng gần 600 người mỗi 100 ngàn, hiện tại ít hơn 200 người. Theo con số của chính quyền 90% những ca bình thường sẽ khỏi bệnh, trường hợp vi khuẩn lờn thuốc 75% khỏi bệnh so với 50% trên toàn thế giới. Mỗi năm chính phủ bỏ ra khoảng $26 triệu, trong con số đó, 19 triệu tới từ tiền quyên được ở ngoại quốc, 1/3 là từ Hoa Kỳ.
 
Theo bác sĩ Mario C. Raviglione, giám đốc chương trình lao toàn cầu của W.H.O., thành công của Việt Nam không chỉ vì tiền quyên được, mà vì đó là một quốc gia cộng sản, họ bỏ nhiều công sức cho y tế cộng đồng, có nhiều bác sĩ và nhiều bệnh viện, và khi chính quyền trung ương muốn làm gì họ làm thực sự. Theo báo cáo mỗi bệnh nhân mỗi ngày uống thuốc trước mặt một y tá và có ghi lại vào thẻ. Chỉ có vấn đề đối với các bệnh nhân cứng đầu, không có luật để giam họ lại. Hầu như các bệnh nhân bình thường sau khi dùng thuốc trong 6 tháng sẽ lành bệnh.
 
Đối với bệnh nhân do vi khuẩn lờn thuốc, phải dùng thuốc trong 2 năm, một số thuốc phải chích. Thuốc có thể làm điếc tai, bệnh tâm thần hay hư thận. Bệnh nhân phải nằm nhà thương, hạn chế lại, thỉnh thoảng hàng tháng cho tới khi họ không còn ho ra vi khuẩn.<ref name="nyt1"/>