Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vành đai lửa Thái Bình Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 3:
[[Tập tin:MSH80 st helens eruption plume 07-22-80.jpg|nhỏ|Núi lửa Helen, tiểu bang Washington phun [[18 tháng 5|18/5]]/[[1980]]]]
'''Vành đai lửa Thái Bình Dương''' là một khu vực hay xảy ra [[động đất]] và các hiện tượng phun trào [[núi lửa]] bao quanh vòng lòng chảo [[Thái Bình Dương]]. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các [[rãnh đại dương]], vòng cung [[quần đảo]], các dãy núi lửa và / hoặc sự chuyển động của các [[mảng kiến tạo]]. Đôi khi nó còn được gọi là '''vành đai địa chấn Thái Bình Dương'''.
 
Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này<ref>[http://earthquake.usgs.gov/faq/hist.html#1 earthquake.usgs.gov]</ref>. [[Vành đai Alp]], kéo dài từ [[Java]] tới [[Sumatra]] qua dãy núi [[Himalaya]], [[Địa Trung Hải]] và tới tận [[Đại Tây Dương]] chiếm khoảng 17%, còn vành đai [[sống núi giữa Đại Tây Dương]] là vành đai chiếm vị trí thứ ba về động đất<ref>[http://earthquake.usgs.gov/faq/hist.html#1 U.S. Geological Survey Earthquakes FAQ].</ref><ref>[http://earthquake.usgs.gov/image_glossary/ringoffire.html U.S. Geological Survey Earthquakes Visual Glossary].</ref>.
 
Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động [[kiến tạo mảng|kiến tạo địa tầng]] và của sự chuyển động và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất<ref>[http://pubs.usgs.gov/publications/text/slabs.html xem tại đây bằng tiếng Anh]</ref>. Phần phía đông của vành đai này là kết quả của sự chìm lún xuống dưới của các [[mảng Nazca]] và [[mảng Cocos]] do sự chuyển động về phía tây của [[mảng Nam Mỹ]]. Một phần của [[mảng Thái Bình Dương]] cùng với mảng kiến tạo nhỏ [[mảng Juan de Fuca|Juan de Fuca]] cũng đang bị chìm lún xuống dưới [[mảng Bắc Mỹ]]. Dọc theo phần phía bắc thì chuyển động theo hướng tây bắc của mảng Thái Bình Dương đang làm nó chìm lún xuống dưới vòng cung [[quần đảo Aleut]]ia. Xa hơn nữa về phía tây thì mảng Thái Bình Dương cũng đang bị lún xuống dưới dọc theo vòng cung [[bán đảo Kamchatka|Kamchatka]] - [[quần đảo Kuril]] trên phần phía nam [[Nhật Bản]]. Phần phía nam của vành đai này là phức tạp hơn với một loạt các mảng kiến tạo nhỏ đang va chạm với mảng kiến tạo Thái Bình Dương từ khu vực [[quần đảo Mariana]], [[Philippines|Philipin]], [[Bougainville]], [[Tonga]] và [[New Zealand]]. [[Indonesia]] nằm giữa vành đai lửa Thái Bình Dương (chạy dọc theo các đảo phía đông bắc, gần với và bao gồm cả [[New Guinea]]) và [[vành đai Alp]] (chạy dọc theo phía nam và tây từ [[Sumatra]], [[Java]], [[Bali]], [[Flores, Indonesia|Flores]] và [[Timor]]). Trận động đất tháng 12 năm [[2004]] gần bờ biển Sumatra trên thực tế thuộc một phần của vành đai Alp. Khu vực [[đứt gãy San Andreas]] nổi tiếng và đang hoạt động gần California là [[ranh giới chuyển dạng|đứt gãy chuyển dạng]] đang bù lại một phần của [[đới nâng đông Thái Bình Dương]] dưới khu vực tây nam [[Hoa Kỳ]] và [[México]].
 
Một loạt các vùng đất và các điểm đặc trưng của đại dương nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, liệt kê theo chiều kim đồng hồ:
 
* [[New Zealand]]
* [[Rãnh Kermadec]]
* [[Rãnh Tonga]]
* [[Rãnh Bougainville]]
* [[Indonesia]]
* [[Philippines|Philipin]]
* [[Rãnh Philipin]]
* [[Rãnh Yap]]
* [[Rãnh Mariana]]
* [[Rãnh Izu Bonin]]
* [[Rãnh Lưu Cầu]]
* [[Nhật Bản]]
* [[Rãnh Nhật Bản]]
* [[Rãnh Kuril-Kamchatka|Rãnh Kuril]]
* [[Bán đảo Kamchatka|Kamchatka]]
* [[Quần đảo Aleut]]ia
* [[Rãnh Aleutia]]
* [[Alaska]]
* [[Dãy núi Cascade]]
* [[California]]
* [[México]]
* [[Rãnh Trung Mỹ]]
* [[Guatemala]]
* [[Colombia]]
* [[Ecuador]]
* [[Peru]]
 
== [[Chi lê]] ==