Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “'''Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik''', còn được biết đến như là '''MSK''' hay '''MSK-64''', là một thang đo cường độ địa chấn diện rộn…”
 
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik''', còn được biết đến như là '''MSK''' hay '''MSK-64''', là một thang đo cường độ địa chấn diện rộng được sử dụng để đánh giá mức độ khốc liệt của sự rung động mặt đất trên cơ sở các tác động đã quan sát và ghi nhận trong khu vực xảy ra [[động đất]].
 
Thang này ban đầu được [[Sergei Medvedev (nhà địa chất)|Sergei Medvedev]] ([[Liên Xô]]), [[Wilhelm Sponheuer]] ([[Đông Đức]]) và [[Vít Kárník]] ([[Tiệp Khắc]]) đề xuất năm 1964. Nó dựa trên các kinh nghiệm có sẵn vào đầu thập niên 1960 từ việc áp dụng [[thang cường độđo Mercalli|thang Mercalli sửa đổi]] và phiên bản năm 1953 của [[thang Medvedev]], còn gọi là thang GEOFIAN.
 
Với các sửa đổi nhỏ vào giữa thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, thang MSK đã được áp dụng rộng rãi tại [[châu Âu]] và [[Liên Xô]]. Vào đầu thập niên 1990, [[Ủy ban Địa chấn học châu Âu]] (ESC) đã sử dụng nhiều nguyên lý đã lập thành công thức trong MSK trong việc phát triển [[thang vĩ chấn châu Âu]] (EMS), hiện nay là tiêu chuẩn ''[[de facto]]'' để lượng giá cường độ địa chấn tại các quốc gia châu Âu. MSK-64 vẫn còn được sử dụng tại [[Ấn Độ]], [[Israel]], [[Nga]] và tại các quốc gia thuộc [[Cộng đồng các quốc gia độc lập]] (SNG).
 
Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik là hơi giống như [[thang đo Mercalli|thang Mercalli sửa đổi]] (MM) sử dụng tại [[Hoa Kỳ]]. Thang MSK có 12 cấp cường độ, được biểu diễn bằng các [[số La Mã]] (để ngăn ngừa việc sử dụng các số thập phân):
 
{| style="width:90%; border:1px solid grey; background:whitesmoke;" cellspacing="8" cellpadding="5" align="center"