Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Thái Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: có 5 người → có năm người using AWB
Dòng 150:
Trong lúc Lý Uyên còn đang ngồi trong cùng chờ ba đứa con trai của mình thì nghe có tin báo ở bên ngoài đang xảy ra một cuộc hỗn loạn. Đương lúc chưa biết sự thể ra sao thì Uất Trì Cung tay lăm lăm xà mâu dẫn theo một toán binh lính xông vào, chắp tay bẩm báo, nói rằng, Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát âm mưu làm phản đã bị Tần vương giết cả rồi, ''“Tần vương sợ loạn quân sẽ làm kinh động đến Hoàng thượng nên sai thần tới hộ giá”''. Uất Trì Cung còn truyền đạt “thỉnh cầu” của Tần vương Lý Thế Dân muốn Lý Uyên hạ lệnh cho bọn lính bảo vệ cung Thái tử và phủ Tề vương không được kháng cự.
 
Vua cha Cao Tổ sửng sốt trước sự biến, nhưng trước việc đã rồi, ông không thể trị tội Thế Dân vì bản thân Thế Dân là người có công chinh chiến đánh dẹp để dựng lên cơ nghiệp Nhà Đường, có nhiều uy tín với trăm quan và có vây cánh mạnh. Cuối cùng, Lý Uyên đành phải thuận theo sự sắp đặt của Lý Thế Dân, hạ lệnh cho lính bảo vệ của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát phải hạ vũ khí, không được kháng cự.
 
Ngay ngày hôm sau, tức ngày 5/6, Lý Uyên ban chiếu chỉ lập Lý Thế Dân làm Thái tử. Hai tháng sau đó, Lý Uyên tuyên bố truyền ngôi lại cho Lý Thế Dân, còn mình thì làm Thái thượng hoàng, sống an nhàn tới cuối đời. Đây là cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu mà sử sách Trung Quốc vẫn gọi là '''“Sự biến Huyền vũ môn”.'''
 
Sau khi giết [[Lý Kiến Thành]] và [[Lý Nguyên Cát]] ngay tại cửa Huyền vũ, bức ép cha là Lý Uyên phải lập mình làm Thái tử, để trừ hậu họa về sau, Lý Thế Dân dựa vào tội làm phản của Thành và Cát, giết sạch những người có liên quan. Toàn bộ gia đình Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát cũng như những người dính líu đến sự việc “mưu phản” đều bị Lý Thế Dân xử tội chết trong đó có 5năm người con trai của Lý Kiến Thành và 2 người con trai của Lý Nguyên Cát.
 
Năm [[626]], ngày [[4 tháng 9]], Lý Thế Dân lên ngôi, tức là hoàng đế '''Đường Thái Tông''', sử dụng [[niên hiệu]] là '''Trinh Quán''' (貞觀), mở đầu cho thời kỳ [[Trinh Quán chi trị]] (貞觀之治) thịnh vượng cho triều đại Nhà Đường.
Dòng 161:
 
=== Người phụ nữ sống sót ===
Trong cuộc tàn sát đẫm máu ấy của Lý Thế Dân vẫn có một người sống sót. Đó chính là Tề vương phi [[Dương Khuê My]], vợ của Tề vương Lý Nguyên Cát, tức người em dâu của Lý Thế Dân.
 
[[Dương Khuê My]] vốn là ca nữ nổi tiếng thành Trường An lúc bấy giờ. Không chỉ sắc nước hương trời, hát hay đàn giỏi, Dương Khuê My còn am hiểu sách thánh hiền, xuất khẩu thành chương. Chính vì thế, người đẹp họ Dương đã làm chết mê chết mệt vô số những công tử quý tộc thành Trường An, trong số đó có vị Tề vương Lý Nguyên Cát.
 
Nhiều người nói rằng, sau khi đã dùng tên bắt chết Lý Kiến Thành, Lý Thế Dân hoàn toàn có thể ra lệnh cho thuộc hạ dừng tay không truy sát Lý Nguyên Cát. Bởi lẽ xét cho cùng thì người muốn đương đầu với Lý Thế Dân chỉ có một mình Lý Kiến Thành. Thế nhưng, vì muốn chiếm đoạt cô em dâu xinh đẹp, Lý Thế Dân đã nhẫn tâm sát hại luôn cả người em ruột của mình.
 
Ít lâu sau đó, khi Lý Thế Dân lên ngôi Hoàng đế đã nạp luôn người em dâu xinh đẹp họ Dương làm quý phi. Quyết định này của Đường Thái Tông gặp phải sự phản đối kịch liệt của triều thần. Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản ông vua si tình này. Sau đó ít lâu, khi Trưởng Tôn Hoàng hậu qua đời vị bạo bệnh, Hoàng đế Lý Thế Dân còn dự định sẽ phong cho Dương quý phi làm Hoàng hậu thay thế.
 
Lần này, sự phản ứng của các đại thần còn dữ dội hơn. Người ta nói rằng, một người phụ nữ có nguồn gốc ca nữ ti tiện, lại đã qua một đời chồng mới được đưa vào cung tuyệt đối không thể ngồi ở ngôi mẫu nghi thiên hạ được. Cãi không lại các đại thần của mình, Lý Thế Dân mới đành từ bỏ ý định lập Dương quý phi làm Hoàng hậu.