Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Quỳnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Aifart (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
đề nghị kiếm được nguồn rồi hãy đưa nhận xét vào
Dòng 129:
 
==Các nghiên cứu==
Phạm Quỳnh được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận. [[Dương Quảng Hàm]] đánh giá các công trình của ông là đã "''luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.''"<ref>{{chú thích sách|author=Dương Quảng Hàm|title=Việt Nam văn học sử yếu|year=1941}}</ref> Ông có công lớn trong việc giới thiệu triết học, tư tưởng Đông - Tây cho người Việt.
 
Trước đây, nhiều người phê phán ông cộng tác với các chủ trương chính trị của thực dân Pháp, là tay sai của Pháp cài vào triều đình nhà Nguyễn. Ông bị coi là "ru ngủ" thanh niên trí thức trong cái "hồn nước" mơ hồ, khiến họ đi chệch khỏi chí hướng làm cách mạng chống Pháp. Trong một thời gian dài, quan điểm chính thống của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam coi ông là tay sai đắc lực của Pháp.<ref>[http://www.khamphahue.com.vn/vanhoa-dulich-Hue/l-3/C1D436B5-C476-4D26-92C3-86473C9723C5/15570-con-nguoi-pham-quynh.aspx Con người Phạm Quỳnh], TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP KHÁM PHÁ HUẾ, 20/10/2014</ref> Tuy chủ trương hợp tác với Pháp để chấn hưng quốc gia là một xu hướng chính trị được một số trí thức đương thời ủng hộ như [[Phan Châu Trinh]], [[Bùi Quang Chiêu]]... nhưng riêng Phạm Quỳnh lại làm quan triều đình nhà Nguyễn và có quan hệ mật thiết với Toàn quyền Pháp, nhiều nghiên cứu và tờ báo của của Phạm Quỳnh nhận tiền tài trợ của Pháp nên bị người đương thời chỉ trích nặng nề, kể cả Phan Châu Trinh và vua Bảo Đại cũng phê phán ông. Dù bị chỉ trích, Phạm Quỳnh là một học giả danh tiếng đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn hóa Việt Nam chứ ông không tham nhũng hoặc có những hành động gây hại cho quốc gia.
 
Gần đây, tại Việt Nam có một số đánh giá khác về khía cạnh văn hóa (không xét đến tư tưởng chính trị thân Pháp) đối với Phạm Quỳnh. ''Từ điển Văn học bộ mới'' (2004) coi ông là người ôm ấp việc canh tân văn hóa để làm sống lại hồn nước. Kể từ năm [[2000]], nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam:
Dòng 200:
''Có gì mà lo, có gì mà sợ, còn điều chi nữa mà ngờ''|200px||''Phạm Quỳnh''}}
 
Câu nói này của Phạm Quỳnh có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Nghĩa đơn giản là ca ngợi giá trị của truyện Kiều. Còn nghĩa sâu xa thì đặt trong bối cảnh năm 1924 và việc tờ tạp chí Nam Phong vốn do Pháp bảolập trợra, có người cho là Phạm Quỳnh viết câu này để ngầm ca ngợi Pháp và "ru ngủ" người Việt, rằng nước Việt vẫn chưa mất nước, nước Pháp không xâm chiếm mà chỉ "bảo hộ" mà thôi.<ref>http://tuanbaovannghetphcm.vn/ngua-non-hau-da-ngua-gia-thao-mai-1/</ref> Sâu xa hơn nữa sức mạnh thật sự của một dân tộc nằm ở văn hóa chứ không phải ở tình trạng chính trị nhất thời. Người Trung Hoa từng nhiều lần bị các dân tộc kém văn minh hơn cai trị nhưng nhờ sức mạnh văn hóa Hán tộc vẫn trường tồn còn các dân tộc kia lần lượt bị người Hán đồng hóa hoặc bị đuổi về quê hương của họ. Chỉ thấy chính trị mà không thấy vấn đề văn hóa là cái nhìn thiển cận.
 
== Nhận định ==