Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Tân sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 37:
 
Thế Toàn Tân bắt đầu vào khoảng 11.700 năm trước và kéo dài cho đến ngày nay. Tất cả lịch sử được ghi lại và "lịch sử của thế giới" nằm trong ranh giới của kỷ nguyên Toàn Tân.<ref>{{cite web|url=http://www.ucmp.berkeley.edu/quaternary/holocene.php|title=Holocene|author=University of California|work=University of California}}</ref> Hoạt động của con người bị cho là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt bắt đầu vào khoảng 10.000 năm trước, mặc dù các loài bị tuyệt chủng chỉ được ghi chép băt đầu từ cuộc [[cách mạng công nghiệp]]. Điều này đôi khi được gọi là "[[Tuyệt chủng Holocen|Sự tuyệt chủng thứ sáu]]". Các nguồn tham khảo thường trích dẫn rằng hơn 322 loài ghi nhận đã bị tuyệt chủng do hoạt động của con người kể từ cuộc cách mạng công nghiệp,<ref>{{cite web|url=http://www.scientificamerican.com/article/fact-or-fiction-the-sixth-mass-extinction-can-be-stopped/|title=Sixth Extinction extinctions|author=Scientific American|work=Scientific American}}</ref><ref>{{cite web|url=http://www.iucn.org/?4143/Extinction-crisis-continues-apace|title=Sixth Extinction|author=IUCN|work=IUCN}}</ref> nhưng tỷ lệ này có thể cao tới 500 loài có xương sống nói riêng đã tuyệt chủng, phần lớn xảy ra sau năm 1900.<ref>{{cite web|url=http://advances.sciencemag.org/content/1/5/e1400253.full/|title=Accelerated modern human–induced species losses: Entering the sixth mass extinction|author=Ceballos et al. (2015)|work=Science Advances}}</ref>
 
==Sự sống của động vật==
Sớm trong đại Kainozoi, sau [[Sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng – Paleogen|sự kiện K-Pg]], hành tinh bị chi phối bởi các động vật tương đối nhỏ, bao gồm động vật có vú nhỏ, chim, bò sát và động vật lưỡng cư. Từ quan điểm địa chất, không mất nhiều thời gian cho động vật có vú và chim đa dạng hóa rất lớn trong sự vắng mặt của những con [[khủng long]] đã thống trị trong [[đại Trung sinh]]. Một số loài chim không bay lớn hơn cả con người. Những loài này đôi khi được gọi là "[[chim khủng bố]]" và là những kẻ săn mồi đáng gờm. Động vật có vú đã chiếm hầu hết mọi hốc sinh thái (cả biển và trên cạn), và một số loài cũng phát triển rất lớn, đạt được kích cỡ không thể thấy ở hầu hết các động vật có vú trên cạn ngày nay.
 
Động vật đầu tiên điển hình là ''[[Entelodon]]'' ("lợn địa ngục"), ''[[Paraceratherium]]'' (tê giác không sừng) và ''[[Basilosaurus]]'' (cá voi sơ khai). Sự tuyệt chủng của nhiều nhóm [[diapsid]] lớn, chẳng hạn như khủng long không bay, [[Plesiosauria]] và [[Pterosauria]] cho phép động vật có vú và các loài chim đa dạng hóa và trở thành động vật chiếm ưu thế trên thế giới.
 
==Kiến tạo==