Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n stub sorting, replaced: ệ nhất → ệ Nhất, ệ tứ → ệ Tứ, nhà Đường → Nhà Đường, nhà Hồ → Nhà Hồ (3), nhà Minh → Nhà Minh (53), nhà Nguyên → using AWB
Dòng 6:
| hình = 明太宗.jpg
| cỡ hình = 250px
| chức vị = [[Hoàng đế]] [[nhàNhà Minh|Đại Minh]]
| tại vị = [[17 tháng 7]] năm [[1402]] – [[12 tháng 8]] năm [[1424]] <br> ({{age in years and days|1402|7|17|1424|8|12}})<ref>''Ghi chú chung'': Ngày tháng tại đây tính theo [[lịch Julius]]. Nó không phải là [[lịch Gregory]] đón trước.</ref><timeline>
ImageSize = width:200 height:50
Dòng 41:
| miếu hiệu = [[Thái Tông]] (太宗)<br>[[Thành Tổ]] (成祖)<br>(đổi tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 17 (1538) thời Minh Thế Tông)
| niên hiệu = Vĩnh Lạc (永樂)
| sinh = 17 tháng 4 năm Chí Chính thứ 20 [[nhàNhà Nguyên]]<br>[[2 tháng 5]] năm [[1360]]
| nơi sinh = Ứng Thiên (nay là [[Nam Kinh]])
| mất = 18 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 22 nhàNhà Minh<br>{{Death date and age|1424|8|12|1360|5|12|df=y}}
| nơi mất = [[Yumuchuan]] (nay là [[Ujimqin]], [[Nội Mông Cổ]])
| nơi an táng = Trường lăng (永乐), [[Thập Tam Lăng]]
}}
 
'''Minh Thành Tổ''' ([[chữ Hán]]: 明成祖, [[2 tháng 5]], [[1360]] – [[12 tháng 8]], [[1424]]), ban đầu gọi là '''Minh Thái Tông''' (明太宗), là vị [[hoàng đế]] thứ ba của [[nhàNhà Minh]], tại vị từ năm [[1402]] đến năm [[1424]], tổng cộng 22 năm. Ông chỉ dùng một niên hiệu '''Vĩnh Lạc''' (永樂), nên sử gia còn gọi ông là '''Vĩnh Lạc Đế''' (永樂) hay '''Vĩnh Lạc đại đế''' (永乐大帝). Ông được coi là vị [[hoàng đế]] kiệt xuất nhất của Triều đại nhàNhà Minh, và là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của ông về sau được ca ngợi gọi là ''Vĩnh Lạc thịnh thế'' (永乐盛世), khiến Đại Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực.
 
Khi còn là hoàng tử, ông được phong làm '''Yên vương''' (燕王), đóng đô ở Bắc Bình (nay là [[Bắc Kinh]]). Sau một loạt chiến dịch thành công chống quân [[Mông Cổ]], ông bắt đầu củng cố quyền lực của mình ở phía bắc và tiêu trừ các đối thủ, tiêu biểu như đại tướng [[Lam Ngọc]]. Ban đầu, ông chấp nhận sự chỉ định của [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương về người kế vị là đứa cháu trai [[Minh Huệ Đế]] Chu Doãn Văn. Tuy nhiên, việc Hoàng đế mới bắt đầu giáng chức và tiêu diệt những ông chú quyền lực đã buộc Yên vương hành động. Ông lật đổ cháu trai Huệ Đế trong một cuộc nội chiến, vốn bất lợi cho ông vào thời gian đầu, đem quân từ Bắc Bình đánh xuống thủ đô Nam Kinh để giành ngai vàng vào năm [[1402]].
Dòng 59:
[[Tập tin:Anonymous-Ming Chengzu.jpg|nhỏ|trái|200px|Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế Chu Đệ]]
 
Minh Thành Tổ có tên thật là '''Chu Đệ''' (朱棣) (hay '''Chu Lệ)''', sinh vào ngày [[2 tháng 5]] năm [[1360]] tại [[Nam Kinh]], là con trai thứ tư của [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương và [[Mã hoàng hậu (Minh Thái Tổ)|Hiếu Từ Cao hoàng hậu]] Mã thị (có thuyết cho rằng ông không phải là con ruột do Mã hoàng hậu sinh ra mà là con của một phi tần người [[Triều Tiên]] của [[Minh Thái Tổ]]). Chu Đệ được sinh ra khi cha của ông là Chu Nguyên Chương đang dấy binh chống lại [[nhàNhà Nguyên]] đang trên đà sụp đổ. Chu Đệ trở thành [[hoàng tử]] nhàNhà Minh khi Chu Nguyên Chương xưng đế năm [[1368]].
 
[[Minh Thái Tổ]] giám sát việc giáo dục các hoàng tử rất nghiêm ngặt, phong vương cho các hoàng tử, cho nắm giữ binh quyền các phiên tại đất phong và đều có quân đội riêng để tự vệ. Trong suốt niên hiệu Hồng Vũ (1368-1398), lực lượng phiên vương đã làm rất tốt vai trò thay mặt vua cha thống trị các phiên, vì [[Minh Thái Tổ]] không tin tưởng ngoại thần, và bảo vệ biên cương tốt khỏi sự xâm lược của các lực lượng Mông Cổ.
Dòng 69:
Bắc Bình được tổ chức tốt trong 19 năm Chu Đệ nắm quyền. Tuy nhiên các chiến thắng của quân Minh ở phía bắc dưới thời Hồng Vũ không phải do Chu Đệ, mà do người họ hàng bên vợ của thái tử là đại tướng [[Lam Ngọc]] chỉ huy.
 
Lam Ngọc trong quân đội nhàNhà Minh chỉ đứng sau các danh tướng khai quốc như [[Từ Đạt]], [[Thường Ngộ Xuân]]. Ông vốn được ví như [[Vệ Thanh]] nhà [[Hán triều|Hán]], [[Lý Tĩnh]] nhà [[Đường Triều|Đường]] do có công đánh dẹp người Mông Cổ, mở rộng bờ cõi nhưng do kiêu ngạo nên bị Thái Tổ ghét. Chu Đệ biết cha không thích Lam Ngọc bèn dùng kế, vu oan cho Lam Ngọc mưu phản. Thái Tổ vốn có ý giết Ngọc, sai Cẩm Y Vệ vào cuộc, bắt giữ cả nhà Lam Ngọc rồi tru di chín họ cùng 2 vạn người. Thái tử mất đi một người ủng hộ hùng mạnh, còn Chu Đệ thì không còn đối thủ trong quân đội nhàNhà Minh ở phía bắc. Đây cũng là tiền đề để Chu Đệ cướp ngôi sau này, khi triều đình không còn danh tướng nào so được với ông.
 
Năm [[1392]], Hoàng thái tử [[Chu Tiêu]] con cả của [[Minh Thái Tổ]] qua đời, là người mà [[Minh Thái Tổ]] có ý định truyền ngôi, và sau đó ý định lập người kế vị của Minh Thái Tổ trở nên thất thường, khó đoán. Ông không tin tưởng nhiều vào các con trai và với cả Chu Đệ. Mối quan hệ của Chu Đệ với cha ông vẫn được giữ vững, nên Chu Đệ chờ đợi để xem ai sẽ được chỉ định kế nhiệm. Trái với kỳ vọng, cha ông đã chọn cho cháu nội là [[Chu Doãn Văn]] ([[Minh Huệ Đế]]).
Dòng 100:
 
==== Án "giết 10 họ" của Phương Hiếu Nhụ ====
Thảm án ''"giết mười họ"'' của Phương Hiếu Nhụ dưới thời Chu Đệ vẫn thường được nhắc tới như bi kịch gia tộc đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đây cũng là một trong những sự việc khiến vị Hoàng đế thứ ba của nhàNhà Minh là Minh Thành Tổ Chu Đệ bị hậu thế đánh giá là ''"tàn bạo", "hám sát".''
 
Tương truyền rằng, Một quan viên trung thành của Huệ Đế là Phương Hiếu Nhụ, vốn được coi là bậc đại nho đương thời. Khi Nam Kinh đã bị công phá, Chu Đệ sau khi sai người dập tắt lửa trong cung, bèn triệu văn học sĩ Phương Hiếu Nho đến khởi thảo chiếu thư để mình lên kế vị. Phương Hiếu Nho là trung thần của Kiến Văn Vương, ông mặc bộ đồ tang vừa đi vừa khóc bước vào điện, không thi lễ mà chỉ đứng khóc. Chu Đệ thấy vậy nói rằng: ''"Ta cũng là noi gương Chu Công phù trợ Thành vương mà thôi"''. Phương Hiếu Nho ngừng khóc hỏi Thành Vương hiện ở đâu, thì Chu Đê nói đã bị lửa thiêu chết rồi. Phương Hiếu Nho lại hỏi: ''"Thế sao không lập con của Thành Vương?"''. Chu Đệ đáp: ''"Nhà nước đang cần một ông vua đứng tuổi"''. Phương Hiếu Nho giận dữ quát lên rằng: ''"Thế sao không lập em của Thành Vương?".''
 
Chu Đệ không biết đối đáp ra sao, liền bước xuống điện đến trước mặt Phương Hiếu Nho nói rằng: ''"Đó là việc trong nhà ta, tiên sinh hà tất phải hao tâm tốn sức "''. Bấy giờ, người hầu đem giấy bút ra, Chu Đệ nói rằng: ''"Việc viết chiếu thư, phi tiên sinh không có người nào khác"''. Phương Hiếu Nho giật lấy giấy bút, viết lên một hàng chữ số rồi quăng bút xuống thềm điện, vừa khóc vừa nói rằng ''"Chết thì thôi, chứ đừng hòng mong tôi viết chiếu thư "''. Chu Đệ nổi giận quát lên rằng: ''"Ta không để ngươi chết ngay được, chẳng lẽ ngươi không sợ ta Tru di cửu tộc ư ?"''. Phương Hiếu Nho cũng giương gân cổ lên nói rằng: ''Tru di thập tộc đã làm gì được tôi nào".''
 
Lúc này, Chu Đệ đã trở lại ngồi trên ngai vàng, cơn giận bốc lên liền ra lệnh cho vệ sĩ dùng dao to cắt môi của Phương Hiếu Nho, vết dao rạch đến tận mang tai. Sau đó, Chu Đệ lại sai người bắt gia quyến cửu tộc, cộng thêm học trò của Phương Hiếu Nho nữa là thành ra thập tộc, cả thảy 873 người bị lôi đến chém chết ngay trước mặt Phương Hiếu Nho, Phương Hiếu Nho cố ghìm nước mắt, sau đó ông bị lôi ra xử lăng trì ở ngoài Tụ Bảo Môn, bấy giờ mới có 46 tuổi.
Dòng 118:
 
==== Thảm án ni cô ====
Theo "Minh sử" ghi lại, vào tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 18, [[Đường Trại Nhi|Đường Trại Nhi]] (quê ở Bồ Đài, Tân Châu, Sơn Đông) đã quy tập mấy ngàn giáo đồ [[Bạch Liên giáo|Bạch Liên giáo]], khởi nghĩa vũ trang chống lại triều đình. Vụ việc này đã dấy lên phong trào khởi nghĩa nông dân ở Sơn Đông, nhưng bởi quy mô nhỏ, thời gian tồn tại ngắn, nên không gây nhiều tác động đối với giai cấp cầm quyền, thậm chí còn không được ghi lại trong sách giáo khoa ngày nay.
 
Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Hoàng đế Chu Đệ lại "vô cùng khiếp sợ", chẳng những phái ra 5000 quân tinh nhuệ từ kinh sư, mà còn đặc biệt huy động biệt đội kháng Oa (kháng Nhật) ở duyên hải Sơn Đông để trấn áp cuộc khởi nghĩa nhỏ bé này. Dưới sự đàn áp đẫm máu của triều đình, khởi nghĩa chỉ duy trì chưa đầy 3 tháng. Nhưng sự biến mất một cách bí ẩn của nữ hiệp Đường Trại Nhi lại tiếp tục trở thành nguyên nhân của "thảm án ni cô" sau đó.
Dòng 124:
Để tiêu trừ thù hận trong lòng, cũng nhằm mục đích "diệt cỏ tận gốc", Chu Đệ đã quyết định "giết một người để răn trăm người". Minh Thành Tổ hạ lệnh truy nã Đường Trại Nhi, tiến hành điều tra bách tính, dân thường trên phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, tung tích của nữ hiệp họ Đường vẫn "lặn tăm" một cách bí ẩn.
 
Lúc bấy giờ, có người liền tố giác với Chu Đệ: chỉ có kẻ đã trà trộn vào Phật môn mới có thể trốn tránh được quan quân triều đình! Hơn nữa, khi phất cờ khởi nghĩa, [[Đường Trại Nhi|Đường Trại Nhi]] từng tự xưng là "Phật mẫu", khiến Chu Đệ càng tin vị nữ hiệp này có liên quan tới cửa Phật.
 
Năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), Minh Thành Tổ Chu Đệ đột nhiên hạ lệnh bắt tất cả các ni cô và nữ đạo sĩ ở Sơn Đông, Bắc Kinh về kinh sư để thấm vân, xác minh thân phận. Mặc dù mệnh lệnh được ban hành trên danh nghĩa "thẩm vấn", nhưng triều đình nhiều lần lạm dụng nhục hình, thậm chí còn bắt tay với tầng lớp hòa thượng để đẩy những phụ nữ xuất gia vào cảnh "sống không bằng chết".
Dòng 138:
Sau khi tàn sát các quan lại cũ của Minh Huệ Đế, chính quyền trung ương có những thiếu sót rất lớn về quan viên. Minh Thành Tổ vì vậy rất khao khát những người đọc sách có tài nguyện ý ra giúp mình. Ngay khi lên ngôi ông đã hạ lệnh mở ân khoa tuyển chọn sĩ tử vào triều làm quan để lấp các chỗ trống, tuy nhiên ông cũng rất khắt khe với việc gian lận. Thời Hồng Vũ, Minh Thái Tổ vì ít đọc sách nên không đặt nặng việc khoa cử, chỉ bổ nhiệm các thân tín, Thành Tổ cho cải cách khoa cử để hấp dẫn tầng lớp trí thức ra sức làm quan giúp mình. Ông đặt rất nhiều tâm huyết vào việc tuyển chọn nhân tài, thậm chí ông còn có những nguyên tắc riêng khi dùng người. Mặc dù là người độc đoán, Vĩnh Lạc cũng chứng tỏ mình là người sáng suốt và khôn ngoan khi biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các cố vấn.
 
Để giúp đỡ cho công việc của hoàng đế, Minh Thành Tổ đã cho thành lập một cơ quan mới là [[Nội các]] tập hợp các đại thần thân tín với người đứng đầu được gọi là Thủ phụ. Nội các sẽ giúp hoàng đế quản lý [[Lục bộ]] và các sự kiện quan trọng của đế quốc, chia sẻ và giảm bớt gánh nặng cho hoàng đế. Đây là việc không bao giờ xảy dưới triều [[Minh Thái Tổ]], một người độc tài và không bao giờ tin tưởng thần tử của mình. Tuy nhiên đây cũng là tác hại lớn, khi các hoàng đế đời sau từ Anh Tông bắt đầu sa vào hưởng lạc, không quan tâm triều chính nên không còn giữ được sự khống chế với Nội các. Quyền lực của Nội các càng lúc càng lớn, có quyền bổ nhiệm quan viên, kiểm soát ngân khố và thậm chí là điều động quân đội. Người đứng đầu Nội các, sau hoàng đế, mới là người thực sự điều khiển đất nước như [[Nghiêm Tung]] hay thậm chí lấn át cả hoàng đế như [[Trương Cư Chính]]. Đây là một trong những điều dẫn đến sự suy vong của nhàNhà Minh. Thành Tổ còn là một vị vua nghiêm khắc với quan lại tham nhũng, trừng phạt họ giống như cha mình là Thái Tổ. Quan viên tham ô 60 lượng bạc thì chém đầu, nhiều hơn thì lột da.
 
=== Kinh tế ===
Dòng 150:
Việc tiếp theo của Minh Thành Tổ là muốn dời đô về phía bắc mà kinh đô chính là Bắc Bình, thủ phủ cũ của ông khi còn là Yên Vương, mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối của các đại thần, phần nhiều là do tổ huấn của vua cha Thái Tổ phải định đô ở Kim Lăng để tránh sự xâm lược từ [[Nhung Địch]] phía bắc. Nhưng sau khi được một số tướng lĩnh khuyên can rằng Kim Lăng nằm ở vị trí dễ bị công phá bởi pháo binh và không tin tưởng vào hệ thống phòng thủ của thành phố do nhìn vào tấm gương của Minh Huệ Đế, cộng thêm tư tưởng: "Thiên tử thủ biên cương", Vĩnh Lạc vẫn quyết định dời đô về Bắc Bình và cho đổi tên là Bắc Kinh (hay Yên Kinh) còn Kim Lăng đổi thành Nam Kinh. Nam Kinh vẫn có Lục bộ riêng và được trấn thủ bởi em vợ của hoàng đế, con trai út của đại tướng khai quốc [[Từ Đạt]]. Ở Bắc Kinh, Minh Thành Tổ cho thực hiện một mạng lưới công trình đồ sộ, một nơi mà có thể đặt được các cơ quan chính phủ và là nơi cư trú cho các thành viên hoàng thất. Để thực hiện công trình này Minh Thành Tổ đã cho huy động hơn 10 vạn dân phu, và sau 13 năm (1407-1420), [[Tử Cấm Thành|Tử Cấm thành]] đã được hoàn thành và trở thành thủ đô cho hai đế quốc [[Nhà Minh|Minh]]-[[Nhà Thanh|Thanh]] trong 500 năm tiếp theo.
 
Trong khi Minh Thái Tổ muốn bản thân và con cháu được [[chôn cất|chôn]] ở Hiếu lăng, Nam Kinh thì việc dời đô của Thành Tổ đã làm xuất hiện một việc cấp thiết là phải kiến tạo một [[lăng mộ]] hoàng gia mới. Sau khi được cố vấn bởi các thầy địa lý [[phong thủy]], Minh Thành Tổ chọn một vùng đất phía bắc thành Bắc Kinh làm nơi xây dựng mộ phần của mình và các hoàng đế tiếp theo. Trong hơn 200 năm tiếp theo, 13 vị hoàng đế nhàNhà Minh đã được [[chôn cất]] tại đây.
 
=== Văn hóa ===
Năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1403), Thành Tổ cho người biên soan một bộ bách khoa toàn thư, lấy tên là [[Vĩnh Lạc đại điển]], với chủ biên là Thủ phụ đầu tiên của nhàNhà Minh là [[Giải Tấn]], một học giả tài danh đương thời cùng với 147 học giả khác. Bộ sách được biên soạn với mục đích gìn giữ bảo vệ văn hóa và văn học Trung Quốc bằng chữ. Đến năm 1408, bộ sách được hoàn thành, trở thành bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới và là bộ sách đồ sộ nhất của thể loại này, tuy nhiên vì quá to lớn, nên bộ sách không được in ra mà chỉ có một bản duy nhất, đến nay đã gần như mất dần với thời gian.
 
Minh Thành Tổ còn là người khoan dung với các tư tưởng triết học khác với mình (nhà vua là người theo đạo [[Khổng Mạnh]]), đối xử bình đẳng với các tôn giáo [[Phật giáo|Phật]]-[[Đạo giáo|Đạo]]-[[Nho giáo|Nho]]. Mặc dù các nho sinh đương thời xem ông là kẻ đạo đức giả, việc đối xử khoan dung và bình đẳng tôn giáo đã giúp ông có được sự yêu quý của nhân dân, củng cố sự thống nhất đế quốc. Việc xem trọng văn hóa truyền thống đã dấy lên làn sóng căm ghét văn hóa Mông Cổ còn sót lại ở Trung Quốc, hoàng đế xem việc ăn mặc, đặt tên, nói năng như người Mông Cổ là rác rưởi và ra lệnh cấm tiệt. [[Đạo Hồi]] dưới triều ông cũng rất phát triển, nhà vua đã ra lệnh xây thêm 2 nhà thờ Hồi giáo để truyền giáo. Ông được nhân dân đương thời gọi là "Vị Phật năng động".
Dòng 165:
Khi thành Nam Kinh bị phá, Minh Huệ Đế đốt cung điện và Thành Tổ sai người tìm thấy một xác chết cháy đen không nhận biết được nên Thành Tổ nghi ngờ rằng Huệ Đế dùng kế kim thiền thoát xác và đang lẩn trốn trong dân gian. Thành Tổ lên ngôi lập tức hạ lệnh tái lập cơ quan mật vụ đầy tai tiếng dưới thời cha mình là [[Cẩm y vệ|Cẩm Y Vệ]]. Nhiệm vụ của Cẩm Y Vệ là bắt giữ và tra tấn các quan viên trung thành với Minh Huệ Đế, giám sát và có quyền bắt giữ các quan viên bị nghi ngờ là mang lòng phản nghịch, nhưng trọng yếu nhất là tìm và diệt "Kiến Văn dư đảng" bao gồm cả Huệ Đế dù sống hay chết. Cẩm Y Vệ được Thành Tổ giao cho một tướng lĩnh thân cận đã lập được nhiều công lao trong Tĩnh Nan chi dịch là [[Kỷ Cương]] làm Cẩm Y Vệ Chỉ huy sứ. Kỷ Cương ỷ được Thành Tổ yêu quý nên hoành hành ngang ngược, không việc ác nào không làm, thậm chí còn lén sai người chọn trong các tú nữ dâng lên cho hoàng đế để cướp những người đẹp nhất về cho mình.
 
Trái ngược với cha mình là Thái Tổ và người tiền nhiệm là Huệ Đế, những người mang ác cảm với [[hoạn quan]], còn treo bảng hoạn quan can chính thì giết không tha, Thành Tổ lại cực kỳ tín nhiệm hoạn quan, vì nhờ các hoạn quan bị Huệ Đế ngược đãi đã bán tin mật của triều đình cho Thành Tổ, còn đem dâng Nam Kinh cho Thành Tổ. Khi Kỷ Cương dính vào án mưu phản, Kỷ Cương xin Thành Tổ niệm tình công lao bao năm nay, xin được chịu chết một mình và xin hoàng đế tha cho cả họ. Thành Tổ ban đầu cũng mủi lòng, nhưng khi nghe bọn tay chân của Kỷ Cương báo lại các việc làm của hắn trong đó có việc cướp tú nữ, Thành Tổ giận lắm, sai người tru di hết chín họ của Kỷ Cương, bản thân Kỷ Cương và đứa cháu bị [[lăng trì]] cắt từng miếng thịt. Qua sự việc này, Thành Tổ thấy Cẩm Y Vệ quyền hành lớn quá, che cả tai mắt nhà vua nên quyết định lập thêm một cơ quan mật vụ nữa để phân quyền với Cẩm Y Vệ. Năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), Thành Tổ cho thành lập [[Đông tập sự xưởng|Đông Tập Sự xưởng]], gọi tắt là Đông Xưởng, do một hoạn quan thân tín đứng đầu, gọi là Xưởng công. Đông Xưởng cũng có nhiệm giám sát bách quan, truy bắt và tiêu diệt các phần tử phản nghịch với thêm một nhiệm vụ trọng yếu nữa là cùng Cẩm Y Vệ giám sát lẫn nhau. Việc này đã mở màn cho hoạn quan bước lên vũ đài chính trị, khi các nha môn của triều đình dần rơi vào tay hoạn quan, còn các hoạn quan được phái đi trấn thủ khắp các nơi trên đất nước. Việc tranh chấp giữa Xưởng và Vệ, các quan lại sĩ lâm và lực lượng hoạn quan vô tình đã đẩy nhàNhà Minh vào bờ vực bất ổn rồi đến suy yếu và diệt vong, khi các quân chủ đời sau không còn đủ khả năng để kiểm soát hoàn toàn các lực lượng này. Các hoạn quan nhàNhà Minh đã vì lợi ích bản thân mà làm suy yếu đế quốc điển hình là [[Vương Chấn (hoạn quan)|Vương Chấn]], [[Uông Trực]], [[Lưu Cẩn]] và nổi tiếng nhất vì đã trực tiếp làm nhàNhà Minh đi đến bờ diệt vong là [[Ngụy Trung Hiền]].
 
== Chính sách đối ngoại ==
Dòng 171:
 
=== Mông Cổ ===
Mông Cổ tuy đã bị Minh Thái Tổ đuổi ra khỏi Trung Quốc nhưng vẫn là một kình địch đáng gờm của nhàNhà Minh. Quân Mông Cổ du mục vẫn còn gây ra một số bất ổn cho nhàNhà Minh. Vĩnh Lạc đã chuẩn bị để loại trừ mối đe dọa này. Ông sửa chữa hệ thống phòng thủ phía Bắc và xây dựng đội quân liên minh ở vùng đệm với Mông Cổ. Chiến lược của ông là để buộc người Mông Cổ vào phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và tiến hành tiến đánh định kì vào Mông Cổ để làm tê liệt sức mạnh của họ. Ông thậm chí còn thành công trong việc buộc Mông Cổ trở thành một chư hầu nhàNhà Minh, và tiến hành cô lập người Mông Cổ. Thông qua chiến đấu, Minh Thành Tổ đã đánh giá cao tầm quan trọng của kỵ binh trong chiến trận và đã dành nhiều nguồn lực để phát triển nó. Minh Thành Tổ dành cả đời để đánh Mông Cổ, có cả thắng thua, tuy nhiên qua các cuộc chinh phạt này biên giới nhàNhà Minh được mở rộng và trong lần chinh phạt thứ 2 đã giúp cho Đại Minh có được hòa bình ở phía bắc trong bảy năm. Ông thực hiện 5 cuộc viễn chinh vào [[sa mạc Gobi]] và [[Siberia]] và nghiền nát những tàn tích còn sót của Triều đại nhàNhà Nguyên, sau khi chúng đã bỏ chạy xa về phía bắc do bị đánh bại bởi Chu Nguyên Chương, diễn ra từ năm 1410 đến năm 1424.
 
==== Lần thứ nhất ====
Nhà Minh gửi sứ giả đến Đông Mông Cổ đòi nước này phải thần phục và cống nạp cho nhàNhà Minh. Năm 1409, [[Bunyashiri]]<ref>[[Bunyashiri]] (1379 - 1412) là vua Bắc Nguyên. Ông lên ngôi sau khi cha là Gulichi băng hà, hiệu Bắc Nguyên Thành Tông (1403 - 1412). Thời ông, đạo Hồi phát triển và ông liên minh với các bộ tộc Mông Cổ khác làm thế đối trọng với nhà Mình (Trung Quốc). Ông tiến hành chiến tranh với nhàNhà Minh, về sau bị Mahmud của Oirat đánh bại và giết chết năm 1412.</ref> thủ lĩnh Đông Mông Cổ cho chém sứ giả nhàNhà Minh. Ngược lại, Mahmud của [[Ngõa Lạt]] Mông Cổ (Tây Mông Cổ) lại cho sứ thần đến cống nạp cho nhàNhà Minh vào năm 1408. Nhà Minh đã lợi dụng mối quan hệ này một cách thành công trong việc chống lại Đông Mông Cổ.
 
Mùa đông năm 1409, Vĩnh Lạc triệu tập quân đội, trưng thu lương thảo chuẩn bị cho chiến tranh. Tháng ba năm 1410, nhà vua rời khỏi Bắc Kinh với 10 vạn đại quân, 3 vạn xe chở lương thảo. Khi đến bờ bắc sông Kerulen, hoàng đế cho khắc vào đá:"Năm Vĩnh Lạc thứ 8, Hoàng đế nhà Đại Minh đã qua đây với 6 đạo quân để chinh phạt bọn kẻ cướp Man Di".
Dòng 180:
Bunyashiri muốn bỏ chạy khỏi quân Minh, nhưng [[Arughtai]] không đồng ý nên hai thủ lĩnh Mông Cổ mang theo quân của mình đi theo 2 hướng khác nhau. Quân Minh đuổi theo Bunyashiri, đánh bại và tiêu diệt gần hết đội quân này, tuy nhiên Bunyashiri trốn thoát với một số cận vệ. Sau đó, quân Minh đuổi theo và đánh bại Arughtai, còn Arughtai cũng trốn thoát được quân Minh. Vĩnh Lạc hoàng đế trở về Bắc Kinh vào tháng 9.
 
Arughtai sau khi bị đánh bại, vì sợ sức mạnh quân sự của nhàNhà Minh và muốn có hàng hóa qua buôn bán nên đồng ý thần phục và cống nạp cho nhàNhà MInhMinh. Còn Bunyashiri bị quân Ngõa Lạt bắt và giết vào năm 1412.
 
==== Lần thứ hai ====
Triều đình nhà nhàNhà Minh ngày càng coi thường và có thái độ tiêu cực với Ngõa Lạt. Minh Thành Tổ từ chối khen thưởng cho Mahmud và quân Ngõa Lạt những người đã chiến đấu chống lại Bunyashiri và Arughtai. Mahmud ngày càng tức giận vì bị coi thường bởi vua Minh và đã bắt giữ sứ đoàn nhàNhà Minh, nên Vĩnh Lạc phải phái một hoạn quan đến đảm bảo an toàn và phóng thích cho sứ đoàn.
 
Cảm thấy bị đe dọa, Mahmud đã huy động 3 vạn quân Ngõa Lạt Mông Cổ tiến đến sông Kerulen chống lại nhàNhà Minh vào năm 1413. Cuối năm đó, Arughtai thông báo cho nhàNhà Minh là Mahmud đã vượt sông Kerulen chuẩn bị khai chiến với quân Minh. Tháng 4 năm 1414, Vĩnh Lạc xuất quân khỏi Bắc Kinh để đối đầu với Ngõa Lạt. Quân Minh tiến đến Kerulen, và gặp phải quân Ngõa Lạt ở thượng nguồn sông Tula. Quân Ngõa Lạt bị choáng với các cuộc pháo kích của pháo binh nhàNhà Minh nên bị tổn thất nghiêm trọng và buộc phải rút lui. Mahmud trốn thoát cùng với Delbek, một khả hãn bù nhìn. Vĩnh Lạc khải hoàn về Bắc Kinh vào tháng 8.
 
Arughtai viện cớ bị bệnh nên không tham gia cuộc chiến, còn Mahmud muốn nối lại hòa bình với nhàNhà Minh, mặc dù Vĩnh Lạc nghi ngờ sự trung thực của Mahmud. Dù sao, vào năm 1416, Mahmud và Delbek đã bị Arughtai tấn công và giết chết.
 
==== Lần thứ ba ====
Arughtai muốn nhận được phần thưởng của mình vì đã cung cấp tình báo cho quân Minh. Tuy nhiên, Vĩnh Lạc chỉ ban cho Arughtai và mẹ mình tước hiệu chứ không phải các đặc quyền kinh tế. Việc này khiến Arughtai ngày càng thù địch nhàNhà Minh và bắt đầu tấn công các thương đoàn phía bắc Trung Quốc. Năm 1421, Arughtai ngừng gửi cống nạp cho nhàNhà Minh. Năm 1422, Arughtai tấn công và phá hủy một vài pháo đài phía bắc nhàNhà Minh. Việc này đã buộc nhàNhà Minh phải chuẩn bị cho cuộc chinh phạt thứ 3.
 
Ở triều đình nhàNhà Minh, các đại thần của Minh Thành Tổ khuyên can ông không nên động binh vì quốc khố sẽ trở nên trống rỗng. Vĩnh Lạc bỏ ngoài tai những lời này, trong số các vị thượng thư khuyên can, 1 người tự sát còn 2 người thì bị bỏ ngục.
 
Tháng 4 năm 1422, Minh Thành Tổ khởi 23 vạn đại quân từ Bắc Kinh tiến đến Dolon, nơi Arughtai đang đóng trại. Quân Minh gây hoảng sợ cho Arughtai, kẻ bị buộc phải tránh giao chiến với quân Minh và rút vào thảo nguyên. Quân Minh đáp trả bằng các cuộc cướp bóc vào trại của Arughtai. Tình huống bực bội này đã làm cho Vĩnh Lạc chuyển hướng tấn công và cướp bóc đẫm máu sang bộ tộc Urianghai, trong khi bộ tộc này không hề dính dáng đến sự thù địch của Arughtai. Những kiểu tấn công này được lập lại trong các chiến dịch sau. Quân Minh trở về Bắc Kinh vào tháng 9.
 
==== Lần thứ tư ====
Năm 1423, Minh Thành Tổ phát động một đòn tấn công phủ đầu vào lực lượng của Arughtai vào tháng tám. Tuy nhiên Arughtai lại tránh giao chiến với quân Minh. Ésen Tugel, một tướng lĩnh của Đông Mông Cổ đã đầu hàng nhàNhà Minh. Quân Minh về Bắc Kinh vào tháng 12.
 
==== Lần thứ năm ====
Arughtai tiếp tục các cuộc tấn công cướp bóc vào Khai Bình và Đại Đồng. Năm 1424, Minh Thành Tổ đáp trả bằng cách phát động chiến dịch thứ 5 đánh Mông Cổ, ông tập hợp quân đội ở Bắc Kinh và Tuyên Phủ, vào tháng tư thì khởi binh đánh Arughtai. Cũng như các lần trước, Arughtai tránh giao chiến với quân Minh và lui về thảo nguyên. Các tướng lĩnh nhàNhà Minh đề nghị truy kích Arughtai bằng cách thọc sâu vào thảo nguyên Mông Cổ nhưng Minh Thành Tổ, lúc này đã già, cho rằng làm vậy là quá sức mình, đã hạ lệnh lui quân.
 
=== Đại Ngu - Đại Việt ===
Dòng 206:
 
[[Tập tin:Map of Ming Chinese empire 1415.jpg|thumb|Triều Minh Trung Quốc dưới Triều đại Vĩnh Lạc (1424)]]
[[Đại Việt]], với tên gọi mới [[Đại Ngu]] từ năm [[1400]], là một vấn đề hóc búa trong suốt Triều đại của Minh Thành Tổ. Năm 1406, Minh Thành Tổ chính thức đáp lại các thỉnh cầu từ [[Trần Thiêm Bình]] - người xưng là dòng dõi [[nhàNhà Trần]] đã bị [[nhàNhà Hồ]] lật đổ năm 1400. Ông sai tướng [[Hoàng Trung]] đem 10 vạn quân hộ tống [[Trần Thiêm Bình]] về nước. Quân Đại Ngu chặn ở biên giới nhưg bị quân Minh đánh tan; không lâu sau, một cánh quân Đại Ngu khác đánh úp quân Minh. Hoàng Trung phải nhượng bộ xin giao nộp Trần Thiêm Bình cho nhàNhà Hồ bắt giết để được mở đường rút quân về nước.
 
Để đáp lại sự sỉ nhục này, Minh Thành Tổ đã sai [[Trương Phụ]], [[Mộc Thạnh]] đem 80 vạn quân [[chiến tranh Minh-Đại Ngu|xâm lược Đại Ngu]]. Quân Minh liên tiếp thắng trận, bắt được vua [[Hồ Hán Thương]], [[nhàNhà Hồ]] hoàn toàn sụp đổ năm 1407. Trung Quốc đã bắt đầu âm mưu đồng hóa một cách lâu dài. Vĩnh Lạc cho người đốt hết những sách vở, phá hủy những bia đá có khắc văn tự của người Việt, bắt những thợ thủ công có tay nghề cao người Việt thiến đi rồi đưa về Trung Quốc để phục dịch, lại đàn áp, tăng sưu thuế bắt người Việt phải phục dịch quân Minh. Nhưng những nỗ lực đó vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của người Việt. Nhiều cuộc nổi dậy nổ ra chống lại các bộ máy xâm lược nhàNhà Minh. Minh Thành Tổ đã điều các tướng [[Mộc Thạnh]], [[Trương Phụ]] sang dẹp các cuộc cuộc khởi nghĩa mà lớn nhất ban đầu là phong trào của các quý tộc nhàNhà Trần cũ là [[Trần Ngỗi]] và [[Trần Quý Khoáng]]. Sau khi họ Trần thất bại, vào đầu năm 1418 một cuộc nổi dậy lớn do [[Lê Lợi]] khởi xướng. Do thời gian Minh Thành Tổ qua đời đúng vào năm 1424, các lực lượng người Việt dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã chiếm gần như toàn bộ lại vương quốc. Năm 1427, [[Minh Tuyên Tông]] đã từ bỏ những nỗ lực bắt đầu bởi ông nội của ông và chính thức thừa nhận nền độc lập của Việt Nam với điều kiện nước Đại Việt phải chấp nhận tình trạng chư hầu và phải cống nạp người vàng tượng trưng cho tướng [[Liễu Thăng]] bị giết ở ải [[Chi Lăng]] mỗi lần đi sứ. Tuy nhiên, vai trò và thanh thế của nhàNhà Minh trong khu vực cũng từ đó mà đi xuống, bởi sự lớn mạnh của nước Việt mới ở phương Nam đã cắt đứt ảnh hưởng của nhàNhà Minh xuống vùng Đông Nam Á.
 
=== Timurid ===
[[Timur Lenk]] sau khi đã thành lập nên đế quốc [[Timurid]] của mình, bắt đầu lên kế hoạch chinh phục Trung Quốc. Vì việc này ông đã thành lập liên minh với nhà Bắc Nguyên và cho bắt giữ một phái đoàn của nhàNhà Minh. Tháng 12 năm 1404, Timur phát động một chiến dịch quân sự chống lại nhàNhà Minh, tuy nhiên quân đội của ông đã phải hứng chịu cái lạnh và dịch bệnh ở bờ sông Sihon, nơi ông đóng quân. Đó là một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử, tương truyền quân của Timur đã phải đào sâu mấy chục thước vào lòng đất để tìm nước. Bản thân Timur mất vì bệnh ở trong quân vào tháng 2 năm 1405, trước khi đến được biên giới Trung Quốc. Chiến dịch bị hủy bỏ và phái đoàn nhàNhà Minh được trả về.
 
=== Tây Tạng ===
Dòng 218:
Deshin Shekpa khuyên hoàng đế rằng có nhiều tôn giáo khác nhau cho những người khác nhau, có nghĩa là không tôn giáo nào tốt hơn tôn giáo nào. Nhiều người còn cho rằng đã thấy điềm lành trên trời khi Deshin Shekpa ở tại Nam Kinh. Deshin Shekpa còn thực hiện một số nghi lễ cho hoàng gia. Minh Thành Tổ đã tặng ông rất nhiều vàng lụa.
 
Ngoài vấn đề tôn giáo, Minh Thành Tổ còn muốn thành lập một liên minh với Tây Tạng, thậm chí còn muốn gửi quân đến giúp thống nhất Tây Tạng dưới trướng của phái Kagyu nhưng Deshin Shekpa từ chối vì lúc này một phần Tây Tạng vẫn còn nằm dưới quyền những người ủng hộ [[nhàNhà Nguyên]]. Năm 1408, Deshin Shekpa rời khỏi Nam Kinh về Tây Tạng.
 
== Những cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa ==
Vì mong muốn mở rộng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ra khắp thế giới, Minh Thành Tổ đã tài trợ cho các chuyến thám hiểm hoành tráng và dài hạn của Trịnh Hòa. Trong khi thuyền buôn Trung Hoa tiếp tục đến [[Nhật Bản]], [[Lưu Cầu]] và [[Đông Nam Á]] trước và sau thời Vĩnh Lạc, các chuyến đi của [[Trịnh Hòa]] là những chuyến thám hiểm thế giới quan trọng duy nhất bằng đường biển của Trung Quốc. Chuyến thám hiểm đầu tiên do Trịnh Hòa chỉ huy khởi hành vào năm 1405, 18 năm trước khi [[Henrique Nhà hàng hải|Henry Nhà hàng hải]] bắt đầu các chuyến du hành khám phá của người [[Bồ Đào Nha]]. Bảy chuyến thám hiểm diễn ra từ năm 1405 đến 1433, đoàn thám hiểm đã đến các trung tâm thương mại của châu Á thời đó. Một số chiếc thuyền được coi là thuyền chèo bằng gỗ lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
 
Năm [[1406]], Minh Thành Tổ cảm thấy kinh hãi khi người Lưu Cầu cho thiến nhiều bé trai để đưa đến phục vụ cho hoàng đế. Vĩnh Lạc trả lại những đứa bé này, nói chúng vô tội và không đáng bị như thế, lại hạ lệnh cho người Lưu Cầu sau này không được làm thế nữa. Sau cái chết của Timur, kẻ định xâm lược Trung Hoa, quan hệ ngoại giao giữa nhàNhà Minh và Shakhrukh, vua của Ba Tư và Transoxania đã được cải thiện đáng kể. Hai nước đã cho trao đổi các phái đoàn chính thức vào một số dịp.
 
Các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa là những thành tựu vượt bậc về kỹ thuật và công tác hậu cần của Trung Hoa. Những người thừa kế của Minh Thành Tổ, [[Hồng Hi Đế|Hồng Hi]] và [[Tuyên Đức Hoàng đế|Tuyên Đức]], lại cho rằng các chuyến thám hiểm này là gánh nặng với ngân khố quốc gia. Hoàng đế Hồng Hi cho chấm dứt các chuyến đi, tuy nhiên một chuyến thám hiểm cuối cùng được diễn ra vào những năm Tuyên Đức. Các hậu duệ của hoàng đế Tuyên Đức cho đè nén và hủy bỏ nhiều tư liệu, thông tin về các chuyến hải hành của Trịnh Hòa.
Dòng 230:
 
=== Chọn ngôi Thái tử ===
Minh Thành Tổ có bốn con trai, 3 người đầu được sinh bởi [[Nhân Hiếu Văn hoàng hậu|Từ Hoàng hậu]], người con út chết non. Trong đó người con thứ 3 [[Chu Cao Toại]] tuổi nhỏ, nên ngôi Thái tử là cuộc tranh giành giữa người con trưởng Chu Cao Sí và con thứ là [[Chu Cao Hú|Chu Cao Húc]]c. Chu Cao Sí dáng người mập mạp, lại hay bệnh tật từ nhỏ, tính tình lại hiền lành, thích đọc sách, trái ngược với Thành Tổ là người tàn nhẫn và hiếu võ nên vua không thích người con này. Chu Cao Húc lại giống cha, diện mạo khôi ngô, tính nóng nảy lại thích giết người, võ nghệ giỏi giang, không thích đọc sách, khi có loạn Tĩnh Nan, cầm quân một phía chống lại quan quân triều đình, lúc Thành Tổ gặp nguy từng lấy thân ra chắn cho cha, nên được vua rất yêu thích.
 
Thành Tổ lên ngôi, muốn lập con thứ, nhưng bị Từ Hoàng hậu và các đại thần phản đối, lý do là theo tổ chế phải lập trưởng không lập ấu, vả lại Cao Sí lúc chiến tranh ở hậu phương gìn giữ căn cứ trước quân triều đình, chi viện cho đại quân, công lao không kém Cao Húc, lại không phạm lỗi lầm, phải lập làm Thái tử. Vua còn do dự, các đại thần tâu rằng: "Xin hãy xem cháu của bệ hạ". Chu Cao Húc dòng dõi không vượng, ít con. Còn dòng Chu Cao Sí thì thịnh vượng, con trưởng của Cao Sí là Chu Chiêm Cơ tuổi nhỏ lại gan dạ, tính thông minh, giỏi cả văn võ. Thành Tổ không thích con trưởng nhưng lại cực kỳ quý đứa cháu này. Tương truyền 100 ngày trước khi Minh Thái Tổ mất, lúc ấy vợ của Chu Cao Sí đang mang thai, Yên Vương Chu Đệ nằm mộng thấy cha mình trao cho ông ngọc tỷ ám chỉ rằng ngôi vua sẽ thuộc về ông. Chu Đệ tỉnh dậy, cùng ngày [[Chu Chiêm Cơ]] (Minh Tuyên Tông sau này) ra đời, Chu Đệ cho rằng đứa bé là điềm lành, khi lớn lên lại thông minh gan dạ, Chu Đệ cho rằng đứa cháu chính là Thái Tổ đầu thai nên quý lắm. Khi nghe các đại thần tâu, vua quyết định ngay, lập Chu Cao Sí làm thái Thái tử.
Dòng 244:
Sau có người con gái Triều Tiên dâng lên cho vua, xinh đẹp lại thông minh, vua yêu lắm, lập làm Quyền phi. Quyền phi là con gái của Quyền Vĩnh Quân, làm chức Công tào Điển thư của nước Triều Tiên. Xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, là bậc ngàn vàng của gia đình thư hương, tự nhiên Quyền phi là bậc cao nhã, tài năng xuất chúng. Lại thêm dung mạo của cô rất xinh đẹp, dáng điệu thướt tha, là đại mỹ nhân nổi tiếng gần xa thời đó. Tuy nhiên, vào năm Vĩnh Lạc thứ 8 (năm 1410), Quyền phi xuất chinh trận mạc cùng Hoàng đế, trên đường khải hoàn hồi cung khi đến Lâm Thành Sơn Đông, Quyền phi đột nhiên mắc bệnh nặng cuối cùng không chữa trị được mà mất. Năm đó Quyền phi mới 22 tuổi, có thể nói là hồng nhan bạc mệnh! Minh Thành Tổ mất đi người thiếp yêu, nhất thời không tránh được sự đau xót, sau đó vì quá thương xót mà bị bệnh. Minh Thành Tổ cho án táng Quyền Phi ở huyện Dịch Sơn Đông còn hạ lệnh cho quan phủ cử người trông nom phần mộ. Sau khi Quyền phi chết, Thành Tổ đối đãi rất hậu với những gia nhân của cô.
 
Trong lúc đau đớn tuyệt vọng vì mất người mình nhất mực yêu thương, có người trong cung mật báo rằng Quyền phi bị Lữ phi cấu kết với thái giám và thợ thủ công trong cung đầu độc chết bằng thạch tín, Chu Đệ liền nổi cơn thịnh nộ. Không cần điều tra, làm rõ, ông ta đã ra lệnh hạ độc những cung nữ, thái giám và thợ thủ công nằm trong danh sách bị tố cáo. Riêng Lữ phi bị tra tấn, dày vò 1 tháng sau mới chết. Trong lần thảm sát này, hơn 100 người đã mất mạng.
 
==== Vương Quý phi ====
Dòng 251:
Cũng đúng lúc đấy Minh Thành Tổ nghe tin trong hậu cung phi tần Giả Lữ, Ngư thị và thái giám lén lút “thông gian”. Cơn thịnh nộ nổi lên, ông đã cho treo cổ Giả Lữ và Ngư thị. Đó là năm 1420. Chưa dừng lại đó, Minh Thành Tổ đích thân điều tra thị tỳ của Giả Lữ và phát hiện ra âm mưu kinh thiên động địa trong hậu cung, đó là có người đang tìm cách mưu sát hoàng thượng. Trong cơn tức giận điên cuồng, sự tàn bạo đã nổi lên, Chu Đệ quyết định thanh lọc toàn bộ hậu cung và cuộc thảm sát thứ hai đã xảy ra với cái chết của gần 2.800 cung nữ và thái giám.
 
Theo ghi chép trong “Lý triều thực lục”, khi các cung nữ bị giết hại, trời đang trong xanh bỗng dưng toàn bộ hoàng cung bị sấm sét bủa vây. Mọi người trong cung đều vui mừng hi vọng Chu Đệ thấy trời giận dữ mà dừng tay giết người nhưng ông ta vẫn không hề ngưng tay.
 
=== Qua đời ===
Khi về già Minh Thành Tổ rất dễ nổi giận và khó kiềm chế được tính khí của mình, thậm chí những lúc đó bản tính độc ác, tàn bạo trong ông lại trỗi dậy, cộng thêm với bệnh tật dày vò càng khiến ông ta trở nên vô cùng đáng sợ.
 
Năm 1424, Minh Thành Tổ lần thứ 5 xuất chính đại mạc. Bất lực khi không thể đuổi theo kẻ địch nhanh nhẹn, Vĩnh Lạc đế từ bực bội chuyển sang trầm cảm, rồi thành bệnh mà chết khi đang hành quân về [[Bắc Kinh]] vào tháng 8 năm đó, thọ 64 tuổi. Tin ông mất được giữ kín, cho đến lúc về đến Bắc Kinh mới phát tang. Con trưởng ông là Thái tử Chu Cao Sí lên nối ngôi, tức là [[Minh Nhân Tông]]. Minh Thành Tổ được [[chôn cất]] ở Trường Lăng trong Minh Thập Tam Lăng, phía bắc Bắc Kinh.
Dòng 261:
 
== Nhận xét ==
Cuộc đời của MInh Thành Tổ là một sự truy cầu quyền lực, uy danh và vinh quang. Ông bị coi là phản nghịch, soán vị cháu của mình, nhưng đã chứng minh được bản thân xứng đáng là hoàng đế hơn, là một người có thể tiếp nối các di sản của [[Minh Thái Tổ]]. Ông trái lại với tổ huấn của vua cha, dời đô về bắc, mở cửa buôn bán, thực hiện các chiến dịch tấn công thẳng vào quân Mông Cổ nhưng triều Minh dưới thời ông hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, bản đồ được mở rộng. Nhờ vào các cuộc hải trình của Trịnh Hòa, Trung Quốc biết được thêm nhiều vùng đất mới trên thế giới. Ông chăm chỉ làm việc để gìn giữ và phát huy [[Trung quốc|văn hóa truyền thống Trung Quốc]]. Các cải cách của Thành Tổ về kinh tế, giáo dục và quân sự đem lại những lợi ích chưa từng có cho người dân và đất nước. Bản đồ nhàNhà Minh dưới thời Minh Thành Tổ là to lớn nhất, tuy nhiên sau khi ông mất thì nhân dân các nước bị đô hộ đó đều giành lại được lãnh thổ và độc lập. Quân đội nhàNhà Minh lúc cực thịnh dưới thời ông có hơn 1 triệu 2 trăm nghìn người, tuy nhiên đội quân này đã mất các khả năng thực hiện các chiến dịch phản công vì các quân chủ đời sau không biết gì về quân sự. Ông cũng đã đặt nền móng cho sự loạn chính của hoạn quan và chế độ gián điệp đã hàm oan bao nhiêu người, dẫn đến sự bất ổn và suy vong của nhàNhà Minh. Triều đại của ông được xem là một phước lành nhưng đầy máu tươi của nhân dân Trung Quốc.
 
Minh Thành Tổ giành được ngai vàng trên chiến trường nên vẫn thường được xem như là vị hoàng đế khai quốc thứ hai của nhàNhà Minh. Công lao của ông với đất nước, văn trị hay võ công, có thể so sánh với các vị đại đế như [[Tần Thủy Hoàng]], [[Hán Vũ Đế]], [[Đường Thái Tông]], [[Tống Thái Tổ]]. Hoàng đế [[Khang Hy]] nhàNhà Thanh đã từng viết về Triều đại và sự cai trị của ông: "Trị long [[nhàNhà Đường|Đường]] [[nhàNhà Tống|Tống]]" (cai trị tốt hơn cả Đường Tống).
 
Cũng như cha mình là Thái Tổ, Thành Tổ được nhớ đến nhiều như một trong các bạo quân nổi tiếng trong lịch sử. Tuy nhiên khác với cha, ông không tru sát các công thần giúp mình giành thiên hạ mà vẫn trọng dụng họ. Khi biết ái phi của mình bị mưu sát, ông đã hạ lệnh lăng trì 3000 cung nhân phục vụ bị cho là có liên quan đến cái chết của ái phi và ngồi chứng kiến cuộc hành hình. Ông trọng dụng thái giám, một lệ không tốt khi các quân chủ đời sau không lo việc nước mà giao hết cho hoạn quan như [[Minh Anh Tông|Anh Tông]], [[Minh Hiến Tông|Hiến Tông]], [[Minh Vũ Tông|Vũ Tông]] và nổi bật là [[Minh Hy Tông|Hy Tông]]. Ông cho bắt bớ, tra tấn và tàn sát các quan viên trung thành với Huệ Đế và gia quyến của họ. Ông cũng tự biết mình tàn bạo quá, đã cho người đúc chuông Vĩnh Lạc để thể hiện sự ăn năn và hối hận, tuy nhiên khi chết ông cũng để lại chiếu bắt 30 cung nga xinh đẹp phải thắt cổ rồi bồi táng chung với ông. Bất chấp những điều này, Minh Thành Tổ Chu Đệ vẫn được xem như một kiến trúc sư và nhà gìn giữ văn hóa, lịch sử, chế độ và là một hoàng đế có ảnh hưởng lớn đối với Trung Quốc.
Dòng 272:
 
=== Nghi án về mẹ của Minh Thành Tổ Chu Đệ ===
Sách ''“Minh Thái Tổ Thực Lục”'' do Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi lên ngôi chủ trì biên soạn cũng như các sử liệu chứng thích từ “Minh Sử” (Sử nhàNhà Minh) đều nói rằng, Chu Đệ là do [[Mã hoàng hậu (Minh Thái Tổ)|Mã Hoàng hậu]] sinh ra. Đệ có 3 người anh, tức Thái tử [[Chu Tiêu]], Tần Vương [[Chu Sảng]], Tấn Vương [[Chu Cương]]. Chu Đệ là con trai thứ 4 và bên dưới còn một người em cũng do Mã Hoàng hậu sinh ra là Chu Thu. Tuy nhiên, các văn nhân thời Minh và Thanh thì đều cho rằng, chính sử đã “bịa chuyện”, và mẹ ruột của Chu Đệ là Ngạc Phi.
 
Theo đó, những ghi chép về Ngạc Phi không còn nhiều, song nhiều người cho rằng, bà có thể là một hậu phi trong hậu cung nhàNhà Nguyên được [[Minh Thái Tổ|Chu Nguyên Chương]] giữ lại làm chiến lợi phẩm sau khi đuổi được nhàNhà Nguyên ra khỏi Trung Quốc. Ngạc Phi có thể là người Mông Cổ, cũng có thể là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay). Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Ngạc Phi chính là mẹ ruột của Chu Đệ chứ không phải Mã Hoàng hậu. Bằng chứng là trong gian thờ chính của Minh Hiếu Lăng có sắp xếp bài vị của Chu Nguyên Chương và các phi tần thì ở chính giữa là Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu, phía phải là Lý Thục Phi và hơn 20 người khác, trong khi phía bên trái chỉ có một mình Ngạc Phi.
 
Trong thời đại phong kiến, các hoàng đế chỉ truyền ngôi cho dòng đích (con trai vợ cả), chính vì thế, là con một thứ phi như Chu Đệ mà ngồi trên ngai hoàng đế là không chính danh. Chính vì vậy, sau khi Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, có ý định sửa lại sử sách để mình trở thành con chính cung hoàng hậu nên không dám công khai nhận mẹ ruột của mình là Ngạc Phi nữa. Tuy nhiên, khi tế lễ, Chu Đệ vẫn muốn mẹ mình được hưởng đặc thù riêng nên mới để bài vị của mẹ ruột mình xếp ở bên trái bài vị của Chu Nguyên Chương. Bên cạnh đó, Chu Đệ còn tìm cách xóa tất cả các dấu tích về mẹ ruột của mình. Đây cũng là lý do mà người đời sau không biết gì nhiều về Ngạc Phi.
Dòng 406:
|title= Minh Thành Tổ
|list1=<span>{{đầu hộp}}
{{thứ tự kế vị|chức vụ=[[Nhà Minh|Hoàng đế nhàNhà Minh]]|trước=[[Minh Huệ Đế]]|sau=[[Minh Nhân Tông]]|năm=1402–1424}}
{{cuối hộp}}
{{Hoàng đế nhà Minh}}