Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dân số Việt Nam qua các thời kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thời Lý - Trần: theo đại việt sử ký toàn thư quyển 9
Dòng 7:
Thời [[Hùng Vương]], nước ta hoàn toàn không có các tài liệu về việc thống kê dân số chính thức, có thể là do các đời vua Hùng không tiến hành thống kê nhân khẩu hoặc trải qua nghìn năm Bắc thuộc với nhiều lần chiến loạn nên các tài liệu thư tịch cổ bị thất lạc mất, không thể tìm ra được. Các nhà sử học, cả phong kiến và đương thời, ước tính đến cuối thời [[Văn Lang]], nước ta có khoảng 500.000 dân, chủ yếu phân bố ở khu vực trung hạ du sông Hồng và sông Mã.
 
Năm 258 TCN, vua nước Nam Cương tộc Âu Việt là Thục Phán đem 3 vạn quân đánh bại vua Hùng đời thứ 18, sáp nhập lãnh thổ Văn Lang của người Lạc Việt, hai tộc người Bách Việt hợp nhất thành một, Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là [[An Dương Vương]], đặt tên nước là [[Âu Lạc]]. Năm 218 TCN, [[Tần Thủy Hoàng]] phái tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân đi bình định các dân tộc Bách Việt, nhưng sau tướng Đồ Thư bị giết trong 1 cuộc tập kích, quân Tần buộc phải bãi binh do chủ tướng tử trận và các cuộc bạo loạn ở Trung nguyên. Sau cuộc chiến, hơn 10 vạn quân Tần thiệt mạng và khoảng 10 vạn bị quân Âu Lạc bắt làm tù binh, bị đày đi khai hoang nhằm bổnhững sungmiền nhânxa khẩu bù đắp cho thiệt hại trong chiến tranhxôi.
 
Sau khi nhà Tần suy yếu và sụp đổ, phương bắc chìm trong chiến loạn trong nhiều năm. Các thế lực quân phiệt, tiêu biểu là Hán [[Lưu Bang]] và Sở [[Hạng Vũ]], giao tranh quyết liệt để tranh giành đất đai. Dân chúng thường bị vạ lây sau các trận chiến, do các thủ lĩnh quân sự thường tàn sát dân chúng khắp vùng nếu đối phương kháng cự quyết liệt. Tiêu biểu là việc Lưu Bang đã làm cỏ bách tính ở Dĩnh Dương, còn Hạng Vũ đã giết sạch dân ở Tương Thành và tàn sát 20 vạn hàng binh nước Tần. Do đó có nhiều người dân đã chạy xuống phương nam để lánh nạn, mà đa phần là đến vùng Lưỡng Quảng, tuy nhiên có một bộ phận chạy xuống tận Âu Lạc, sống chung với người Bách Việt. Theo ước tính, thời Âu Lạc nước ta có khoảng 70-80 vạn dân, bao gồm toàn bộ dân cư Lạc Việt cũ, dân cư Âu Việt mới sáp nhập và các nạn dân từ phương bắc chạy đến tịđể nạntránh chiến loạn.
 
== Thời kỳ Bắc thuộc ==
Dòng 46:
 
Năm 864, nhà Đường sai Cao Biền làm An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ sang đánh Nam Chiếu. Năm 865, Cao Biền tiến đến Nam Định, nhân lúc quân Nam Chiếu đang gặt lúa, bất ngờ đánh úp, phá tan quân Nam Chiếu. Tới năm 867, Cao Biền đánh bại hoàn toàn người Nam Chiếu tại An Nam, chiếm lại thành Tống Bình, giết chết Đoàn Tù Thiên, chém hơn 3 vạn quân Nam Chiếu. Từ đó sự xâm lấn của Nam Chiếu mới chấm dứt.
 
Nhà Đường chia nhỏ thành các phủ, dưới phủ là huyện rồi đến hương xã. Các xã cũng không đều nhau, có hạng lớn thì 40- 60 hộ, hương nhỏ từ 70-150 hộ, lớn từ 160- 540 hộ.
 
Năm 863, [[Đường Ý Tông]] thăng An Nam đô hộ phủ làm '''Tĩnh Hải quân''', cho Cao Biền làm [[Tiết độ sứ]], và sau là Cao Tầm, Tăng Cổn, Tạ Triệu, An Hữu Quyền, Chu Toàn Dục và Độc Cô Tổn. Năm 905, Độc Cô Tổn bị [[Chu Ôn]] đày đi Hải Nam và giết chết do không cùng vây cánh. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là [[Khúc Thừa Dụ]] đã chiếm lấy thủ phủ [[Đại La]], tự xưng là [[Tiết độ sứ]]. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Từ đó người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Tĩnh Hải quân lúc này gồm có 12 châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn. Lãnh thổ 12 châu này bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ [[Việt Nam]], kéo dài tới phía bắc [[Hoành Sơn (dãy núi)|Hoành Sơn]], thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên sang thời [[nhà Ngô]] ([[939]]-[[967]]), lãnh thổ Tĩnh Hải quân chỉ còn 8 châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về [[Nam Hán]]. Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Không có ghi chép rõ ràng về dân số nước ta thời kì này
Hàng 103 ⟶ 105:
Năm 1870, nước ta có khoảng 10.000.000 người, đến năm 1901 thuộc Pháp và 13.000.000 và tăng lên 22.600.000 vào năm 1943.
 
==== Thời hiện đại ====
Năm 1945, cuộc Cách mạng tháng Tám bùng nổ và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau chiến thắng Điện Biên 1954, nước ta lại bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Ước tính có khoảng 1 triệu người Công giáo đã di cư từ miền Bắc vào miền Nam, nhưng sau đó thì dân số miền Bắc vẫn nhiều hơn miền Nam. Năm 1962, nước ta có khoảng 31.275.000 người với 17.000.000 người ở miền Bắc và 14.275.000 người ở miền Nam.
 
Trong giai đoạn 1955-1975, cả hai miền đều khuyến khích sinh đẻ nhằm gia tăng dân số và bù đắp cho những tổn thất về người trong chiến tranh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng quyết liệt, hào hùng nhưng cũng nhiều mất mát, đau thương. Cho tới nay, chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng [[bom]] được ném nhiều nhất trong [[lịch sử thế giới]]. Tổng số bom mà Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] và tương đương sức công phá của 250 quả [[bom nguyên tử]] mà Mỹ ném xuống [[Hiroshima]]. Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom của Mỹ. Các nguồn khác nhau đưa ra các con số thống kê khác nhau về tổn thất nhân mạng trong cuộc chiến, dao động ở mức 2-5 triệu người chết cùng hàng triệu người khác bị thương tật, tàn phế và nhiễm độc.
 
Ngày [[30 tháng 4]] năm [[1975]], [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] giành được quyền kiểm soát [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], chính quyền của Tổng thống [[Dương Văn Minh]] của [[Việt Nam Cộng hòa]]<nowiki/>tuyên bố đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cuối cùng, sau 30 năm kháng chiến trường kì, non sông đã thu về một mối, không còn cảnh ngày bắc đêm nam. Tháng 4 năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có 49.160.000 người.
 
Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm.
 
Trong đó:
 
- Thời kỳ 1921 - 1943 tăng 319,5 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,71%/năm;
 
- Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với nguyên nhân chủ yếu do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và số người bị chết trong chiến tranh.
 
- Thời kỳ 1951 - 1957 tăng 753 nghìn người/năm hay tăng 3,03%/năm;
 
- Thời kỳ 1957 - 1976 tăng 1.135,8 nghìn người/năm hay tăng 3,08%/năm;
 
- Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm;
 
- Thời kỳ 1985 - 2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm;
 
riêng thời kỳ 2000 - 2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,31%/năm.
 
 
 
Năm 1994, trên lãnh thổ Việt Nam có tổng cộng 72.509.500 người, và tăng lên đến 80.930.200 người vào năm 2003. Vào lúc 2h45p ngày 1-11-2013, bé Nguyễn Thị Thùy Dung ở thôn Hoàng Xá, xã Nam Chính, huyện Nam Sách, Hải Dương đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trở thành công dân thứ 90 triệu của Việt Nam.