Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hãng phát hành trò chơi điện tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
'''Hãng phát hành trò chơi điện tử''' là một công ty [[xuất bản]] những [[video game]] mà họ đã phát triển trong nội bộ hoặc bởi một [[hãng phát triển trò chơi điện tử]]. Cũng như các [[nhà xuất bản|nhà xuất bản sách]] hay nhà sản xuất [[DVD]] phim, các hãng phát hành trò chơi điện tử mua bản quyền và chịu trách nhiệm [[chế tác]] và [[tiếp thị]] sản phẩm của họ sao cho hợp với văn hóa,tình hình chính trị,xã hội của đất nước đó, bao gồm [[nghiên cứu tiếp thị]] và toàn bộ khía cạnh của [[quảng cáo]].
 
Họ thường tài trợ cho việc phát triển, đôi khi bằng cách trả tiền thuê một nhà phát triển video game (các hãng phát hành gọi đây là phát triển ngoài) và đôi khi bằng cách trả tiền thuê các nhân viên của một hãng phát triển gọi là ''studio''. Các hãng phát hành video game lớn cũng [[Chiến lược phân phối (Marketing hỗn hợp)|phân phối]] các trò chơi mà họ phát hành, trong khi một số hãng phát hành nhỏ hơn thay vào đó thuê các công ty phân phối (hoặc các hãng phát hành trò chơi điện tử lớn hơn) để phân phối các trò chơi mà họ phát hành. Các chức năng khác thường được thực hiện bởi hãng phát hành bao gồm quyết định và trả tiền cho bất kỳ [[giấy phép]] mà trò chơi có thể sử dụng; trả tiền cho [[nội địa hóa]]; bố trí, in ấn, và có thể là đưa ra văn bản về hướng dẫn sử dụng; và tạo ra các yếu tố thiết kế đồ họa như thiết kế hộp game.
Dòng 6:
 
Bởi vì các hãng phát hành thường tài trợ cho việc phát triển, họ thường cố gắng quản lý rủi ro phát triển với đội ngũ nhân viên của [[nhà sản xuất]] hoặc [[quản lý dự án]] để theo dõi sự tiến độ phát triển, phê bình liên tục việc phát triển và hỗ trợ khi cần thiết. Hầu hết các video game được tạo ra bởi một hãng phát triển trò chơi ngoài được trả tiền bản quyền theo những tiến độ định kỳ. Những tiến độ này được chi trả khi các nhà phát triển đạt đến giai đoạn nhất định của quá trình phát triển, được gọi là [[cột mốc (quản lý dự án)|cột mốc]].
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}