Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Tát Thủy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n stub sorting, replaced: nhà Đường → Nhà Đường, nhà Hán → Nhà Hán using AWB
Dòng 17:
}}
 
'''Trận Tát Thủy''' (tiếng Triều Tiên: 살수대첩, [[Hán - Việt]]: Tát Thủy chi chiến) là 1 trận đại chiến quy mô lớn giữa đại quân 30 vạn quân [[nhà Tùy]] và quân [[Cao Câu Ly]] với quân số ít hơn nhiều. Trận chiến này diễn ra vào mùa đông năm 612 dưới thời kì trị vì của [[Tùy Dạng Đế]] của nhà Tùy và [[Anh Dương Vương]] của Cao Câu Ly. Trận Tát Thủy nằm trong một loạt các trận đánh diễn ra từ năm 598 đến năm 614 giữa Tùy và Cao Câu Ly trong khuôn khổ [[chiến tranh Tùy - Cao Câu Ly]]. Trận đánh này kết thúc với chiến thắng vang dội của quân đội Cao Câu Ly, nhưng không thể làm Tùy Dạng Đế từ bỏ quyết tâm chinh phục Cao Câu Ly dù rằng đây là trận chiến gây ra nhiều tai họa về sau.
 
Về sau, nhà Tùy liên tiếp mở các chiến dịch quân sự mới vào năm 613 và năm 614. Cuộc tấn công xâm lược năm 613 phải đình lại bởi cuộc nổi loạn của tướng [[Dương Huyền Cảm]]; còn cuộc tấn công xâm lược năm 614 bị bãi bỏ sau khi Cao Câu Ly đồng ý giao nộp [[Hộc Tư Chính]] (斛斯政), một phản tướng của nhà Tùy chạy sang Cao Câu Ly cho Dạng Đế xử tử. Tùy Dạng Đế đã dự định mở một cuộc xâm lược vào năm 615, nhưng đế quốc Tùy lúc này đã quá suy yếu vì những mâu thuẫn nội tại trong lòng nó. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự tàn bạo của Dạng Đế đã bùng nổ, và bản thân binh sĩ cũng không muốn phục vụ cho các cuộc chiến tranh liên miên của Dạng Đế nữa.
 
Trận đánh này là 1 trong những đại thắng chứng tỏ tài năng cầm binh của các tướng lĩnh Cao Câu Ly trong cuộc chiến với các triều đại Trung Quốc mà trước khi cờ tới tay [[Dương Vạn Xuân]] (Yang Manchun) và [[Uyên Cái Tô Văn]] trong chiến tranh chống lại [[nhàNhà Đường]] thì [[Ất Chi Văn Đức]] (Eulji Mundok) là người đầu tiên làm nên điều vinh dự đó.
 
== Bối cảnh trước trận đánh ==
Dòng 28:
Trước kia, trong khi Dạng Đế hội kiến với Khải Dân khả hãn thì cũng vừa lúc sứ thần [[Cao Câu Ly]] cũng ở đó, và Khải Dân giới thiệu [[sứ thần]] này Dạng Đế. Dạng Đế thông qua sứ thần, yêu vua Cao Câu Ly đến triều kiến mình, nhưng vua Cao Câu Ly không hồi đáp. Điều này khiến Dạng Đế tức giận và trở thành một duyên cớ để ông xâm lược Cao Câu Ly.
 
Năm [[610]], Hoàng môn thị lang [[Bùi Củ]] tâu với Tùy Dạng Đế rằng đất [[Cao Câu Ly]] nguyên là đất cũ của [[nhàNhà Hán]], [[nhà Tấn]], nên có thể chinh phục lại lãnh thổ xưa. Tùy Dạng Đế bèn sai Ngưu Hoằng tuyên chỉ, muốn vua Cao Câu Ly là [[Anh Dương vương]] sang triều kiến ông ở [[Trác Châu]] , nhưng vua [[Cao Câu Ly]] không theo. Lấy cớ Cao Câu Ly bất tuân mệnh, vào tháng 2 năm [[611]], Tùy Dượng Đế xuống chiếu thảo phạt [[Cao Câu Ly]], chuẩn bị khoảng 300 thuyền chiến lớn. Tháng 4, ông tới Trác quận, ngự ở cung Lâm Sóc, rồi tuyển mộ 1 vạn thủy thủ của Giang Hoài, 3 vạn cung thủ, và ra lệnh cho dân Hà Nam, Hà Bắc làm phu đi theo đoàn quân. Quân chinh phạt bị thúc ép tiến nhanh, ngày đi đêm không nghỉ, rốt cục nhiều người chết dọc đường.
 
Dạng Đế còn điều dân phu vận chuyển lương thực cho cuộc chiến tranh với Cao Câu Ly đến hai trấn Lô Hà, Hoài Viễn. Tuy nhiên lúc này quân đội đã mệt mỏi và tổn thất quá nửa mặc dù còn chưa giao chiến, một số chết vì mệt mỏi và dịch bệnh, một số đào ngũ. Dạng Đế lại bắt ép các hộ dân phải cống lương thực cho quân đội theo đầu người, còn quan lại thì lại nhân đó thu thêm nhiều lương thực cho đầy túi riêng. Nhân dân phải chịu sưu cao thuế nặng của triều đình, tình cảnh ngày một bi đát hơn. Một số người bỏ nhà đi làm cướp. Lòng dân ngày một oán hận triều Tùy. Quần hùng nổi lên, trong đó nổi bật nhất trong thời kì này là nghĩa quân của [[Đậu Kiến Đức]].