Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HACCP”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 116.110.211.160 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
n thêm phần lịch sử hình thành
Dòng 1:
[[Tập tin:Tieu-chuan-haccp.png|nhỏ|[https://sciencevietnam.com/7-nguyen-tac-cua-tieu-chuan-haccp Tiêu chuẩn haccp]]]
'''HACCP''' (viết tắt của ''Hazard Analysis and Critical Control Points'', được dịch ra tiếng Việt là ''Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn''), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập [[hệ thống quản lý an toàn thực phẩm]]. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến [[thực phẩm]]. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế ([[CODEX]]) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu ''CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003'', và [[tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam)|tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam]] tương đương là [[TCVN 5603:2008]].
 
== Lịch sử hình thành ==
Haccp được cho là bắt nguồn từ giám sát quá trình sản xuất được áp dựng trong thế chiến thứ II. Bản thân Haccp được hình thành vào những nẵm 1960, khi cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA) yêu cầu Pillsbury nghiên cứu và chế tạo các loại thực phẩm phục vụ cho các chuyến bay ra ngoài không gian của họ. Kể từ đó, Haccp được công nhận trên toàn thế giới như một công cụ hợp lý để đáp ứng các phương pháp kiểm tra truyền thống đối với một hệ thống an toàn thực phẩm, dựa trên tính chất khoa học và hiện đại.
 
Dựa trên đánh giá rủi ro, các kế hoạch Haccp cho phép cả ngành công nghiệp thực phẩm và chính phủ phân bố nguồn lực của họ một cách hiệu quả trong việc thiết lập và kiểm toán các thực hành sản xuất thực phẩm an toàn. Năm 1994, tổ chức liên minh Haccp quốc tế được thành lập, ban đầu tổ chức này thành lập cho ngành công nghiệp chế biến thịt và gia cầm của Mỹ để hỗ trợ họ triển khai Haccp. Tuy nhiên, ngày nay Haccp không chỉ áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm mà chúng còn trải rộng ra nhiều ngành khách, ví dụ như dược phẩm, mỹ phẩm.
 
Phương pháp này có hiệu lực tìm kiếm và lập kế hoạch thực hành ngăn chặn các nguy cơ không an toàn dựa trên sự khoa học. Khác với phương pháp kiểm tra truyền thống không làm gì để ngăn chặn nguy cơ xảy ra và phải xác định chúng khi kết thúc quá trình.
 
Haccp chỉ tập trung vào các vấn đề về sức khỏe chứ không tập trung vào chất lượng sản phẩm. Nhưng nguyên tắc Haccp là cở sở của hầu hết các hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Tại Hoa Kỳ, sự tuân thủ Haccp được quy định bởi 21 CFR phần 120 và 123. Tương tự như FAO/WHO đã xuất bản hướng dẫn cho tất cả các chính phủ để đề xuất hướng giải quyết cho các doanh nghiệp thực phẩm nhỏ và kém phát triển.
 
==Giới thiệu==