Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50:
===Nhà thờ mang danh hiệu Đức Bà===
[[Tập tin:Tượng Đức Mẹ và hai tháp chuông.jpg|nhỏ|trái|[[Tượng Đức Bà Hòa Bình|Tượng Đức Mẹ Hòa bình]] và hai tháp chuông nhà thờ]]
Năm 1958, Linh mục [[Giuse Phạm Văn Thiên]] (sau làm Giám mục [[giáo phận Phú Cường]], nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một [[Tượng Đức Bà Hòa Bình|Tượng Đức Mẹ Hòa bình]] bằng loại [[đá hoa Carrara|đá cẩm thạch trắng Carrara]] của Ý. Tượng được tạc tại Pietrasanta cách [[Roma]] khoảng 500 km. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15 tháng 2 năm 1959. Sau đó, công ty Société d'Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá vốn còn để trống kể từ năm 1945 trước nhà thờ. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "''Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình''" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, [[Hồng y]] Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc [[Đại hội Thánh Mẫu|Đại hội Thánh Mẫu Toàn Quốc]], đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là '''Nhà thờ Đức Bà'''. Ngày 5 tháng 12 năm 1959, [[Tòa Thánh]] đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu [[Vương cung thánh đường]] (''basilique''). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn. Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại [[Hà Nội]], [[Huế]] và [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Nhà thờ trở thành [[nhà thờ chính tòa]] của vị tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
 
== Những nét đặc sắc ==