Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rōmaji”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 12:
Việc Latinh hóa tiếng Nhật bắt đầu từ [[thế kỷ 16]] do các [[giáo sĩ|nhà truyền đạo]] [[Đạo Kitô|Kitô]] [[người Bồ Đào Nha]] muốn học tiếng Nhật để dễ bề truyền giáo. Vì vậy Rōmaji đã hình thành căn cứ trên âm vựng [[tiếng Bồ Đào Nha|tiếng Bồ]] chứ không phải là cách chuyển tự từ kana. Rōmaji lúc bấy giờ chỉ dùng hạn chế trong giới giáo sĩ.
 
Mãi đến năm [[1867]], nhà truyền giáo [[người Mỹ]] [[James Curtis Hepburn]] ([[1815]] - [[1911]]) mới có sáng kiến tạo ra hệ thống [[chuyển tự]] một-đối-một từ Kana sang chữ cái Latinh. Đó chính là chữ Rōmaji theo hệ thống Hepburn. Hepburn lúc bấy giờ đã soạn ra cuốn [[từ điển]] ''Wa-ei gorin shusei'' lại được hội cải cách văn tự Rōmaji Kai chọn năm 1885 làm mẫu để chuyển tự. Vì Hepburn là người Mỹ nói [[tiếng Anh]] lối Hepburn cũng manh ít nhiều ảnh hưởng cách viết của tiếng Anh. Ví dụ như ''ši'' sau đổi viết ''shi'' và ''tša'' đổi thành ''cha''.<ref> Seley, Christopher. ''A History of Writing in Japan''. Honolulu, HI: University of Hawai'i Press, 2000. tr 140.</ref>
 
== Bảng chuyển tự giả danh sang Rōmaji hệ Hepburn cải tiến ==