Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
n →‎Một số đặc điểm tự nhiên: Typo fixing, replaced: biển Đông → Biển Đông using AWB
Dòng 28:
Các nhóm đất hiện diện trong vùng là kết quả từ những tiến trình và yếu tố hình thành đất, trong đó tính đa dạng của vật liệu trầm tích đóng vai trò quan trọng. Các nhóm đất chính: Đất xám (''Aeric Paleaquults, Aquic Arenic Paleustults, Typic Plinthaquults''), đất phèn hoạt động (''Typic Sulfaquepts, Umbric Sulfaquepts, Hydraquentic Sulfaquepts''), đất phù sa có tầng sinh phèn trung bình (''Aquic sulfic Tropaquepts''), đất phù sa có tầng phèn trung bình (''Sulfic Tropaquepts''), đất phù sa phát triển (''Typic Tropaquepts'').
 
Chế độ thủy văn tại đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của [[sông Cửu Long]] và thay đổi do ảnh hưởng biến đổi về chế độ dòng chảy trong toàn vùng [[Tân Hưng]] – [[Vĩnh Hưng]]. Mạng lưới sông rạch tự nhiên trong khu vực Láng Sen và vùng lân cận khá dày, tuy nhiên lưu lượng lưu thông không lớn do lưu vực nhỏ. Láng Sen được tiếp nước chủ yếu do các kinh tạo nguồn lớn từ sông Cửu Long, như: kinh Hồng Ngự – Long An, kinh 79, kinh 28 và [[sông Lò Gạch]]. Nguồn nước trực tiếp tới khu vực Láng Sen đi qua 2 tuyến dẫn nước chính là kinh 79 và rạch Bông Súng. Mặc dù nằm trong nội địa, nhưng ảnh hưởng của thuỷ triều [[biểnBiển Đông]] theo chế độ [[bán nhật triều]], và lớn nhất vào mùa kiệt (mùa khô). Tuy nhiên biên độ dao động mực nước lớn nhất cũng trong khoảng < 0.5 m. Biên độ này giảm dần tới khi đỉnh lũ xuất hiện.
 
Ngập lũ: vùng ngập sâu trung bình ở vùng từ 2.5 đến 3,5 mét trong các năm lũ lớn (tương đương lũ 1996, 2000). Thời gian ngập từ 3 đến 4 tháng. Do mạng lưới kinh mương được phát triển và mở rộng nên thời gian ngập hiện nay là ngắn hơn khoảng 1 tháng so với trước đây. Vùng ngập sâu và lâu nhất vẫn là những nơi lung bàu trũng như Láng Sen, rạch Cá He, rạch [[Cái Nổ]].