Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Quỳnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tunityl (thảo luận | đóng góp)
Ritity (thảo luận | đóng góp)
Dòng 83:
==Cuối đời==
Ngày [[9 tháng 3]] năm 1945, [[Nhật Bản|Nhật]] đảo chính [[Pháp]]. Bảo Đại muốn tạm cử Phạm Quỳnh là người thay mặt chính phủ Việt Nam để giao thiệp với Nhật. Ông [[Phạm Khắc Hòe]], Tổng lý Ngự triều Văn phòng của triều đình, nói với Bảo Đại rằng: ''“Phạm Quỳnh là một người xấu, bị mọi tầng lớp nhân dân oán ghét và giới trí thức khinh bỉ… cho nên nếu nhà vua thực tâm vì dân, vì nước thì không nên dùng Phạm Quỳnh nữa”''. Cụ [[Bùi Bằng Đoàn]] và cụ Ưng Úy là hai vị thượng thư tương đối có uy tín trong Hội đồng Cơ mật và trong quan trường nói chung đều nói với ông Phạm Khắc Hòe là “''cần làm cho nhà vua thấy rõ bản chất xấu xa và nguy hiểm của Phạm Quỳnh''”. Phát xít Nhật cũng không muốn dùngủng hộ một con người bị nhiều điều tiếng như Phạm Quỳnh nên đã dùngmời Trần Trọng Kim, một connhân bàivật chính trị được họquan chuẩnhệ bịvới họ từ nhiều năm trước ra làm Thủ tướng Đế quốc Việt Nam<ref name=tuanbao />. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.
 
Cuối tháng 8/1945, thực dân Pháp cho quân nhảy dù tìm cách bắt liên lạc với Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh để đánh chiếm Huế, thiết lập lại chế độ do Pháp thống trị miền Trung Việt Nam. Toán quân nhảy dù Pháp bị du kích địa phương bắt được nên kế hoạch bại lộ dù toán quân này chưa liên lạc được với Phạm Quỳnh. Ông bị [[Việt Minh]] bắt giam ngày [[23 tháng 8]] năm [[1945]] và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam [[Ngô Đình Khôi]] (anh ruột [[Ngô Đình Diệm]]) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Về sau, có nguồn tin chính thức mô tả chi tiết sự kiện này: chính phủ De Gaulle cho một phái đoàn quân sự nhảy dù xuống Huế hòng liên lạc với Phạm Quỳnh để chuẩn bị cho kế hoạch đánh chiếm miền trung, nhưng nhóm này chưa gặp Phạm Quỳnh thì đã bị bắt và để lộ thông tin, nên Phạm Quỳnh bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ cùng Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân rồi sau đó bị Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Nguyễn Tri Phương (tức tỉnh [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên, Huế]]) tuyên án tử hình và xử bắn do bị kết tội làm nội ứng cho Pháp. Theo đó, ngày 25/8/1945, một phái đoàn quân sự Pháp nhảy dù xuống Hiền Sĩ, cách Huế 25&nbsp;km về phía Bắc. Toán nhảy dù có 6 sĩ quan Pháp do quan tư Casténa chỉ huy. Dân quân Việt Nam bố trí bắt gọn nhóm sĩ quan này, tịch thu vũ khí và tài liệu, gồm có: 6 khẩu súng Các-bin Mỹ, 6 khẩu súng ngắn Browning, 2 điện đài, 2 máy phát điện, 6 túi cá nhân đựng rất nhiều quân trang, đạn dược, 6 cặp sĩ quan đựng bút giấy, tài liệu và rất nhiều bản đồ in trên lụa rất có giá trị. Trong cặp của Casténa có Mật lệnh của Thống chế Pháp là [[De Gaulle]] ghi rõ: ''"Quan tư Casténa có nhiệm vụ bắt liên lạc với Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, với các lực lượng Pháp ở hải ngoại (FFE) và các lực lượng Pháp nội địa (FFI) để tổ chức chiếm lĩnh các công sở và thành lập chính quyền thuộc địa ở miền Trung Việt Nam."''<ref name=tuanbao /><ref name="xuanay">[https://xuanay.vn/pham-quynh-va-ban-tu-hinh-doi-voi-ong/ Phạm Quỳnh và bản án tử hình đối với ông], Tạp chí Xưa và Nay số 269 (10/2006)</ref>