Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Cao Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: NXB → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 37:
Ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, thì có đến 3 nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và được thờ với sự tích là vị thầy thuốc huyền thoại. Đó là nghè Rồng, đền Rồng và đình Rồng. Thời điểm xảy ra bệnh đậu mùa thường là vào mùa xuân, làm nhiều người, nhất là trẻ con chết hàng loạt, nên gọi là dịch đậu mùa, kẻ gây ra dịch này gọi là “quan ôn”, và người chết bất cứ ở tuổi nào, đều gọi là đã bị “quan ôn bắt lính”.
 
Trong bộ Lê Quý Đôn toàn tập, đã được xuất bản, thì tập II là Kiến văn tiểu lục, toàn vẹn tác phẩm tuyệt vời nhất của ông, do NXBNhà xuất bản Khoa học Xã hội in ấn và phát hành năm 1977 có ghi: “Cao Sơn Đại Vương tinh thông làm thuốc, chữa khỏi bệnh đậu mùa. Một đêm hiện lên nói: “Tôi là Cao Sơn, nhà ở xứ Đầu Hồ, xã Lương Giản, huyện Chí Linh”.<ref>[https://suckhoedoisong.vn/vi-dai-thanh-huyen-thoai-cao-son-dai-vuong-nha-o-dau-n131773.html Vị đại thánh huyền thoại Cao Sơn Đại Vương “nhà” ở đâu?]</ref>
 
==Tướng Cao Sơn, thời nhà Đinh==
Dòng 47:
 
==Tướng Cao Sơn, người Trung Quốc==
Thần Cao Sơn nữa là người Trung Quốc. Theo thần tích Đình Đại ([[Bạch Mai]], Hà Nội) thì thần tên Cao Hiển, tự là Văn Trường, cha là Cao Khánh ở vùng núi [[Bảo Đài Sơn]], quận Quảng Nam. Ông lấy vợ người làng Quang Liệt ở [[Trường Yên, Hoa Lư|Trường Yên]] ([[Ninh Bình]]) là Trần Thị Tố, sinh người con trai vào ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Tị, đặt tên là Hiển. Sau khi mẹ mất năm lên 7 tuổi, cậu được cha đưa về [[Trung Quốc]]. Hiển học thầy Chu Đường, 27 tuổi đỗ Tiến sĩ, bổ châu mục [[Ích Châu]]. Sau khi [[Hồ Quý Ly]] cướp ngôi nhà Trần, Hiển công được vua sai sang Việt Nam trừ họ Hồ. Ông đóng đồn ở Hồng Mai (tức Bạch Mai), diệt được nhà Hồ, sau lại về Bắc, được vua Trung Quốc phong Cao Sơn đại vương, sau tu ở núi Bảo Đài, thọ 103 tuổi.
 
7 làng thuộc tổng Hà Hồi xưa, nay thuộc 3 xã của huyện Thường Tín (Hà Nội) là các làng Hà Hồi, Phú Cốc, Hoà Lương, Khê Hồi thuộc xã Hà Hồi; làng Đức Trạch thuộc xã Quất Động; các làng Bạch Liên và Phương Quế thuộc xã Liên Phương có 7 ngôi đình của 7 làng này đều thờ Thành hoàng Cao Sơn đại vương. Vị thần này còn được thờ ở một số nơi khác trong nội thành Hà Nội, như đình Đồng Tâm. Đình Làng Minh Thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn nguyên phả tích thờ. Là một ngôi đình rất thiêng