Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước München”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: |France}} → |Pháp}} using AWB
Dòng 18:
| condition_effective =
| date_expiration = [[9 tháng 5]] năm [[1945]]
| parties = {{flagicon|Nazi Germany}}[[Đức Quốc xã]]<br />{{flagicon|Italia}} [[Ý|Italia]]<br />{{flagicon|United Kingdom}} [[Vương quốc Anh|Anh]]<br />{{flagicon|FrancePháp}} [[Pháp]]
| signatories =
| depositor =
Dòng 34:
 
== Bối cảnh lịch sử ==
Nước Cộng hòa [[Tiệp Khắc]] được thành lập sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] từ các hòa ước mà người Đức rất căm ghét. Được tách ra từ Đế quốc [[Habsburg]] cũ, Tiệp Khắc phát triển thành một nước dân chủ và phồn thịnh nhất [[Trung Âu]].<ref name="istorya.ru">[http://www.istorya.ru/book/ww2/48.php Pavlov. N. B, Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, Trang 48: Chính sách đối ngoại của đế chế thứ ba.]</ref>
 
Nhưng vì có nhiều dân tộc khác nhau, ngay từ lúc đầu Tiệp Khắc bị giằng co bởi những vấn nạn nội bộ mà suốt 20 năm vẫn chưa thể giải quyết được. Đấy là vấn nạn của những dân tộc thiểu số. Có 1 triệu [[người Hungary]], nửa triệu [[người Ruthenian]], và 3 triệu rưởi [[người Đức]] ở Sudeten. Các dân tộc này tha thiết với "đất mẹ" của họ, lần lượt là Hungary, [[Nga]] và Đức; tuy rằng người Đức ở [[Sudetenland]]{{fn|1}} chưa bao giờ thuộc về [[Đế quốc Đức|Đế chế Đức]] (ngoại trừ trước nữa là một phần của [[Đế quốc La Mã Thần thánh|Đế chế La Mã Thần thánh]]) nhưng chỉ thuộc về [[Áo]]. Nói chung, các dân tộc này đòi hỏi có thêm quyền tự trị.<ref>Усовский А.Военные преступники Черчилль и Рузвельт.Москва.2012. trg 228 ISBN 978-5-9955-0474-0</ref>
Dòng 40:
So với những dân tộc thiểu số ở phương Tây, ngay cả ở Mỹ, những dân tộc thiểu số ở Tiệp Khắc không bị kém cỏi. Họ có quyền dân chủ và tự do cá nhân trọn vẹn – ngay cả quyền được bầu cử – và có thêm ít quyền được lập trường học riêng và duy trì cơ sở văn hóa của riêng họ. Lãnh tụ các dân tộc thiểu số thường là bộ trưởng trong chính phủ trung ương. Tuy nhiên, [[người Séc]] không thể giải quyết những vấn đề của người thiểu số. Họ thường có tư tưởng ái quốc cực đoan và thiếu khôn khéo.
 
Điều mỉa mai là người Đức Sudeten có vị thế khá trong nước Tiệp Khắc – chắc chắn khá hơn bất kỳ dân tộc thiểu số nào khác trong nước, và khá hơn những dân tộc thiểu số Đức ở Ba Lan hoặc ở nước Phát xít Ý. Nhưng họ bất mãn với tính hà khắc vụn vặt của quan chức địa phương người Séc và thái độ kỳ thị đôi lúc xảy ra ở thủ đô [[Praha]]. Sống trong các vùng tây-bắc và tây-nam công nghiệp hóa, họ giàu có lên và dần dà trở nên hòa thuận với người Séc, vẫn tiếp tục đòi hỏi thêm quyền tự trị và sự tôn trọng đối với các quyền về ngôn ngữ và văn hóa. Trước khi Hitler nổi lên, không có phong trào chính trị nghiêm túc nào đòi hỏi hơn thế.<ref>[http://www. name="istorya.ru"/book/ww2/48.php Pavlov. N. B, Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, Trang 48: Chính sách đối ngoại của đế chế thứ ba.]</ref>
 
Thế rồi, khi Hitler nắm quyền [[Thủ tướng Đức]] năm [[1933]], cơn bão Quốc xã tràn đến người Đức Sudeten. Năm này, một giáo viên môn thể dục dụng cụ tên [[Konrad Henlein]] thành lập Đảng người Đức Sudeten (SDP). Bộ Ngoại giao Đức bí mật hỗ trợ tài chính đảng cho đến năm 1935. Trong vòng vài năm, đảng này đã chiếm đa số trong cộng đồng người Đức Sudeten. Vào lúc [[Áo]] bị sáp nhập vào Đức, đảng SDP đã sẵn sàng để nghe theo lệnh của Hitler.
 
Để nhận lệnh, Henlein đi đến [[Berlin]], và ngày [[28 tháng 3]] năm 1938 vào ngồi họp với Hitler trong ba tiếng đồng hồ. Chỉ thị của Hitler là "Đảng SDP phải ra những đòi hỏi mà chính phủ Tiệp Khắc không thể chấp nhận." Như chính Henlein tóm tắt quan điểm của Hitler: "Ta phải luôn đòi hỏi nhiều để ta không bao giờ hài lòng." Vì thế, hoàn cảnh khó khăn của người Đức thiểu số ở Tiệp Khắc đối với Hitler chỉ là cái cớ để quấy động, khuynh đảo, tung hỏa mù và gây hiểu lầm giữa những bạn hữu của Tiệp Khắc, và che giấu mục đích thực sự của ông: để hạ gục Tiệp Khắc và chiếm lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chế thứ Ba.<ref>[http://www. name="istorya.ru"/book/ww2/48.php Pavlov. N. B, Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, Trang 48: Chính sách đối ngoại của đế chế thứ ba.]</ref>
 
Các nhà lãnh đạo Anh và Pháp vẫn chưa nhận ra điều này. Suốt mùa xuân và mùa hè, thật ra cho đến lúc cuối, Thủ tướng Anh [[Neville Chamberlain|Arthur Neville Chamberlain]] và Thủ tướng Pháp [[Édouard Daladier]] cùng với đa số thế giới còn lại hiển nhiên vẫn còn thật sự tin rằng Hitler chỉ mong muốn sự bình đẳng cho người Đức ở Tiệp Khắc.