Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.239.219.241 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TT 1234
Thẻ: Lùi tất cả
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 244:
Có học giả chỉ ra rằng, Trung Quốc sử dụng binh khí nóng trước phương Tây hai thế kỷ, song đến thế kỷ XV, do hòa bình lâu dài nên việc cải tiến kỹ thuật đình trệ, bị người Bồ Đào Nha vượt qua, về sau quân Thanh lợi dụng kỹ thuật và kinh nghiệm của triều Minh và phương Tây, nhiều lần cải thiện và chế tạo hỏa khí có uy lực hơn so với triều Minh, đến thời [[loạn Tam Phiên]], kỹ thuật binh khí của Trung Quốc quay lại tiếp cận trình độ các quốc gia Tây Âu<ref>梁柏力《被誤解的中國:看明清時代和今天》,中信出版社,第111-114頁</ref>.
 
Trong những năm Vạn Lịch, người Nhật Bản cũng đi trước Trung Quốc về kỹ thuật hỏa khí, ưu thế của hỏa khí Nhật Bản từng có lúc khiến họ chiếm thế thượng phong trong chiến tranh tại Triều Tiên<ref>趙士楨《神器譜》,卷一:「……調集人馬十有餘萬,附以朝鮮土著,何止三十餘萬。倭奴止以飛巒島鳥銃手三千憑為前驅,懸軍深入,不勞餘力,抗我兩國。我以兩國全力,不能製倭死命。焱馳電擊而前,從容振旅而退,不但諸酋盡全首領,至於倭眾亦覺無多損失。」</ref><ref>張萱《西園聞見錄》卷五六:「倭制火銃,其藥極細,以火酒漬之,故其發速,又人善使,故發必中。中國有長技,而製之不精,與無技同。」</ref>. Nhà quân sự [[Thích Kế Quang]] cũng phê bình nhiều loại hỏa khí đương thời thực tế không có tính thực dụng, cho nên cần ngừng sản xuất để tránh lãng phí<ref>戚繼光《練兵實紀》,卷五-軍器製解:「……以上之外,有火磚,一窩鋒,地雷,千里炮,神槍等,百十名色,皆不切於守戰,故不備,今皆一切禁之。以節靡費,惟有子母炮,尚屬可用,未當終棄,亦一奇品也。」</ref>.
 
Những năm cuối nhà Minh, quan lại tham nhũng và bất tài đã làm suy yếu hệ thống quân sự “Vệ sở” của nhà Minh. Vào đầu thế kỉ 17, quân đội nhà Minh đã trở nên thiếu đào tạo và kỉ luật, sức mạnh của họ ngày một giảm sút. Các sĩ quan tiếp tục ghi tên những người đã chết hoặc đã rời quân ngũ vào trong danh sách để tham nhũng tiền lương. Thời [[Gia Tĩnh]], có vị quan đã miêu tả vệ sở như là ''“nguồn gốc của nhiều rắc rối. Họ nổi loạn và sẵn sàng tạo phản bất cứ khi nào triều đình chậm trả tiền cho họ… bất kì khi nào có chiến tranh, do lo sợ quân đội bị tổn thất, lính đánh thuê và dân binh được sử dụng để chống lại những bọn giặc cướp. Nói cách khác, dân thường được sử dụng để bảo vệ những người lính"''.
 
== Nhân khẩu==