Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hóa thân (Phật giáo)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thêm bo:སྤྲུལ་སྐུ།; sửa cách trình bày
Dòng 1:
{{Dự án Phật Giáo Tây Tạng}}
'''Hoá thân''' (zh. ''huàshēn'' 化身, ja. ''keshin'', sa. ''nirmāṇa-kāya'', bo. ''tulku'' སྤྲུལ་སྐུ་), còn gọi là '''Ứng hoá thân''' (zh. 應化身) hoặc '''Ứng thân''' (zh. 應身), mang nhiều nghĩa và có thể được phân loại như bên dưới:
# Thân nhất thời của Phật. Thân thị hiện. Còn gọi là '''Biến hoá thân''' (zh. 變化身). Thân thị hiện bằng năng lực thần thông. Một trong [[Tam thân]] (三身) của Phật. Thân biến hoá của Phật ứng hợp sắc tướng của chúng sinh để giáo hoá và cứu độ. Còn được gọi là Ứng thân (應身, en. ''response body'');
# Khi Hoá thân và Ứng thân thuộc dạng siêu việt, thì Ứng thân được xem là biểu hiện của những vị có công hạnh tu tập siêu xuất, trong khi đó Hoá thân là thị hiện của những vị có công hạnh tu tập thấp hơn, hoặc dùng cho loài Phi nhân (en. ''non-human'');
# Theo giáo lí [[Tiểu thừa]], thì khi một vị Phật nhập [[Niết-bàn]] cũng được gọi là "Hoá thân";
# Phật [[Thích-ca Mâu-ni]], thân thể của Phật Thích-ca Mâu-ni.
 
=== Hoá thân tại Tây Tạng ===
Tại [[Tây Tạng]], các vị Đại sư dùng từ '''Châu-cô''' (zh. 珠孤, bo. ''tulku'' སྤྲུལ་སྐུ་, cũng được dịch là Chuyển thế giả 轉世者) để dịch thuật ngữ '''nirmāṇakāya''', và cũng hiểu nó như từ Hoá thân bên trên. Nhưng thêm vào đó, thuật ngữ Châu-cô cũng chỉ một hiện tượng chỉ tồn tại nơi đây và [[Mông Cổ]]. Thuật ngữ này cũng có nguồn [[tiếng Mông Cổ]]. Người ta sử dụng hai danh từ tương ưng với ý nghĩa gần như nhau là:
# '''Hô-tất Lặc-hãn''' (zh. 呼畢勒罕, ''hoblighan'', ''khublighan'') với nghĩa "Tự tại chuyển sinh" (zh. 自在轉生) và
# '''Hô-đồ Khắc-đồ''' (zh. 呼圖克圖, ''khutuktu''), nghĩa là "Minh tâm kiến tính, sinh tử tự chủ" (zh. 明心見性生死自主).
 
Tại Tây Tạng, danh từ này chuyên chỉ các dòng tái sinh (sa. ''jātimālā'') và các vị tái sinh, chỉ các vị khi chết không quên bản tính, đầu thai trở lại và tiếp nối chức vị và sự việc hoằng hoá trước. Đó là những người được công nhận là sự tái sinh của một người đã chết, sau khi được thử thách kiểm nghiệm. Quan điểm này phát sinh từ giáo pháp [[Tam thân]] và được áp dụng tại Tây Tạng với sự phát hiện [[Cát-mã-ba]] thứ 2, Cát-mã Ba-hi (bo. ''kar ma pa kshi'' ཀར་མ་པ་ཀཤི་, [[1204]]-[[1283]]). Châu-cô là một phương tiện quan trọng nhằm giữ vững sự nối tiếp bất đoạn về tinh thần và lĩnh đạo trong các trường phái Tây Tạng. Tây Tạng có 4 dòng tái sinh lớn mà dòng quan trọng nhất là [[Đạt-lại Lạt-ma]]. Ngoài ra có một số lớn các dòng tái sinh khác. Các vị Châu-cô thường được dân chúng tôn là "Phật sống" (Hoạt Phật).
Dòng 18:
 
== Tham khảo ==
* ''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
* ''Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
 
{{Viết tắt Phật học}}
Dòng 26:
[[Thể loại:Triết lí Phật giáo]]
 
[[bo:སྤྲུལ་སྐུ།]]
[[bg:Нирманакая]]
[[ca:Tulku]]
Hàng 37 ⟶ 38:
[[fr:Tulku]]
[[it:Tulku]]
[[ka:ტულკუ]]
[[nl:Tulku]]
[[ja:化身ラマ]]
[[ka:ტულკუ]]
[[pl:Tulku]]
[[pt:Tulku]]