Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dư luận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi 4778434 của Songmatinhyeu (Thảo luận)
Dòng 1:
{{Sơ khai}}
I. Dư luận xã hội:
'''Dư luận''' là hiện tượng tâm lí bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán đoán, bình luận về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang nhóm khác. Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội.
1. Khái niệm dư luận:
Để hiểu rõ hơn về dư luận xã hội thì chúng ta phải hiểu dư luận là gì?.Có rất nhiều định nghĩa dư luận của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Theo Young thì dư luận là sự phán xét xã hội của các cộng đồng tự ý thức đối với vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai. Theo Warner thì dư luận là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định dưới điều kiện của một cuộc phỏng vấn. Theo Childs thì dư luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kì nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được.
2. Khái niệm dư luận xã hội.
Vì là một kết cấu tinh thần xã hội phức tạp nên dư luận xã hội được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Mọi định nghĩa ngắn gọn được đưa ra đều không thể diễn đạt được đầy đủ về dư luận xã hội mà phải hiểu dư luận xã hội dưới các góc độ cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc tâm lý, nhận thức, chủ thể, đối tượng, chức năng.
2.1. Dưới góc độ cấu trúc ngôn ngữ:
Dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá biểu thị thái độ (đồng tình – không đồng tình, yêu thích- không yêu thích…) của chủ thể đối với đối tượng.
Chúng ta cần phân biệt được danh giới giữa dư luận xã hội và tin đồn. Tin đồn chỉ là một phát ngôn thông tin bình thường, không phải là một phán xét đánh giá. Tin đồn có thể làm phát sin ra dư luận xã hội, nếu các thông tin mà nó tung ra được mọi người lấy làm căn cứ để đưa ra các phán xét đánh giá của mình.
2.2. Dưới góc độ cấu trúc tâm lý:
Dư luận xã hội là một kết cấu tinh thần chỉnh thể (sự thống nhất của nhận thức, tình cảm, và ý trí). Dư luận xã hội không chỉ thể hiện nhận thức mà còn thể hiện tình cảm và ý trí của nhân dân, của các nhóm xã hội. Nghĩa là dư luận xã hội không bao giờ chỉ là những lời nói suông của công chúng, nó luôn gắn liền với hành động xã hội của con người, sức mạnh và áp lực của dư luận xã hội là một thực tế không ai bỏ qua được.
2.3. Dưới góc độ nhận thức:
Dư luận xã hội luôn luôn có cái đúng và cái sai, lẽ phải và sự sai lầm, thiện cận. Tuy trong dư luận xã hội có một phần tri thức và lẽ phải nhưng không đồng nhất dư luận xã hội với tri thức vì con đường tạo ra tri thức khác với con đường tạo ra dư luận xã hội. Dư luận xã hội phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố như nhu cầu, nguyện vọng, tình cảm riêng tư của các nhóm xã hội, các tập thể, cá nhân…
Dư luận xã hội là một trong những chỉ báo chính xác nhất về cái bề mặt tinh thần sôi động của một xã hội, một dân tộc nói chung, cũng như các nhóm, các lực lượng khác nhau trong xã hội.
2.4. Dưới góc độ chủ thể của dư luận xã hội:
Đã có rất nhiều câu hỏi được đưa ra để làm rõ về vấn đề chủ thể của dư luận xã hội và hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Ở đây, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công tác tư tưởng, chúng ta có thể coi tất cả các tập đoàn người (không câu nệ kích thước lớn nhỏ) có sự đánh giá phán xét giống nhau là chủ thể của dư luận xã hội. Có thể hiểu cách khác sự phán xét đánh giá chung của mọi nhóm, tập đoàn người đều có thể được coi là dư luận xã hội.
Điều đó đòi hỏi công tác nghiên cứu dư luận xã hội cần phải nắm bắt ý kiến thái độ của các nhóm, các tập đoàn người. Trong công tác nghiên cứu dư luận xã hội thì việc nắm bắt dư luận của đa số và dư luận của thiểu sổ đều quan trọng như nhau.
Tóm lại: Chúng ta có thể nêu ra một định nghĩa chung nhất về dư luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận, trao đổi trong xã hội, là sự phán xét đánh giá của các nhóm người, các lực lượng trong xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm và ý trí của họ.
II. Chức năng của dư luận xã hội:
Các nhà xã hội học thường nói đến bốn chức năng tích cực cơ bản của dư luận xã hội.
1. Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội:
Dư luận xã hội phản đối, gây sức ép, cản trở hành vi cực đoan của các nhóm cực đoan; cổ vũ, khích lệ các hành vi vì lợi ích chung của các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Ví dụ: Dư luận xã hội đối với cuộc biểu tình Giáo xứ Thái Hà.
2. Chức năng giáo dục
Dư luận xã hội có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục luân thường, đạo lý trong xã hội.
- Ví dụ: DLXH đối với Hoàng Thùy Linh.
3. Chức năng giám sát:
Dư luận xã hội có vai trò giám sát hoạt động của Nhà nước và các tổ chức xã hội, tạo ra sức ép rất lớn đối với tệ quan liêu, tham nhũng, tắc trách.
- Ví dụ: PMU 18
4. Chức năng tư vấn:
Trước những vấn đề nan giải đối với Nhà nước, dư luận xã hội có thể cung cấp các phán xét, kiến nghị rất sáng suốt.
- Ví dụ: Ví dụ như nhà nước chuẩn bị ban hành một chính sách mới thường đưa ra những cuộc trưng cầu ý kiến của xã hội…
III. Cơ chế hình thành dư luận xã hội.
Việc làm sáng tỏ cơ chế hình thành của dư luận xã hội có ý nghĩa thực tiễn rất lớn: Đây là cơ sở của nghiệp vụ tuyên truyền.
1. Dư luận xã hội được hình thành theo những cơ chế nhất định. Một trong những cơ chế phổ biến – theo các nhà tâm lý học xã hội thuộc phái nhận thức luận có thể trình bày như sau:
- Tâm thế xã hội không tồn tại riêng rẽ mà cấu kết với nhau thành mảng, thành hệ thống. Đơn vị nhỏ nhất của tâm thế có hình tam giác. Đỉnh thứ nhất là chủ thể, đỉnh thứ hai là đối tác, và đỉnh thứ ba là một đối tượng khác có liên đới. Trong hình tam giác này, thể hiện tâm thế của chủ thể đối với đối tác và đối tượng thứ 3 có liên đới. Hình tam giác này có những trạng thái nhất định. Nếu gọi thái độ thiện cảm giữa các đỉnh là dấu ( + ), thái đội ác cảm là dấu ( - ), thì cấu trúc này có 4 trạng thái cân bằng và 4 trạng thái mất cân bằng:
+ Bốn trạng thái cân bằng:
 
Dư luận có mặt tích cực và tiêu cực dựa vào các nguồn tin mà từ đó nó hình thành. Nếu nó hình thành dựa vào nguồn tin xác thực thì sẽ trở thành thông tin hữu ích khi nói lên những gì mà mọi người nghĩ về sự việc đó, còn nếu hình thành khi không có căn cứ hoặc dựa vào nguồn thông tin không rõ ràng cho dù là cố ý hay vô ý nó có thể tạo tin đồn nhảm và có thể bị sử dụng cho một mục đích nào đó. Dư luận đôi khi có thể xâm phạm rất mạnh vào quyền riêng tư của cá nhân cho dù là đúng hay không.
 
Nguyên tắc và phương pháp tiếp cận để nghiên cứu dư luận có thể được chia thành 4 loại:
*Định lượng đo lường về sự phân bổ của các luồng ý kiến.
*Điều tra của các mối quan hệ nội bộ giữa các ý kiến cá nhân đã tạo nên dư luận về một vấn đề nào đó.
*Mô tả hay phân tích về vai trò tác động vào xã hội của luồng dư luận đó.
*Nghiên cứu về phương tiện truyền thông đã phổ biến thông tin kèm theo lời bình luận của họ dùng vào việc tuyên truyền tạo ra dư luận, xem nó được thực hiện với mục đích nào và cách thức dùng để tuyên truyền nó.
 
== Tham khảo ==
* Rolf Fechner, [[Lars Clausen]], [[Arno Bammé]] (Hrsg.): ''Öffentliche Meinung zwischen neuer Religion und neuer Wissenschaft. Ferdinand Tönnies’ „Kritik der öffentlichen Meinung“ in der internationalen Diskussion''. Profil Verlag, München/Wien 2005, ISBN 3-89019-590-3 (Tönnies im Gespräch, Bd. 3; [http://www.gbv.de/dms/bs/toc/479052271.pdf Inhalt], [[PDF]], 47 KB).
* [[Wilhelm Hennis]]: ''Meinungsforschung und repräsentative Demokratie. Zur Kritik politischer Umfragen.'' Mohr (Siebeck), Tübingen 1957.
* [[Walter Lippmann]]: ''[http://xroads.virginia.edu/~Hyper2/CDFinal/Lippman/cover.html Public Opinion]''. [1922]. University of Virginia, Charlottesville 2003.
* [[Niklas Luhmann]]: ''Öffentliche Meinung''. In: [[Wolfgang R. Langenbucher]] (Hrsg.): ''Zur Theorie der politischen Kommunikation''. Piper, München 1974, ISBN 3-492-02068-2, S. 27–54.
* Oskar Negt/Alexander Kluge: ''Öffentlichkeit und Erfahrung. Zur Organisationsanalyse von bürgerlicher und proletarischer Öffentlichkeit''. Frankfurt am Main 1972.
* [[Friedhelm Neidhardt]]: ''Öffentlichkeit, öffentliche Meinung, soziale Bewegungen''. Westdeutscher Verlag, Opladen 1994, ISBN 3-531-12650-4.
* [[Elisabeth Noelle-Neumann]]: ''Öffentliche Meinung. Die Entdeckung der Schweigespirale''. 3. Aufl., Ullstein, Frankfurt am Main/Berlin 1991, ISBN 3-550-06511-6.
* [[Edward L. Bernays]], ''Crystallizing Public Opinion'', 1923
* [[Jürgen Habermas]], ''[[The Structural Transformation of the Public Sphere]]'', 1989 (''Strukturwandel der Öffentlichkeit'', Neuwied 1962)
* Jacob Shamir/Michal Shamir, ''The Anatomy of Public Opinion'', Ann Arbor: University of Michigan Press, 2000. [http://www.jstor.org/view/00030554/sp030005/04x0525e/0]
* Norman John Powell, ''Anatomy of Public Opinion'', New York, Prentice-Hall, 1951.
* [[Ferdinand Tönnies]], ''On Public Opinion'', 1970 (''Kritik der öffentlichen Meinung'', 1922, critical edition by [[Alexander Deichsel]], Rolf Fechner, and Rainer Waßner, Berlin/New York: Walter de Gruyter 2003)
 
[[Thể loại:Tâm lý học xã hội]]
 
[[ar:رأي عام]]
 
[[bg:Обществено мнение]]
 
[[de:Öffentliche Meinung]]
 
[[et:Avalik arvamus]]
 
[[en:Public opinion]]
 
[[es:Opinión pública]]
+ Bốn trạng thái mất cân bằng:
[[fr:Opinion publique]]
 
[[gl:Opinión pública]]
 
[[ko:여론]]
 
[[hr:Javno mnijenje]]
 
[[id:Opini publik]]
 
[[it:Opinione pubblica]]
 
[[he:דעת קהל]]
 
[[ja:世論]]
 
[[pl:Opinia publiczna]]
 
[[ro:Opinie publică]]
 
[[ru:Общественное мнение]]
- Mọi tâm thế của con người, nhóm xã hội đều cần phải tồn tại dưới trạng thái cân bằng. Khi cấu trúc đơn vị hệ thống rơi vào trạng thái mất cân bằng, chủ thể cần phải thay đổi tâm thế của mình theo những quy cách nhất định để cấu trúc đơn vị hệ thống trở về trạng thái cân bằng. Sự thay đổi về tâm thế ở đây là cơ sở của khuôn mẫu tư duy mới, được bộc lộ trong dư luận xã hội.
[[sv:Opinion]]
Ví dụ: Chúng ta có một cấu trúc đơn vị hệ thống trên cơ sở tâm thế xã hội của công chúng Việt Nam đối với chính phủ nước A và chính phủ nước B như sau:
[[zh:舆论]]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Theo cấu trúc này thái độ của công chúng Việt Nam đối với chính phủ nước A là thiếu thiện cảm ( - ) còn đối với chính phủ nước B là có thiện cảm ( + ). Mối quan hệ giữa chính phủ nước B và chính phủ nước A dưới con mắt của công chúng Việt Nam là mối quan hệ thiếu thiện cảm. Đây là trạng thái cân bằng.
Thông qua sự đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng, công chúng Việt Nam thấy rằng mối quan hệ giữa chính phủ A và chính phủ B là thiện cảm ( + ), trạng thái cấu trúc đơn vị hệ thống nói trên sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng:
 
 
 
 
 
 
 
Đây là trạng thái mà bản thân chủ thể (công chúng VN) sẽ không chịu đựng được, công chúng Việt Nam buộc phải thay đổi thái độ hoặc đối với A (theo chiều hướng khen ngợi ( + ) chính quyền A có tiến bộ) để có cấu trúc đơn vị hệ thống cân bằng kiểu:
 
 
 
 
 
 
 
Hoặc đối với chính phủ nước B (theo chiều hướng phê phán chính phủ nước B nhượng bộ ( - ) để có cấu trúc hệ thống ở trạng thái cân bằng kiểu:
 
 
 
 
 
 
Trong điều kiện thực tế hiện nay, nếu mối quan hệ giữa Việt Nam và nước B là mối quan hệ rất bền vững thì khả năng thứ hai không thể diễn ra. Ở đây chúng ta có thể dự đoán trước được phản ứng của dư luận xã hội nếu như các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta tập trung đưa các thông tin biểu thị sự cải thiện quan hệ giữa nước A và nước B: Dư luận xã hội sẽ lên tiếng theo hướng khen chính quyền nước A có tiến bộ trong cách nhìn nhận.
2. Sự hình thành của dư luận xã hội có thể diễn ra theo quy luật biến đổi tâm thế do sự bất tương đồng giữa các thành tố nhận thức của tâm thế với nội dung thông tin mà chủ thể tâm thế tiếp nhận được. Thành tố nhận thức và nội dung thông tin có thể tương đồng hoặc không tương đồng với nhau. Được coi là tương đồng với nhau khi cái nọ là hệ quả của cái kia, không tương đồng với nhau khi cái nọ trái ngược với cái kia. Chủ thể tâm thế không thể chứa đựng được trạng thái không tương đồng và buộc phải có những biện pháp từ bỏ nó. Các biện pháp có thể là:
+ Phớt lờ thông tin, cố tình lảng tránh, không quan tâm, làm như không biết những thông tin đang gây ra sự bất đồng (điều này cũng thường diễn ra với công luận: Công chúng khi nghe các thông tin trái tai đôi khi phớt lờ không bàn luận).
+ Thay đổi hành vi, lối sống, thái độ của mình (điều này rất khó diễn ra đối với các hành vi, lỗi sống, nếp nghĩ đã hằn sâu, hoặc gắn với những kết cấu nhân cách quan trọng của một cộng đồng xã hội).
+ Hạ thấp ý nghĩa của thông tin: cho rằng thông tin có tính phóng đại, bóp méo sự thật.
+ Hạ thấp ý nghĩa của hệ quả mà thông tin đề cập.
3. Dư luận xã hội đưa ra những quy kết nhân quả đối với các hành vi, biểu hiện của chủ thể đối tác (cá nhân, tổ chức đang thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội).
Để phán xét đối tác với tư cách là cá nhân, tổ chức, công chúng trước hết quan sát các hành động của chủ thể ấy, hiệu quả của các hành động và sau đó sử dụng các thông tin thu được ở đấy để kết luận về các phẩm chất, ý đồ của chủ thể đối tác. Có ba yếu tố quyết định cường độ và độ tin cậy của các quy kết đó là: yếu tố khuynh hướng xã hội; yếu tố các hiệu suất giống nhau; yếu tố lợi ích.
Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên có thể tóm lược như sau:
+ Hành vi của chủ thể đối tác càng có tính xã hội thông thường thì cường độ của các quy kết càng yếu.
Ví dụ: Khi thấy một người vượt đèn đỏ thì những người đi đường sẽ có một vài người không đồng tình nhưng không phải là tất cả mọi người đều quy kết anh ta không tôn trọng pháp luật vì trường hợp vượt đèn đỏ này xảy ra rất nhiều và khá phổ biến.
+ Sự quy kết về phẩm chất của các đối tác xác suất lớn nếu công chúng nhận thấy các hành động của chủ thể đối tác có hiệu suất giống nhau.
Ví dụ: Nếu một người ngày đầu vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định của khu dân phố, đến ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư và những ngày tiếp theo cũng vậy, thì người đó sẽ bị đánh giá là một người bừa bãi, không tuân thủ những quy định của khu dân phố, và trở thành người có văn hóa kém.
+ Hành vi của chủ thể đối tác càng động chạm đến lợi ích công chúng, thì các quy kết của công chúng ở đây càng lớn về mặt cường độ.
Ví dụ: Khi có thông tin đưa ra rằng một loại sữa tươi có chứa melanin thì người tiêu dùng sẽ lập tức không sử dụng loại sữa này nữa và lên tiếng bảo vệ mình cũng như lên tiếng chỉ trích các công ti sản xuất sữa.
* Dư luận xã hội được đề cập trong “thuyết phán xét xã hội”, thái độ của công chúng trong việc tiếp thu thông tin được quyết định với ba tầng tâm thế: tầng thụ cảm; tầng bàng quan; tầng cự tuyệt.
+ Tầng thụ cảm: là dải thông tin kề cận, không cách biệt lắm với phán xét đích thực của nhóm công chúng.
Ví dụ: Khi một ai đó được bầu vào ủy ban nhân dân tỉnh, được nhân dân tín nhiệm, thì những đánh giá tốt của các phương tiện loa đài, báo chí vê năng lực và trách nhiệm của họ sẽ được nhân dân ủng hộ và chấp nhận.
+ Tầng bàng quan: Là dải thông tin bao gồm các quan điểm không gần nhưng cũng không xa lắm đối với thái độ sở tại của công chúng. Đối với các quan điểm này, thái độ của công chúng là bàng quang: không chấp nhận nhưng cũng không phản bác.
Ví dụ: Khi truyền hình thông báo tin về một ông giám đốc của một công ti lớn nào đó có tình trạng sức khỏe yếu thì đa số người dân sẽ chẳng quan tâm vì thông tin này cũng không có gì làm ảnh hưởng tới họ.
+ Tầng cự tuyệt là dải thông tin bao gồm các quan điểm khác xa, đối lập với quan điểm sở tại của công chúng. Các quan điểm ở đây bị công chúng coi cách biệt với quan điểm của họ xa hơn là sự cách biệt đích thực, nó bị công chúng phản bác và không chấp nhân.
Ví dụ: Dân cư một vùng đang rất bức xúc vì việc một công ty xây dựng không thực hiện đúng việc đền bù như đã hứa trên địa bàn mà họ tới mua đât để xây dựng nhà máy. Khi chính quyền cấp tỉnh đưa ra thông tin đồng ý với việc làm của công ty thì sẽ bị nhân dân phản đối kịch liệt.
Kết luận:
Như vật dư luận xã hội là một kết cấu tinh thần xã hội phức tạp, nó thể hiện sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội. Nghiên cứu về dư luận xã hội, các cơ chế và các chức năng của nó cho chúng ta nhận thức rõ hơn về mối quan hệ tương tác giữa cá nhân, các nhóm trong xã hội. Và chúng ta có thể phân biệt đâu là dư luận xã hội với đâu là tin đồn. Dư luận xã hội là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội loài người. Muốn làm chủ được công luận trước hết chúng ta nên xuất phát từ quan điểm gần gũi với công chúng nâng dần quan điểm của công chúng lên quan điểm của mình.