Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Lãi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Mưu thần phục quốc: replaced: . → . using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Ông nổi tiếng như một [[thần đồng]], văn học đến kinh tế lẫn chính trị đều hơn người, các tác phẩm của ông như [[Binh pháp]] (兵法) và [[Dưỡng ngư kinh]] (养鱼经) đã thất lạc, chỉ còn sót lại dẫn cú trong [[Văn tuyển]] (文选). Ngoài ra ông còn tập [[Đào Chu công sinh ý kinh]] (陶朱公生意经) nói về [[thương mại]] cũng rất nổi tiếng.
 
== Mưu thần phục quốc ==
Phạm Lãi, người nước Việt thời Việt vương Câu Tiễn. Ông xuất thân bần hàn nhưng tài học hơn người, từ kinh tế, chính trị, văn học và thiên văn không gì không tinh thông.
 
Dòng 13:
Cuối cùng Câu Tiễn đánh úp nước Ngô, tiêu diệt được Ngô Phù Sai rửa được cái nhục ở [[Cối Kê]] (năm 473 TCN).
 
== Rút lui đúng lúc ==
Khi đại sự thành công, Phạm Lãi cho rằng vua Việt có tướng cổ cao, môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nên không ở lại làm quan mà bí mật trốn đi ở ẩn.
 
Dòng 20:
Có thuyết nói rằng ông rủ người đẹp Tây Thi lên thuyền đi vào [[Ngũ Hồ]], cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, sống cuộc đời phóng khoáng tự do, khi ca hát, khi câu cá, lúc đọc sách, mặc cho thời gian trôi qua. Nhưng có thuyết khác bác bỏ ý trên, [[Đông Chu liệt quốc]] cho rằng khi diệt được Ngô, [[Việt Vương Câu Tiễn|Câu Tiễn]] định mang [[Tây Thi]] về Việt nhưng vợ Câu Tiễn ghen nên bí mật sai người bắt nàng, buộc đá vào cổ và đẩy xuống sông cho chết. Vì thế Phạm Lãi chỉ đi một mình.
 
== Thương kinh ==
Trong suốt quãng đời ẩn danh, mưu sinh bằng nghề buôn, ông đã đúc kết cho mình và cho thiên hạ được 18 nguyên tắc kinh doanh hết sức quý giá truyền lại cho đến nay. Sách cổ Trung Hoa sau này ghi lại với tựa là [[Đào Chu công sinh ý kinh]] (陶朱公生意经), còn gọi là '''Đào Chu Công kinh thương thập bát tắc''' (陶朱公经商十八则), '''Đào Chu công thương huấn''' (陶朱公商训) hay '''Đào Chu công thương kinh''' (陶朱公商经).
 
Dòng 51:
# '''Xử thế yếu độ lượng''': Đối xử thuộc hạ phải độ lượng, làm công tác tư tưởng và động viên thường xuyên để họ trung thành và cống hiên sức lực và tài trí. Những khi thuộc cấp phạm lỗi thường khen trước chê sau, xử sự nhẹ nhàng thấu tình đạt lý để họ tâm phục khẩu phục. Giữ vững đội ngũ nhân sự ổn định dưới quyền chính là giữ vững sự phát triền bền lâu cho chính cơ ngơi của mình.
 
== Lời khuyên Văn Chủng ==
Theo Sử ký, khi bỏ sang Tề, trong thư Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng có đoạn viết<ref name=SK41 />:
 
Dòng 64:
Cũng từ đó mà có thành ngữ "Thỏ tử cẩu phanh", dùng để ám chỉ thói đời đen bạc, lấy oán trả ân, các vị vua hung bạo bất nhân, khi đã lập quốc thành công rồi thì trở mặt giết hại các công thần.
 
== Cứu nước không cứu nổi con ==
Theo [[Sử ký]], con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở<ref name=SK41 />. Phạm Lãi quen tướng quốc Sở là [[Trang Sinh]], sai con mang 1.000 dật (24.000 lượng) vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin tha con mình<ref name=SK41 />. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo<ref name=SK41 />.
 
Dòng 79:
Phạm Lãi hiểu nhân tình thế thái, không những hiểu từng đứa con, còn hiểu cả Trang Sinh nữa; tuy ông có thể cứu nước Việt nhưng lại không cứu nổi con mình.
 
== Nhận định ==
Cuốn [[Sử ký Tư Mã Thiên|Sử ký]], mục ''Việt vương Câu Tiễn thế gia'', phần cuối được [[Tư Mã Thiên]] nhận định: ''"Phạm Lãi ba lần đổi chỗ ở mà thành danh trong thiên hạ. Không phải ông ta chỉ bỏ đi một cách dễ dàng và thế là hết. Ông ta ở đâu, là nổi danh ở đấy"''.
 
Dòng 88:
|}
 
== Chú thích ==
{{thamTham khảo|2}}
 
== Liên kết ngoài ==
 
[[Thể loại:Nước Việt]]
[[Thể loại:Thừa tướng Trung Quốc]]
[[Thể loại:Nhân vật quân sự Xuân Thu]]
[[Thể loại:Họ Phạm Trung Quốc]]
[[Thể loại:Người Trung Quốc lưu vong]]
[[Thể loại:Nhà văn nhà Chu]]
[[Thể loại:Anh hùng dân tộc Việt Nam]]