Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Khôi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n NHỏ
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Sửa en:Le Van Khoi; sửa cách trình bày
Dòng 15:
:''Lê Văn Khôi, khởi binh làm loạn, bị quan quân đuổi đánh, mới chạy vào [[Thanh Hóa]], gặp [[Lê Văn Duyệt]] xin đầu thú. Ông Duyệt tin dùng cho làm con nuôi, đổi tên họ là Lê Văn Khôi, rồi đem về [[Gia Định]] cất nhắc cho làm đến phó vệ úy''<ref name="b">Trần Trọng Kim, ''Việt Nam sử lược'', Nnà xuất bản Tân Việt, [[Sài Gòn]], 1968, tr.445.</ref>.
 
Nhưng theo GS. Nguyễn Phan Quang tìm hiểu thì: ''Rất có thể Lê Văn Khôi rời [[Cao Bằng]] đi đến vùng thượng du [[Hòa Bình]], [[Thanh Hóa]] (nơi vốn có mối quan hệ lâu đời với dòng họ của Lê Văn Khôi), nhằm liên kết với cuộc đấu tranh của các lang đạo họ Đinh, họ Quách của dân tộc Mường. Và Lê Văn Khôi đã đi theo Lê Văn Duyệt vào khoảng thời gian lãnh tụ Quách Tất Thúc và hai con đầu hàng Duyệt và được Duyệt cho theo quân thứ''<ref name="a"></ref>.
 
=== Khởi binh chống nhà Nguyễn ===
Dòng 21:
Năm [[1832]], Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất vì bệnh, vua [[Minh Mạng]] vốn không bằng lòng ông từ trước, liền cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông cai quản ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt...<ref>Sau, Lê Văn Duyệt bị vu nhiều tội, nên mồ mả bị xiềng, tài sản bị tịch thu, vợ và các thuộc hạ thân tín đều bị bắt giam (xem thêm [[Lê Văn Duyệt]]).</ref>
 
Trong những quan lại ấy có Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm Án sát. Và, ''vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của [[Lê Văn Duyệt]], rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước (trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù)''<ref name="b"></ref>.
 
Đến đêm ngày 18 [[tháng 5]] năm [[Quý Tỵ]] (tức [[5 tháng 7]] năm [[1833]]), Lê Văn Khôi cùng với 27 người lính hồi lương<ref>Bắc thuận hay Hồi lương là những người ở [[miền Bắc Việt Nam|miền Bắc]] hay [[miền Trung Việt Nam|Trung]], bị tội phải đày vào làm lính ở [[Nam Kỳ]].</ref>vào dinh quan bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, chúng cũng giết nốt. Còn quan án Đạt thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua phải bỏ chạy.
Dòng 37:
Thành Phiên An cố thủ được tới ngày [[16 tháng 7]] năm [[Ất Mùi]] (tức [[8 tháng 9]] năm [[1835]]), thì bị quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành. Quân nổi dậy chống cự không nổi, thành thất thủ.
 
=== Bị xử trị ===
Sách ''[[Đại Nam chính biên liệt truyện]]'' chép:
:''Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh (Nam Kỳ) và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh (Huế) rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp<ref>[[Đại Nam chính biên liệt truyện]]'' ([[Cao Xuân Dục]] làm Tổng tài. Nhà xuất bản Văn học, 2004, tr. 1938).</ref>.
Dòng 67:
[[Thể loại:Mất 1834]]
 
[[en:Le VănVan KhôiKhoi]]