Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đèn lồng giấy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Sơ khai}} nhỏ|phải|Đèn lồng đỏ ở [[Bình Dao]] '''Đèn lồng''' là một loại đèn quen thuộc đối v…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 14:06, ngày 18 tháng 8 năm 2011

Đèn lồng là một loại đèn quen thuộc đối với các nền văn hóa Á Đông. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cũng như những cách thức chế tạo khác nhau. Đèn lồng loại đơn giản nhất là được làm bằng giấy và gắn cây nến bên trong, còn phức tạp hơn thì có khung tre xếp được hoặc khung kim loại, có giấy tốt dán bao phía ngoài.

Đèn lồng đỏ ở Bình Dao

Thường gắn liền với các lễ hội, đèn lồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và tương tự ở các phố Tàu, chúng được treo bên ngoài các công ty, cửa hàng để thu hút khách. Những phong cách đèn truyền thống ở Nhật là bonbori, chōchin và đặc biệt là chōchin moji - đèn lồng có chữ.

Loại đèn lồng thả lên không được gọi là đèn trời, thường được thả về đêm để gây ấn tượng trong các lễ hội đèn lồng.

Đèn lồng đêm Hội An
Đèn lồng trong lễ hội Awa Odori ở Hatsudai, Shibuya, Tokyo

Đèn lồng Hội An

Ở Việt Nam, Đô thị cổ Hội An là nơi nổi tiếng với những chiếc đèn lồng trang trí đẹp mắt, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng như đèn hình quả bí, quả trám, đèn củ tỏi, đèn giả kéo quân, ... Dạo quanh phố cổ, có thể dễ dàng bắt gặp vô số lồng đèn được bày bán trong cửa hàng và treo trước hàng quán cả ban ngày lẫn về đêm. Đèn lồng phố Hội chủ yếu được làm từ gỗ, tre nứa (làm khung) và vải lụa (bao ngoài). Làm đèn lồng đã trở thành một nghề thủ công truyền thống ở nơi đây.