Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyết ưu sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Dòng 146:
 
===Canada===
Ở [[Canada]], phong trào ưu sinh dành được sự ủng hộ vào đầu thế kỷ 20 khi các thầy thuốc danh tiếng phát hiện ra mối liên hệ trực tiếp giữa di truyền và sức khỏe cộng đồng.<ref>McLaren, Angus. (1990) ''Our Own Master Race: Eugenics in Canada, 1885–1945''. Toronto: Oxford University Press, p.28.</ref> Luật về ưu sinh ra đời ở hai tỉnh bang của Canada. Ở [[Alberta]], một luật triệt sản được ban hành năm 1928, luật này tập trung vào việc triệt sản những người chậm phát triển tâm thần, những người này được quyết định bởi Ủy ban Ưu sinh Alberta.<ref>McLaren, p.100.</ref> Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ của Nhóm Phụ nữ Nông dân Đoàn kết, bao gồm thành viên chủ chốt [[Emily Murphy]].<ref>''Sterlization Act has Much Backing'', Edmonton Journal (9 March 1928) 7.</ref>
 
Các cá nhân được đánh giá bằng những bài [[kiểm tra IQ]] như Stanford-Binet. Điều này gây ra nhiều rắc rối cho những dân mới [[nhập cư]] vào Canada vì rất nhiều trong số đó chưa thành thạo [[tiếng Anh]]. Điểm số của những người này thường bị nhìn nhận là yếu kém về trí tuệ. Do đó, rất nhiều người bị triệt sản theo Luật triệt sản là dân nhập cư và bị phân loại một cách không công bằng.<ref>''The Sterilization of Leilani Muir'' (film). Produced by the North West Center, National Film Board of Canada, 1996. Montreal, Canada.</ref> Tỉnh bang [[British Columbia]] cũng ban hành đạo luật triệt sản riêng năm 1933. Giống như Alberta, Ủy ban Ưu sinh British Columbia đề xuất triệt sản những người bị cho là mắc "bệnh tâm thần hoặc chậm phát triển tâm thần".<ref>McLaren, p.105.</ref>
 
Danh tiếng của phòng trào ưu sinh đạt đỉnh cao trong thời [[Đại khủng hoảng]] khi triệt sản được xem là cách thức để giải thoát xã hội khỏi những gánh nặng tài chính phải chi cho những cá thể yếu kém.<ref>McLaren, pp.117–118.</ref> Dù chính sách ưu sinh của [[Đức Quốc xã]] đã làm suy giảm danh tiếng của phòng trao ưu sinh nhưng đến tận năm 1972 điều luật triệt sản ở Alberta và British Columbia mới được bãi bỏ.<ref>McLaren, p.169.</ref>
 
===Đức===