Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyết ưu sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Dòng 193:
===Thuyết ưu sinh sau Thế chiến II===
[[Hình:Eugenics Quarterly to Social Biology.jpg|phải|nhỏ|300px|Sau [[Thế chiến II]], rất nhiều tạp chí có gắn với thuyết ưu sinh đã đổi tên, trong hình trên cuốn sách ''Eugenics Quarterly'' được đổi tên thành ''Social Biology'' năm 1969.]]
Sau [[Thế chiến II]], những ý tưởng về "thanh trừng chủng tộc" được Đức Quốc xã thực hiện trong cuộc chiến bị những nhà chính trị và nhà khoa học lên án công khai. [[Tòa án Nuremberg]] đã tiết lộ nhiều hành động diệt chủng của chế độ Phát xít, kết quả là nhiều chính sách về y đức đã ra đời, năm 1950 UNESCO cũng đưa ra một tuyên bố và chủng tộc. Nhiều hội khoa học cũng ban hành những "tuyên bố về chủng tộc" qua các năm. [[Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền]] được [[Liên Hiệp Quốc]] thông qua năm 1948 khẳng định "Đàn ông và phụ nữ đến tuổi trưởng thành, không bị hạn chế vì chủng tộc, quốc tịch và tôn giáo, có quyền kết hôn và lập gia đình". Tiếp đó, bản tuyên ngôn về chủng tộc và định kiến chủng tộc của [[UNESCO]] năm 1978 nêu rằng quyền bình đẳng cơ bản cơ bản của tất cả con người là lý tưởng mà trong đó đạo đức và khoa học kết hợp với nhau".<ref>{{cite web | url=http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/d_prejud.htm | title=Declaration on Race and Racial Prejudice | accessdate=2006-08-26 |archiveurl = http://web.archive.org/web/20060706124402/http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/d_prejud.htm <!-- Bot retrieved archive --> |archivedate = 2006-07-06}}</ref>
 
Sau tội ác của Phát xít trong Thế chiến II, thuyết ưu sinh gần như bị tẩy chay ở rất nhiều quốc gia nơi mà học thuyết này từng rất nổi tiếng (tuy vậy, một vài chương trình ưu sinh, như triệt sản, vẫn được tiếp tục một cách thầm lặng trong vài thập kỷ). Rất nhiều nhà ưu sinh thời tiền chiến không còn bộc lộ những niềm tin về thuyết ưu sinh nữa, thay vào đó, họ trở thành những nhà nhân chủng học, sinh học và di truyền học có tiếng thời hậu chiến (trong đó có [[Robert Yerkes]] ở [[Mỹ]] và [[Otmar von Verschuer]] ở [[Đức]]). Nhà ưu sinh học [[Paul Popenoe]] thành lập [[tư vấn hôn nhân]] trong thập niên 1950, việc thành lập tổ chức này cũng xuất phát từ những quan tâm ưu sinh của Paul Popenoe, nhưng thay vào đó chức năng của tư vấn hôn nhân là thúc đẩy "hôn nhân lành mạnh" giữa những cặp đôi "khỏe mạnh".<ref>A discussion of the general changes in views towards genetics and race after World War II is: Elazar Barkan, ''The retreat of scientific racism: changing concepts of race in Britain and the United States between the world wars'' (New York: Cambridge University Press, 1992).</ref>
 
Sách giáo khoa dạy trong các trường cấp 3 và đại học từ thập niên 1920 tới 1940 thường có các chương giới thiệu rằng việc áp dụng các nguyên lý của thuyết ưu sinh vào dân số đã có đóng góp cho tiến bộ khoa học. Rất nhiều tạp chí khoa học chuyên về di truyền thường được điều hành bởi những nhà ưu sinh và giới thiệu những bài báo về ưu sinh cùng với những nghiên cứu về sinh vật (không phải con người). Sau khi thuyết ưu sinh không còn được ưa chuộng, phần lớn những phần viết về ưu sinh bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa và các ấn phẩm tạp chí tương ứng. Tên của các tập chí thậm chí còn được thay đổi để phán ánh tư tưởng mới. Ví dụ, cuốn sách ''Eugenics Quarterly'' được đổi tên thành ''Social Biology'' năm 1969.
 
Ở Mỹ, phong trào ưu sinh gần như đã mất sự ủng hộ của cả công chúng lẫn chính giới vào cuối thập niên 1930, trong khi các ca triệt sản ép buộc vẫn được thực hiện cho tới cuối thập niên 1960, ca cuối cùng được thực hiện năm 1981.<ref>See Broberg and Nil-Hansen, ed., ''Eugenics And the Welfare State'' and Alexandra Stern, ''Eugenic nation: faults and frontiers of better breeding in modern America'' (Berkeley: University of California Press, 2005)</ref> Rất nhiều bang của Hoa Kỳ tiếp tục cấm việc kết hôn khác chủng, ví dụ như Điều luật Toàn vẹn Chủng tộc năm 1924 của bang [[Virginia]], mãi đến năm 1967 thì điều luật này mới bị Tòa án Tối cao bác bỏ.<ref>[http://www.eugenicsarchive.org/html/eugenics/essay_7_fs.html Essay 7: Marriage Laws<!-- Bot generated title -->]</ref> Điều luật Hạn chế Nhập cư năm 1924 được bác bỏ và thay thế bởi Điều luật Quốc tịch và Nhập cư năm 1965.<ref>[http://www.eugenicsarchive.org/html/eugenics/essay_9_fs.html Essay 9: Immigration Restriction<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Tuy nhiên, một vài học giả nổi tiếng vẫn tiếp tục ủng hộ thuyết ưu sinh sau chiến tranh. Năm 1963, [[Tổ chức Ciba]] triệu tập một hội nghị ở London tới tiêu đề "Man and His Future", trong đó ba nhà sinh vật học danh tiếng đồng thời là người đoạt giải Nobel là [[Hermann Muller]], [[Joshua Lederberg]], và [[Francis Crick]] đã lên tiếng ủng hộ thuyết ưu sinh.<ref>John Glad: "Future Human Evolution: Eugenics in the Twenty-First Century", Hermitage Publishers</ref> Một vài quốc gia, như [[Thụy Điển]] và tỉnh bang [[Alberta]] của [[Canada]], vẫn duy trì các chương trình ưu sinh trên quy mô lớn, trong đó bao gồm việc triệt sản những cá nhân bị bại liệt tâm thân cùng nhiều phương thức khác, cho đến tận thập niên 1970.<ref>{{cite book|last=Jackson|first=Emily |title=Regulating Reproduction|publisher=Hart|location=Oxford, England|date=October 2001|page=45|isbn=1841130540}}</ref>
 
==Thuyết ưu sinh hiện đại, công nghệ gen và đánh giá về đạo đức==