Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
n replaced: có 6 người → có sáu người using AWB
Dòng 31:
'''Chiến tranh biên giới 1979''', hay thường được gọi là '''Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979''', là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa [[Trung Quốc|Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] và [[Việt Nam|Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]], nổ ra vào ngày [[17 tháng 2]] năm [[1979]] khi [[Trung Quốc]] đưa quân tấn công [[Việt Nam]] trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.<ref name="LD1">[http://laodong.com.vn/chinh-tri/ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-viettrung-thang-21979-can-duoc-xem-nhu-chien-thang-chong-ngoai-xam-179402.bld Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm], Lao động, 11 tháng 2 năm 2014.</ref>
 
Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong khoảng một tháng với thiệt hại về người và tài sản cho cả hai phía.
 
Cuộc chiến kết thúc khi [[Trung Quốc]] tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày [[16 tháng 3]] năm [[1979]] sau khi Chủ tịch [[Tôn Đức Thắng]] bên phía [[Việt Nam]] kí lệnh Tổng động viên toàn dân và [[Trung Quốc]] đã đánh chiếm các thị xã [[Lạng Sơn]], [[Lào Cai]], [[Cao Bằng]] và một số thị trấn vùng biên. Mặc dù chịu thiệt hại lớn và thất bại trong việc buộc [[Việt Nam]] phải rút quân khỏi [[Campuchia]] nhưng [[Trung Quốc]] đã chứng minh được rằng đối thủ [[Liên Xô]] sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh [[Việt Nam]] của mình.<ref name="auto">{{cite book
Dòng 196:
Trung Quốc vào thời điểm đầu năm 1979 ước tính có khoảng 4,5 triệu quân, trong đó số quân được tập trung ở biên giới Việt-Trung vào khoảng 250.000. Trung Quốc có 121 sư đoàn bộ binh, 11 sư đoàn thiết giáp, 40 sư đoàn pháo binh, 3 sư đoàn không quân với 5.000 máy bay chiến đấu, 400.000 lính phòng không và 300.000 lính hải quân.
 
Theo phía [[Việt Nam]], [[Trung Quốc]] đã huy động quân của hai đại quân khu Quảng Tây và Vân Nam, gồm 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 60 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối<ref>{{chú thích sách|author=Lê Mậu Hãn (chủ biên)|title=Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000 |location=Hà Nội|publisher= Nhà Xuất bản Giáo dục |year=2001}}</ref> và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 948 máy bay sẵn sàng phía sau (gồm 706 tiêm kích J-5, J-6, J-7; 120 tiêm kích bom J-6, Q-5 và 122 máy bay ném bom H-5, H-6).
 
Hải quân Trung Quốc cũng phái một lực lượng đặc nhiệm (gồm hai tàu mang tên lửa cùng ba đội tàu phóng lôi nhanh có hỏa tiễn) tới quần đảo Hoàng Sa để phòng trường hợp Liên Xô can thiệp bằng hải quân. Không quân Trung Quốc không tham chiến trực tiếp (vì e ngại lực lượng phòng không và lực lượng không quân giàu kinh nghiệm của Việt Nam) nhưng đã có 8.500 chuyến bay trinh thám và 228 chuyến bay trực thăng vận tải<ref>Xiaoming Zhang, “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”, p. 865</ref>
Dòng 215:
Về phía [[Việt Nam]], đầu năm 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam được đánh giá có khoảng 600.000 bộ binh chính quy, 3.000 lính hải quân, 300 máy bay và 12.000 lính phòng không, trong đó 19 [[sư đoàn]] tập trung ở biên giới Tây Nam, 4 sư đoàn ở biên giới Lào. Lực lượng quân chính quy giữ Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ vào khoảng 100.000.
 
Do phần lớn các [[quân đoàn]] chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở [[Campuchia]] nên phòng thủ ở biên giới với [[Trung Quốc]] chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của [[Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân khu I]] và [[Quân khu 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam|II]] cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ tại 6 tỉnh biên giới (Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái), Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh). Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía [[Việt Nam]] đóng ở biên giới Việt-Trung là [[Sư đoàn 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Sư đoàn 3]] (đóng tại [[Lạng Sơn]]) và Sư đoàn 316A (đóng tại [[Sa Pa]]), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở [[Quảng Ninh]], 345 ở [[Lào Cai]], 326 ở [[Phong Thổ]], [[Lai Châu]]. Sư đoàn 346 đóng tại [[Cao Bằng]] nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên [[Lạng Sơn]] tiếp viện.<ref>{{chú thích sách|title=Việt Nam 1945-1995|author=Lê Xuân Khoạ|publisher=Bethesda, MD: Tiên Rồng|year= 2004|pages= 211}}</ref> Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.<ref name=Bui424/> [[Quân đoàn 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 1]] vẫn đóng quanh [[Hà Nội]] đề phòng [[Trung Quốc]] đổi ý tiến sâu vào Bắc bộ.
 
Ngày [[27 tháng 2]], [[Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 2]] là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày [[5 tháng 3]] bắt đầu triển khai trên hướng [[Lạng Sơn]], nhưng chưa kịp tham chiến thì [[Trung Quốc]] tuyên bố rút quân.
Dòng 239:
Lực lượng [[Việt Nam]] đương đầu với cuộc tấn công của [[Trung Quốc]] chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, [[Hà Nội]] đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính quy tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ [[Lạng Sơn]], nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. [[Hà Nội]] giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng [[Trung Quốc]] tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang.<ref>Mark A. Ryan, tr. 230.</ref>
 
Từ tháng 1-1979, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang dọc biên giới. Trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2-1979, [[Trung Quốc]] gây ra 230 vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ [[Việt Nam]], từ gây hấn cho tới phục kích, bắt cóc người đưa về Trung Quốc, tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của công an, dân quân Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất của người dân. Trong những vụ xâm phạm này, lính [[Trung Quốc]] đã giết trên 40 dân thường và chiến sĩ, làm bị thương hàng trăm người và bắt đi hơn 20 người. Có những vụ diễn ra sâu trong lãnh thổ [[Việt Nam]] tới 5 &nbsp;km như vụ tập kích trạm gác của dân quân ở Bản Lầu (Hoàng Liên Sơn) ngày 14-1, có những vụ quy mô lớn như huy động 1 tiểu đoàn chính quy tấn công bình độ 400 ở Thanh Lòa, Cao Lộc ([[Lạng Sơn]]) ngày 10-2, có những vụ pháo kích lớn đã sử dụng cả tới pháo 85mm, súng cối, ĐKZ...
 
Ngày 1-1-1979, theo chỉ thị của Thường vụ [[Quân ủy Trung ương (Việt Nam)|Quân ủy Trung ương]] Việt Nam, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 15/2, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến 1 được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Nhiều đơn vị tổ chức cho phần lớn bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, di chuyển, điều chỉnh lại đội hình bố trí…<ref>[https://infonet.vn/bien-gioi-phia-bac-1979-30-ngay-khong-the-nao-quen-1-post158487.info Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1) - Infonet<!-- Bot generated title -->]</ref>
Dòng 273:
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân đội [[Việt Nam]] kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân [[Trung Quốc]] hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, [[Trùng Khánh]], và [[Đồng Đăng]]. Tại [[Móng Cái]], hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,<ref name=Chen108/> có ít nhất 4.000 lính [[Trung Quốc]] chết trong hai ngày đầu này.<ref name=Time30>{{Chú thích web|url=http://www.time.com/time/photogallery/0,29307,1879849,00.html|tiêu đề=30 Yrs. After the China-Vietnam Border War|nhà xuất bản=[[Time (tạp chí)|Tạp chí Time]]|ngày truy cập = ngày 17 tháng 2 năm 2009}}</ref> Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây [[Đồng Đăng]], thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.<ref name=Time/>
[[Tập tin:XebocthepK63TQ.jpg|nhỏ|trái|Quân [[Trung Quốc]] đang di chuyển tại [[Cao Bằng]]. Đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63).|257x257px]]
Trận chiến tại [[Đồng Đăng]] bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất.<ref name=Chen108/> Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, [[Sư đoàn 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Sư đoàn 3 Sao Vàng]], [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]]. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.<ref name=SV2/> Cụm điểm tựa Thẩm Mò <ref>Thôn Thẩm Mò xã [[Phú Xá, Cao Lộc]], viết nhầm thành ''"Thâm Mô"''.</ref>, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của hai Tiểu đoàn 4 và 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân [[Trung Quốc]] chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn [[Vũ khí hóa học|đạn hóa chất]] độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng hầu hết thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.<ref name=SV3>Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 3: Những điểm cao bất tử.</ref> Tổng cộng trong trận [[Đồng Đăng]], Trung Quốc thương vong 2.220 lính (trong đó 531 chết).<ref>Zhang, p. 99.</ref> Về phía Việt Nam, trong số 700 bộ đội, dân quân và công an phòng thủ tại pháo đài Đồng Đăng, chỉ có 6sáu người sống sót.<ref>[https://vtc.vn/ky-uc-1721979-chuyen-cua-nguoi-linh-song-sot-o-phao-dai-tu-thu-dong-dang-d194910.html Ký ức 17/2/1979: Chuyện của người lính sống sót ở pháo đài tử thủ Đồng Đăng - VTC News<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Ngày [[19 tháng 2]], [[Đặng Tiểu Bình]] trong cuộc gặp với giới ngoại giao [[Argentina]] tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và [[Trung Quốc]] sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn.<ref name=Chen109>King C. Chen, tr. 109.</ref>
Dòng 302:
[[Tập tin:Chinese solders in Vietnam 1979a.jpg|nhỏ|phải|250px|Những tù binh [[Trung Quốc]] bị canh giữ bởi nữ dân quân [[Việt Nam]].]]
[[Tập tin:A Chinese prisoner in Vietnam.jpg||nhỏ|phải|250px|Một tù binh [[Trung Quốc]] bị trói giật cánh khuỷu.]]
Tối 4-3, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 5 thông qua và bắt đầu triển khai phương án mở chiến dịch phản công. Cùng thời điểm này lực lượng tăng cường của [[Quân đoàn 1]] cũng đã hoàn tất triển khai vào vị trí chiến đấu trên tuyến Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên phía nam thị xã. Trung đoàn pháo binh 204 với 3 hệ thống (36 dàn phóng) tiễn bắn loạt 40 nòng [[BM-21]] đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa. [[Quân đoàn 2]] cũng thực hiện chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ ngày 6/3, đến 11/3 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới [[Hà Nội]].
 
Các phi đội thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5 lần lượt được triển khai ở căn cứ Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài, cùng với các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng Long) đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ. Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), 918 và Đoàn bay 919 Tổng cục Hàng không Dân dụng phối hợp với [[không quân Liên Xô]] vận chuyển Quân đoàn 2 ra Bắc. Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải [[IL-14]] (có MiG-21 yểm hộ) bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang [[Việt Nam]] ở khu vực xã Canh Tân-Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng).
 
Ngày [[5 tháng 3]] năm [[1979]], [[Việt Nam]] ra lệnh tổng động viên toàn quốc.<ref name=autogenerated3>Laurent Cesari, tr. 266.</ref> Trưa cùng ngày, [[Bắc Kinh]] tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Ngày hôm sau quân [[Trung Quốc]] rút về phía bắc [[sông Kỳ Cùng]].
 
Ngày [[6 tháng 3]] năm [[1979]], Ban Bí thư Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] ra Chỉ thị số 69, nhận định về tình hình và đưa ra chủ trương trong điều kiện [[Trung Quốc]] rút quân. Chỉ thị này khẳng định: ''""Trong khi chấp nhận cho địch rút quân, chúng ta luôn luôn phải nâng cao cảnh giác, tăng cường quốc phòng, sẵn sàng giáng trả địch đích đáng, nếu chúng lật lọng, trở lại xâm lược nước ta lần nữa (...) Không được một chút mơ hồ nào đối với âm mưu cơ bản của bọn phản động [[Trung Quốc]] là thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta (...) luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan bọn xâm lược (...) cần giương cao chính nghĩa của ta, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và bảo vệ hòa bình, xúc tiến việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, bảo vệ Việt Nam".''<ref name="maihoa"/> Ngày [[7 tháng 3]], Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", [[Việt Nam]] sẽ cho phép [[Trung Quốc]] rút quân.<ref name=Chen111>King C. Chen, tr. 111.</ref> Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định cho dừng chiến dịch phản công.
Dòng 317:
 
===Việt Nam phản kích===
Phía Quân đội [[Việt Nam]] để trả đũa cũng đã phản kích đánh vào hai thành phố biên giới của [[Trung Quốc]] là [[Ma Lật Pha|Malipo]] và [[Ninh Minh]]. Sau đó rút quân về biên giới để phòng thủ.<ref name="maihoa"/> Ngày 1/3/1979, AFP và Tân Hoa Xã đều xác nhận có một cuộc đột kích “cảm tử” vào phi trường Ninh Minh trong tỉnh Quảng Tây, cách xa biên giới 40 &nbsp;km.
 
==Diễn biến liên quan==
Dòng 478:
===Việt Nam===
Chiến tranh biên giới phía Bắc năm [[1979]] đã được nhắc tới trong hai bộ phim ''[[Đất mẹ (phim)|Đất mẹ]]'' ([[1980]]) của đạo diễn [[Hải Ninh (nghệ sĩ)|Hải Ninh]] và ''[[Thị xã trong tầm tay]]'' ([[1982]]) của đạo diễn [[Đặng Nhật Minh]].<ref>{{Chú thích web|url=http://www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/PrintView.aspx?ItemID=1501|tiêu đề=Cha - con và chiến tranh
|tác giả=Nam Nguyễn|nhà xuất bản=Tạp chí Tia sáng|ngày tháng = ngày 24 tháng 12 năm 2005 |ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://vtc.vn/13-295/van-hoa/dung-6-trong-1-ai-xin-do-co-toi-cho.htm|tiêu đề=Dũng "6 trong 1": Ai xin đồ cổ tôi cho|nhà xuất bản=VTC|ngày tháng = ngày 25 tháng 4 năm 2006 |ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref><ref name=VnExpress2>{{Chú thích web|url=http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2008/09/3ba06a30/|tiêu đề=Đặng Nhật Minh vui buồn với bình chọn của CNN|tác giả=Ngọc Trần|nhà xuất bản=VnExpress|ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref> Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên [[Lạng Sơn]] tìm người yêu trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra, ''Thị xã trong tầm tay'' - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã giành [[giải Bông sen vàng]] tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao [[Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III]] năm [[2005]].<ref name=VnExpress2/><ref>{{Chú thích web|url=http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2006/07/3b9eb732/|tiêu đề=Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh giản dị mà bí ẩn|nhà xuất bản=VnExpress|ngày tháng = ngày 7 tháng 1 năm 2006 |ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref> Năm [[1982]], một bộ phim tài liệu với tựa đề ''Hoa đưa hương nơi đất anh nằm'' do Trường Thanh thực hiện để nói về một nhà báo người Nhật chết trong thời gian đưa tin chiến tranh biên giới, bộ phim này sau đó đã được đánh giá cao ở Nhật Bản.<ref name=Tienphong>{{Chú thích web|url=http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/127182/Tham-mot-nha-van-vua-man-han-tu-treo.html|tiêu đề=Thăm một nhà văn vừa... mãn hạn tù treo|tác giả=Nguyễn Duy Chiến|nhà xuất bản=Tiền Phong Online| ngày tháng = ngày 23 tháng 6 năm 2008 | ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref> Trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra và những năm sau đó, hàng loạt bài hát Việt Nam về đề tài chiến tranh và bảo vệ tổ quốc cũng ra đời như ''[[Chiến đấu vì độc lập tự do]]'' của nhạc sĩ [[Phạm Tuyên]], ''Lời tạm biệt lúc lên đường'' của nhạc sĩ [[Vũ Trọng Hối]], ''Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận'' của nhạc sĩ [[Hồng Đăng]], ''Những đôi mắt mang hình viên đạn'' của nhạc sĩ [[Trần Tiến]] và ''[[Hát về anh]]'' của nhạc sĩ [[Thế Hiển]].<ref name=DoanTrang/>
 
Về văn học có tiểu thuyết ''Đêm tháng Hai'' ([[1979]]) của [[Chu Lai (nhà văn)|Chu Lai]] và ''Chân dung người hàng xóm'' ([[1979]]) của [[Dương Thu Hương]]. Tiểu thuyết ''Mình và họ'' của nhà văn Nguyễn Bình Phương do Nhà Xuất bản Trẻ phát hành đã giành giải thưởng ở Hạng mục Văn xuôi. Tác phẩm này được thực hiện trong khoảng thời gian 2007-2010.<ref>[http://www.vietnamplus.vn/tac-pham-ve-chien-tranh-bien-gioi-doat-giai-thuong-hoi-nha-van-ha-noi/348077.vnp Tác phẩm về chiến tranh biên giới đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội | Vietnam+ (VietnamPlus)<!-- Bot generated title -->]</ref> Một trong các tác phẩm nổi bật trong những năm đầu Thế kỷ XXI về chủ đề Chiến tranh biên giới phía Bắc là “Xác phàm” của nhà văn quân đội [[Nguyễn Đình Tú]]. Tác phẩm mô tả hình ảnh kiên cường của những người lính [[Việt Nam]] trên chiến trường. Đặc biệt, hình ảnh những người lính pháo binh ở [[Đồng Đăng]], [[Lạng Sơn]] chiến đấu tới hơi thở cuối cùng đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc.<ref>[http://vov.vn/van-hoa/van-hoc/xac-pham-tieu-thuyet-chan-thuc-ve-chien-tranh-bien-gioi-1979-343480.vov Xac pham < Tieu thuyet chan thuc ve chien tranh bien gioi phia Bac < BAM XEM NGAY < VOV.VN<!-- Bot generated title -->]</ref> Về âm nhạc, một trong các tác phẩm gây nhiều ấn tượng là "Về đây đồng đội ơi" của cựu binh [[Trương Quý Hải]]. Tác phẩm kể về tình cảm của người còn sống với những chiến sĩ [[Việt Nam]] đã hy sinh trong trận [[Vị Xuyên]] (1984).<ref>[http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/truong-quy-hai-hat-ve-day-dong-doi-oi-giua-nghia-trang-liet-si-vi-xuyen-20160712163158399.htm Nhạc sĩ Trương Quý Hải hát Về đây đồng đội ơi<!-- Bot generated title -->]</ref><ref>[http://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/nghe-nhac-si-truong-quy-hai-goi-ve-day-dong-doi-oi-20160727200300142.htm Nghe nhạc sĩ Trương Quý Hải gọi “Về đây đồng đội ơi” | VTV.VN<!-- Bot generated title -->]</ref>