Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đề mục mới: →‎Tech News: 2019-08
Thẻ: Thông báo gửi rộng rãi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1.082:
</div></div> <section end="technews-2019-W08"/> 23:14, ngày 18 tháng 2 năm 2019 (UTC)
<!-- Tin nhắn của Thành viên:Johan (WMF)@metawiki gửi cho mọi người trong danh sách tại https://meta.wikimedia.org/w/index.php?title=Global_message_delivery/Targets/Tech_ambassadors&oldid=18883065 -->
 
==Sự nguy hại của việc dùng bản dịch tiếng Việt của sử liệu cổ làm nguồn tham khảo khi viết về lịch sử Việt Nam==
Mới đây tôi có xem bài [https://leminhkhai.wordpress.com/2019/02/14/erasing-confucian-temples-van-mieu-%e6%96%87%e5%bb%9f-from-vietnamese-history/ Erasing Confucian Temples (Văn Miếu 文廟) from Vietnamese History] trên trang blog của nhà sử học người Mỹ Lê Minh Khải (tên tiếng Việt tự đặt, tên gốc tiếng Anh của ông là [http://manoa.hawaii.edu/history/people/faculty/kelley/ Liam Kelley]). Qua bài viết đó của Lê Minh Khải tôi mới biết được là trong bản dịch năm 1992 của sách [[Đại Nam nhất thống chí]], người dịch đã cắt mắt đến hơn chục ngôi Văn miếu khỏi tỉnh Thanh Hoá. Nếu cứ tin theo như bản dịch tiếng Việt mà không kiểm tra lại bản Hán văn thì cả tỉnh Thanh Hoá chỉ có đúng duy nhất một ngôi Văn miếu mà thôi. Đó mới chỉ một tỉnh Thanh Hoá, còn chưa kể tới các tỉnh khác nữa, không biết đã bị người dịch xoá đi mất bao nhiều ngôi Văn miếu.
 
Đây không phải là lần đầu tiên Lê Minh Khải bàn về sự khác biệt giữa bản tiếng Hán và bản dịch tiếng Việt. Trên blog của mình, Lê Minh Khải đã nhiều lần chỉ ra những chỗ bị dịch sai, bị cắt xén, xuyên tạc trong các bản dịch tiếng Việt. Đây là một vài bài khác:
*[https://leminhkhai.wordpress.com/2017/03/25/the-problem-of-textual-drift-in-studies-on-premodern-vietnamese-history/ The Problem of “Textual Drift” in Studies on Premodern Vietnamese History].
*:[[Nhượng Tống]] khi dịch sách [[Lam Sơn thực lục]] đã dịch xuyên tạc "安南土地" ''An Nam thổ địa'' (đất An Nam) thành ''nước Nam'', "安南人民" ''An Nam nhân dân'' (nhân dân An Nam) thành ''nhân dân giống Việt''
*::''Đất cát lại đất cát '''nước Nam''' ! Nhân dân lại '''nhân dân giống Việt''' !''.
*[https://leminhkhai.wordpress.com/2010/09/22/the-han-vietnamese-more-evils-of-qu%E1%BB%91c-ng%E1%BB%AF/ The Hán-Vietnamese?? (More Evils of Quốc Ngữ)]
*:Trong bản dịch tiếng Việt của sách [[Đồng Khánh địa dư chí]], "漢民" ''Hán dân'', "華風" ''Hán phong'' (phong tục Hán) bị dịch xuyên tạc thành ''người Kinh'', ''phong tục (của) người Kinh''. Các tên gọi "漢民" ''Hán dân'', "漢人" Hán nhân, "華民" Hoa dân, "華人" Hoa nhân xuất hiện trong cổ tịch triều Nguyễn không phải là chỉ người Hán nhưng chúng cũng chẳng phải là tên gọi tương đương với thuật ngữ ''người Kinh'' thời nay. Triều Nguyễn gọi những người đáp ứng một số tiêu chí nào đó về hình mẫu con người lý tưởng của nó là người Hán hay người Hoa, chẳng hạn như ăn mặc những kiểu trang phục chia xẻ nhiều điểm chung với trang phục của người phương Bắc, tuân theo lễ giáo nho học, biết [[Văn ngôn|cổ văn]]. Trái với Hán (Hoa) là Man, là Di.
*[https://leminhkhai.wordpress.com/2017/08/26/hoa-annamite-and-ta-or-why-people-cant-understand-vietnamese-history/ Hoa, Annamite and Ta: Or Why People Can’t Understand Vietnamese History].
*:Nguyễn Tạo khi dịch sách [[Gia Định thành thông chí]] đã dịch xuyên tạc "高蠻" ''Cao Man'' thành ''Cao-miên'', "華風" ''Hoa phong'' (phong tục Hoa) thành ''phong tục của ta''.
*::''Từ đấy y phục khí dụng của quan và dân Cao-miên đều bắt chước theo phong tục của ta.''
*[https://leminhkhai.wordpress.com/2012/03/27/the-evils-of-qu%E1%BB%91c-ng%E1%BB%AF-5/ The Evils of Quốc Ngữ #5]
*:Trong bản dịch của sách ''Việt sử tiêu án'' của [[Ngô Thì Sĩ]], câu "我邦内屬歷漢迄唐" ''ngã bang nội thuộc lịch Hán hất Đường'' (nước ta nội thuộc từ triều Hán đến triều Đường) bị dịch xuyên tạc thành ''Nước ta '''bị ngoại thuộc vào nước Tàu''' từ đời Hán đến đời Đường''.
*[https://leminhkhai.wordpress.com/2012/04/08/evils-of-qu%E1%BB%91c-ng%E1%BB%AF-6/ Evils of Quốc Ngữ #6].
*:Các bài thơ có nội dung ca ngợi nhà Thanh của hai viên quan triều Tây Sơn [[Phan Huy Ích]] và [[Nguyễn Đề]] bị loại bỏ, không được đưa vào trong sách "Thơ văn Phan Huy Ích" và "Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề".
*[https://leminhkhai.wordpress.com/category/evils-of-qu%E1%BB%91c-ng%E1%BB%AF/ Các bài khác trong loạt bài The Evils of Quốc Ngữ]. ("Quốc Ngữ" ở đây không phải là chỉ chữ quốc ngữ mà là chỉ bản dịch tiếng Việt của văn bản cổ văn.)
 
Chuyện các văn bản cổ đại bị dịch sai, bị cắt xén, bị dịch xuyên tạc không hề hiếm gặp ở Việt Nam. Người dịch thì hầu như đều không đặc biệt tinh thông cổ văn, thiếu nghiêm trọng các tri thức hữu quan cần thiết cho việc phiên dịch. Trong các bài về lịch sử Việt Nam trên Wikipedia tiếng Việt, hầu như không bao giờ văn bản cổ bản của sử liệu cổ được dùng làm nguồn, chỉ có bản dịch tiếng Việt được sử dụng. Nếu dùng những bản dịch tiếng Việt sai lệch làm nguồn tham khảo thì thông tin đưa vào cũng sẽ là thông tin sai lệch, người đọc bài sẽ tiếp nhận những thông tin sai lệch, Wikipedia vô tình trở thành công cụ phục vụ cho việc tuyên truyền chính trị của chế độ hiện hành ở Việt Nam, chỉ cho người ta biết về lịch sử Việt Nam trong khuôn khổ những thứ chế độ muốn mọi người biết, hiểu về lịch sử Việt Nam theo cách chế độ muốn mọi người hiểu. [[Thành viên:Kiendee|Kiendee]] ([[Thảo luận Thành viên:Kiendee|thảo luận]]) 16:03, ngày 20 tháng 2 năm 2019 (UTC)
:Do quyền tự do ngôn luận rất được tôn trọng ở Việt Nam nên các trang blog trên wordpress.com, trong đó có blog của Lê Minh Khải có thể không truy cập được ở Việt Nam. [[Thành viên:Kiendee|Kiendee]] ([[Thảo luận Thành viên:Kiendee|thảo luận]]) 16:03, ngày 20 tháng 2 năm 2019 (UTC)