Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 145:
Khi đó, Khang Hi Đế vì chuyện Phế Thái tử mà suy kiệt, bản thân Hoàng đế cũng lớn tuổi, nên các đại thần Mãn-Hán đều khuyên Hoàng đế bớt chịu bi thương, ý muốn nói Hoàng đế đừng nên vì Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu mà đích thân tế bái quá nhiều, nhưng rốt cuộc Hoàng đế vẫn tự mình làm hết các lễ tế của Mẫu hậu, có thể thấy Khang Hi Đế đối với vị này mẹ cả thật tâm hiếu thuận. Theo ý chỉ của Hoàng đế, lấy thần vị của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu cùng [[Hiếu Khang Chương hoàng hậu|Hiếu Khang Chương Hoàng hậu]] đồng tôn vị ở Thái miếu. Đại học sĩ [[Vương Thiểm]] (王掞) tâu: 「''Bệ hạ thánh hiếu cách thiên hậu, khi trước Thái hoàng Thái hậu phụ miếu, không lấy Hiếu Đoan hậu lên trên. Nay liệu có lẽ nên để Hiếu Khang hậu lên trên Hiếu Huệ hậu chăng?''」. Khang Hi Đế mắng một hồi, quyết định đem thần vị Hiếu Huệ hậu lên trên Hiếu Khang hậu.
 
[[Tháng 3]], ngày [[Ất Dậu]], an táng Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu ở phía Đông của [[Hiếu lăng (nhà Thanh)|Hiếu lăng]] (孝陵), gọi là [[Hiếu Đông lăng]] (孝東陵). Còn Hiếu Khang Chương Hoàng hậu, [[Thanh Thế Tổ Phế hậu]] cùng [[Đổng Ngạc phi|Hiếu Hiến Đoan Kính hoàng hậu]] nhập táng Hiếu lăng. Nhưng Khang Hi Đế rốt cuộc chỉ tôn Đế thụy ['''Chương'''] cho mẹ cả cùng mẹ đẻ mà thôi, Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu không được xét Đế thụy, và Khang Hi Đế cũng bỏ tế hiến.
 
Qua các đời sau, [[thụy hiệu]] đầy đủ của bà là: '''Hiếu Huệ Nhân Hiến Đoan Ý Từ Thục Cung An Thuần Đức Thuận Thiên Dực Thánh Chương Hoàng hậu''' (孝惠仁憲端懿慈淑恭安純德順天翼聖章皇后)