Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phân biệt giới tính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 48772252 của Lord Sauron 131 (thảo luận) bạn mới vớ vẩn, đã cái bài nó vậy thì nội dung nó vậy chứ sao
Thẻ: Lùi sửa
Đã lùi lại sửa đổi 48789505 của Wiki thành viên Liên minh hội (WTL) (thảo luận) xóa sửa đổi của thành viên rối,
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 1:
[[Tập tin:National Association Against Woman Suffrage.jpg|nhỏ|300px|Biểu ngữ treo tại trụ sở Hiệp hội Quốc gia Mỹ phản đối việc trao cho phụ nữ quyền bầu cử.]]
'''Phân biệt giới tính''' hay '''kỳ thị giới tính''' ([[tiếng Anh]]: ''sexism''), một thuật ngữ xuất hiện giữa [[thế kỷ 20]],<ref>[[Shorter Oxford English Dictionary]], 6th edition</ref> là một dạng niềm tin hay thái độ cho rằng một [[giới tính|giới]] là hạ đẳng, kém khả năng và kém giá trị hơn giới còn lại. Thuật ngữ này hầu như được dùng để ám chỉ sự thống trị của [[nam giới|nam]] so với [[phụ nữ|nữ]]. Cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt giới tính, mà trung tâm là phong trào [[nữ quyền]] diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và không chỉ dành riêng cho nữ.
 
Nhiều chỉ trích đã phê phán quan niệm cho rằng các đặc tính giới khác nhau giữa nam và nữ đã dẫn đến sự phân chia các vai trò khác nhau trong xã hội, gia đình, kinh doanh hay chính trị. Trong lịch sử đã có nhiều tư tưởng cho rằng nam và nữ có vai trò đặc trù trong xã hội, trong đó nam giới thường đảm nhiệm các công việc về nghệ thuật, kỹ nghệ, quân đội trong khi phụ nữ đảm nhận việc nội trợ gia đình và chăm sóc trẻ em.
 
Hiện nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, phụ nữ đều có thu nhập thấp hơn nam giới bất chấp một số nỗ lực về pháp luật đã được đưa ra để thu hẹp khoảng cách về thu nhập. Theo các nhà nữ quyền, phân biệt giới hiện nay phản ánh trên một số mặt sau: quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, sự bình đẳng về chính trị, các ngôn ngữ phân biệt giới, bạo lực gia đình mà đối tượng thường là nữ, những chỉ trích về các quảng cáo có tính phân biệt giới, các chỉ trích về sự thể hiện vai trò của phụ nữ trong khoa học...
 
Có những quan điểm khác thì cho rằng: Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có văn hóa coi trọng nam giới hơn nữ giới. Nam giới có ưu thế vượt trội so với nữ giới về thể chất, dẫn tới việc họ giành nhiều thành công hơn, có nhiều cá nhân xuất chúng vượt trội so với phái nữ. Vì lẽ đó, xã hội hình thành quan điểm xem trọng nam giới hơn theo đúng quy luật ''"[[tồn tại xã hội]] quyết định [[ý thức xã hội]]"''. Đó không phải là ý muốn chủ quan áp đặt từ phía nam giới, mà theo nhà tự nhiên học nổi tiếng [[Charles Darwin]] thì đó là sự chọn lọc [[tiến hóa]] theo đúng quy tắc ''"kẻ mạnh hơn sẽ nắm quyền thống trị"''<ref>http://www.icr.org/article/darwins-teaching-womens-inferiority/</ref> Theo đó, việc pháp luật thi hành bình đẳng nam nữ là hợp lý xét về góc độ quyền cá nhân, nhưng xét về góc độ [[khoa học]], việc nữ giới có thể đạt mức độ thành công như nam giới là điều không thể xảy ra. Dù chính sách pháp luật là nam nữ bình đẳng hoàn toàn, số lượng các nhân vật xuất chúng (chính trị gia, nhà khoa học, lãnh đạo, tỷ phú...) là nữ giới sẽ luôn ít hơn nhiều so với nam giới, vì các đặc điểm [[tự nhiên]] (cả [[thể chất]] và [[tư duy]]) của nam giới có nhiều ưu thế hơn so với nữ giới. Ví dụ như [[giải Fields]] (giải thưởng cấp thế giới dành cho các nhà toán học), giải thưởng này không hề phân biệt giới tính mà chỉ căn cứ trên thành tựu của nhà toán học, nhưng tính đến năm 2018, trong số 60 người được trao giải thì chỉ có duy nhất 1 phụ nữ.
 
== Tổng quan ==