Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảng tuần hoàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: → (4) using AWB
Dòng 97:
[[Tập tin:Periodic variation of Pauling electronegativities.png|thumb|right|upright=1.35|Đồ thị thể hiện sự gia tăng độ âm điện so với số nhóm được chọn.]]
Độ âm điện là khuynh hướng một nguyên tử hút các electron.<ref name="definition">{{GoldBookRef|file=E01990|title=Electronegativity}}</ref> Độ âm điện của nguyên tử chịu ảnh hưởng của cả số hiệu nguyên tử và khoảng cách giữa các electron hóa trị và các hạt nhân. Độ âm điện càng cao thì khả năng hút electron càng mạnh. Khái niệm này được [[Linus Pauling]] đề xuất đầu tiên năm 1932 và thang Pauling vẫn là cơ sở tham chiếu rộng rãi cho độ âm điện tới ngày nay, tuy cũng tồn tại các phương pháp khác.<ref name="paulingJACS">{{chú thích tạp chí |author= Pauling, L. |authorlink=Linus Pauling |year= 1932 |journal= [[Journal of the American Chemical Society]] |volume= 54
|issue= 9 |pages= 3570–3582 |title= The Nature of the Chemical Bond. IV. The Energy of Single Bonds and the Relative Electronegativity of Atoms |doi= 10.1021/ja01348a011}}</ref> Nhìn chung, độ âm điện tăng từ trái qua phải trong một chu kỳ, và giảm từ trên xuống trong một nhóm. Do đó flo có độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố,{{#tag:ref|Trong khi flo có độ âm điện lớn nhất theo thang Pauling, [[neon]] mới là nguyên tố đứng đầu về độ âm điện theo các thang khác, chẳng hạn thang Allen.|group=chú thích}}trong khi [[Xêsi]] có độ âm điện thấp nhất, chí ít là theo các nguồn dữ liệu chủ chốt đã có.<ref name="Greenwood30">Greenwood, tr. 30</ref>
 
Có những ngoại lệ về nguyên tắc chung này. Galli và germani có độ âm điện cao hơn [[nhôm]] và [[silic]] theo thứ tự do sự co khối d. Những nguyên tố của chu kỳ 4 nằm ngay sau dòng đầu tiên của các kim loại chuyển tiếp có bán kính nguyên tử nhỏ bất thường do các electron 3d không che chắn hiệu quả điện tích hạt nhân gia tăng, và kích thước nguyên tử nhỏ hơn tương ứng độ âm điện lớn hơn.<ref name="Greenwood30"/> Độ âm điện cao bất thường của chì, nhất là khi so sánh với [[thalli]] và [[bismuth]], dường như là một hệ quả của sự chọn lọc dữ liệu công bố (cũng như sự thiếu thốn dữ liệu)-các phương pháp tính toán khác phương pháp Pauling đều thể hiện xu hướng tuần hoàn bình thường của các nguyên tố này.<ref>{{chú thích tạp chí |last=Allred |first=A. L. |year=1960 |title=Electronegativity values from thermochemical data |journal=Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry |volume=17 |issue=3–4 |pages=215–221 |publisher=Northwestern University |doi=10.1016/0022-1902(61)80142-5 |url=http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0022190261801425 |accessdate=ngày 11 tháng 6 năm 2012 }}</ref>
Dòng 106:
Ái lực electron của một nguyên tử là lượng năng lượng giải phóng ra khi electron thêm vào nguyên tử trung hòa để tạo thành ion âm. Mặc dù ái lực electron thay đổi với những khoảng rất lớn, người ta vẫn quan sát thấy có những dáng điệu nhất định. Nhìn chung, phi kim có giá trị ái lực electron dương nhiều hơn kim loại, với [[clo]] có giá trị ái lực electron cao hơn cả. Ái lực electron của khí hiếm chưa đo đạc được một cách thuyết phục, cho nên chúng có hoặc không có các giá trị âm nhỏ.<ref name=chang>Chang, tr. 307–309</ref>
 
Ái lực electron tăng theo chu kỳ. Điều này là do sự lấp đầy lớp vỏ hóa trị của nguyên tử; một nguyên tử nhóm 17 giải phóng nhiều năng lượng hơn nguyên tử nhóm 1 nhận một electron vì nó đạt đến lớp vỏ hóa trị bão hóa và do đó bền hơn.<ref name=chang/> Với cách giải thích tương tự, ta có thể trông đợi quan sát thấy xu hướng giảm ái lực electron từ trên xuống trong một nhóm. Electron thêm vào sẽ rơi vào orbital nằm xa hạt nhân hơn. Do vậy electron này sẽ ít bị hút vào hạt nhân hơn và có thể giải phóng ít năng lượng hơn khi được thêm vào. Tuy nhiên, theo chiều từ trên xuống, khoảng 1/3 các nguyên tố là bất thường, với các nguyên tố nặng hơn có ái lực electron cao hơn so với nguyên tố cùng nhóm mà nhẹ hơn. Phần lớn điều này là do sự che chắn kém bởi các electron lớp d và f. Việc giảm đều đặn ái lực electron chỉ đúng với các nguyên tử nhóm 1.<ref>Huheey, Keiter & Keiter, tr. 42, 880–81</ref>
 
=== Tính kim loại ===
Dòng 116:
Năm 1789, [[Antoine Lavoisier]] công bố danh sách 33 nguyên tố hóa học, xếp nhóm thành các chất khí, kim loại, phi kim và "đất".<ref>{{chú thích sách |title=From elements to atoms: a history of chemical composition |last=Siegfried |first=Robert |year=2002 |page=92 |publisher=Library of Congress Cataloging-in-Publication Data |isbn=0-87169-924-9 |location=Philadelphia, Pennsylvania}}</ref> Các nhà hóa học đã dành cả một thế kỉ sau đó để tìm kiếm một sơ đồ phân loại chính xác hơn. Năm 1829, [[Johann Wolfgang Döbereiner]] nhận thấy nhiều nguyên tố có thể nhóm thành các bộ ba dựa trên tính chất hóa học. Liti, natri và kali chẳng hạn, có thể xếp vào nhóm các kim loại mềm, dễ phản ứng. Döbereiner cũng nhận thấy rằng khi sắp xếp theo khối lượng, nguyên tố thứ hai trong mỗi bộ ba thường gần bằng trung bình cộng của hai nguyên tố kia;<ref name="Ball100">Ball, tr. 100</ref> sau này được gọi là "định luật bộ ba nguyên tố".<ref>{{chú thích sách |last=Horvitz |first=Leslie |title=Eureka!: Scientific Breakthroughs That Changed The World |year=2002 |publisher=John Wiley |location=New York|isbn=978-0-471-23341-1 |oclc=50766822 |page=43}}</ref> Nhà hóa học Đức [[Leopold Gmelin]] làm nghiên cứu hệ thống này, và tới năm 1843 ông đã nhận diện được 10 bộ ba, ba nhóm bộ 4 và 1 nhóm bộ 5. Năm 1857 [[Jean-Baptiste Dumas]] công bố công trình mô tả mối quan hệ giữa các nhóm kim loại khác nhau. Mặc dù nhiều nhà khoa học có thể nhận diện mối quan hệ giữa các nhóm nguyên tố nhỏ, họ chưa thể dựng lên một sơ đồ định hướng toàn bộ chúng.<ref name="Ball100"/>
 
Năm 1858, [[Friedrich August Kekulé von Stradonitz|August Kekulé]] quan sát thấy rằng cacbon thường có 4 nguyên tử khác liên kết với nó. Ví dụ như [[Metan]] có một nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử hiđrô. Quan niệm [[hóa trị]] hình thành từ đây; các nguyên tố khác nhau liên kết với những số nguyên tử khác nhau.<ref>{{chú thích sách |last=van Spronsen|first=J. W.|title=The periodic system of chemical elements|year=1969|publisher=Elsevier|location=Amsterdam|isbn=0-444-40776-6|page=19}}</ref>
 
Năm 1862, [[Alexandre-Emile Béguyer de Chancourtois]], một nhà địa chất Pháp, công bố một dạng bảng tuần hoàn sơ khai, mà ông gọi là "đường xoắn telua" hay "đinh vít telua" (tiếng Pháp: ''vis tellurique''). De Chancourtois là người đầu tiên nhận thấy tính tuần hoàn của các nguyên tố. Khi tố xếp theo một đường xoắn trên một hình ống theo khối lượng nguyên tử tăng dần, ông chỉ ra rằng các ngyên tố với tính chất tương tự nhau dường như xuất hiện theo những khoảng cách đều đặn. Bảng mà de Chancourtois đề xuất bao gồm một số ion và hợp chất bên cạnh các nguyên tố. Bài viết của ông cũng sử dụng các thuật ngữ [[địa chất học|địa chất]] hơn là hóa học và không sử dụng một giản đồ nào; kết quả là nó không nhận được chú ý cho đến khi công trình của [[Dmitri Mendeleev]] xuất hiện.<ref>[http://www.annales.org/archives/x/chancourtois.html Annales des Mines history page].</ref>