Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Glucose”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: ( → (, → (11) using AWB
Dòng 54:
}}
}}
'''Glucose''' là một loại [[đường]] đơn ([[monosaccarit]]), và cũng là một gluxit( [[cacbohydrat]]) tiêu biểu. Tên "glucose" đến từ [[Tiếng Hy Lạp|ngôn ngữ Hy Lạp]], chữ "glu" nghĩa là [[rượu nho]] ngọt, nước nho; còn đuôi "ose" nhằm thể hiện sự phân loại chất trong hóa học(đuôi "ose" biểu thị cho các chất cacbohydrat). Nó là đường hexose do cấu trúc [[phân tử]] mang 6 [[cacbon]]. Glucose có cấu tạo phân tử: C<sub>6</sub>H<sub>12</sub>O<sub>6</sub> có 2 dạng là mạch vòng và mạch hở. Nhưng trong thực tế glucose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, có hai loại là α-Glucose và β-Glucose. Glucose có vai trò sinh học quan trọng đối với sinh vật, và vô cùng gần gũi với đời sống [[con người]].
 
== Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên ==
Dòng 72:
[[Tập tin:Grapes during pigmentation 2.jpg|phải|300px|Nho là một trong những loại trái cây khi chín có nhiều glucose|thumb]]
 
Glucose có phân tử khối là 180 và công thức phân tử là C<sub>6</sub>H<sub>12</sub>O<sub>6.</sub> Để xác định cấu tạo của glucose các nhà khoa học căn cứ vào các dữ liệu sau:<blockquote>Glucose có phản ứng tráng gương => Có nhóm cacbandehit -CH=O => Đây là 1 chất [[aldehyde]]</blockquote>Glucose có phản ứng với Cu(OH)<sub>2</sub> tạo dung dịch màu xanh đậm=> Có nhiều nhóm -OH có vị trí gần nhau
 
Glucose tạo [[este]] chứa 5 gốc acid -CH<sub>3</sub>COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm hydroxit -OH.
Dòng 78:
Glucose bị khử hoàn toàn, thu được hexan, chứng tỏ có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử glucose tạo thành 1 mạch không nhánh.
 
Vậy: Glucose là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của aldehyde đơn chức do chỉ có 1 nhóm -CH=O và ancol 5 chức do có 5 nhóm OH. Công thức cấu tạo của glucose mạch hở như sau:
[[Tập tin:D-glucose-chain-2D-Fischer.png|left|frameless|161x161px]]
 
ỨNG VỚI CÔNG THỨC: CH<sub>2</sub>OH - CHOH - CHOH - CHOH - CHOH -CH=O
 
Hoặc viết gọn hơn là: CH<sub>2</sub>OH[ CHOH]<sub>4</sub>CHO
Dòng 90:
Nhưng trong thực tế, glucose tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α-Glucose và β-Glucose, vì nhóm OH (liên kết với cacbon số thứ tự 5) dễ dàng cộng vào liên kết đôi C=O của nhóm cacbandehit -CH=O tạo ra các dạng mạch vòng.
[[Tập tin:Glucose Fisher to Haworth.gif|centre|frameless]]
Thực sự việc glucose thường ở trạng thái mạch vòng hơn mạch hở cũng như việc tại sao nhóm OH có khuynh hướng liên kết với nhóm C=O có nguyên nhân và có thể giải thích bằng hiện tượng hóa học đơn giản là vì: aldehyde rất dễ dàng tác dụng với ancol tạo thành hemiacetal
[[Tập tin:Hemiacetal formation.PNG|centre|429x429px|PHẢN ỨNG TẠO HEMIACETAL|thumb]]
Phản ứng tạo thành hemiacetal có ý nghĩa rất quan trọng trong trường hợp cả hai nhóm C=O và OH cùng thuộc về 1 phân tử thí dụ: mantose, glucose,..Trong đó trọng điểm của chúng ta là glucose. Nhưng việc quan trọng là vì sao nhóm C=O lại tác dụng vô cùng dễ dàng với nhóm OH trong phân tử glucose, vấn đề ở đây là do nhóm C=O. Aldehyde và xeton là những hợp chất có nhóm cacbonyl C=O trong phân tử. Đây là 1 phản ứng cộng nucleophin thuần túy.
 
==== Cacbonyl và lý giải Hemiacetal ====