Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Khmer”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hopquabian (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: → (10) using AWB
Dòng 68:
[[Indravarman I]], vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, đã củng cố vững chắc đất nước mình với những chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền [[Preah Ko]] và các công trình thủy lợi.
 
Con Indravarman I là [[Yasovarman I]] (trị vì từ 889 - 915), là người thiết lập một kinh đô mới [[Yasodharapura]] - thành phố đầu tiên của [[Angkor]]. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở [[Phnom Bakheng]], một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I công trình [[Đông Baray]] cũng được tạo dựng, đây là công trình hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km.
 
=== Rối loạn ===
[[Tập tin:Bayon Angkor Relief1.jpg|nhỏ|Một bức phù điêu thế kỷ 12 hoặc 13 tại đền Bayon tại Angkor Thom miêu tả chiến tranh giữa Khmer và [[Chămpa]].]]
Vào đầu thế kỷ 10, sau khi Yasovarman I qua đời, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua [[Harshavarman I]] và [[Ishanavarman II]] (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú - [[Jayavarman IV]]. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở [[Koh Ker]], cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.
 
Con của Jayavarman IV là [[Harshavarman II]] nối ngôi cha được 3 năm thì bị em họ là [[Rajendravarman II]] cướp ngôi.
Dòng 79:
Rajendravarman II rời đô trở về Yasodharapura. Nhiều học giả cho rằng Rajendravarman II đã xây dựng một chế độ chính trị trung ương tập quyền, tăng cường sự quản lý trực tiếp đối với các thủ lĩnh địa phương. Ông bắt đầu bắt đầu các dự án xây dựng lớn mà các vua đầu tiên đã dự tính và đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có [[Đông Mebon]], trên một cù lao của Đông Baray, và nhiều đền thờ Phật và chùa. Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và [[Vương quốc Chămpa]] ở phía đông (ngày nay là [[miền Trung Việt Nam]]).
 
Từ năm 968 đến 1001 là thời kỳ trị vì của con trai Rajendravarman II, [[Jayavarman V]]. Ông ta đăng quang sau khi vượt qua các hoàng thân khác. Giai đoạn trị vì của ông phần lớn là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và phát triển rực rỡ nền văn hóa. Ông cho thiết lập một kinh đô mới gần Yashodharapura, Jayenanagari. Dưới triều của vua Jayavarman V có các nhà triết học, các học giả và các nghệ sĩ. Các ngôi đền mới cũng được xây dựng, trong đó, quan trọng nhất là [[Banteay Srei]], được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và [[Ta Keo]] là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.
 
=== Trở thành đế quốc ===
Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị [[Suryavarman I]] (trị vì 1010 - 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toán lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh [[Lopburi]] của [[Thái Lan]] ngày nay, về phía nam đến [[eo đất Kra]]. Tại Angkor, việc xây dựng [[Tây Baray]] bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ [[Đông Baray]] với kích thước 8 x 2,2 km.
 
[[Tập tin:AngkorWat 20061209.JPG|nhỏ| [[Angkor Wat, năm 2006]].]]
Dòng 93:
[[Jayavarman VII]] (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.
 
Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông. Kinh đô mới có tên gọi là [[Angkor Thom]] (có nghĩa là: "Thành phố vĩ đại") được xây dựng. Ở khu trung tâm, nhà vua (một phật tử Phật giáo [[Đại thừa]]) đã cho xây dựng làm tòa tháp quốc gia - [[Bayon]] với các tháp được cho là mang hình khuôn mặt của [[Quán Thế Âm]] [[bồ tát]], mỗi tháp cao vài mét được chạm khắc bằng đá. Các đền chùa khác được xây dựng dưới thời Jayavarman VII là [[Ta Prohm]], [[Banteay Kdei]] và [[Neak Pean]], cũng như hồ chứa nước [[Srah Srang]]. Cùng với những công trình đó, một hệ thống các đường phố đã được xây dựng kết nối các trấn của đế quốc. Bên các phố này, 121 nhà nghỉ được xây cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông cũng cho thiết lập 102 bệnh xá.
 
=== Suy vong ===
Dòng 113:
{{see also|Gia phả quân chủ Campuchia}}
{| style="border-collapse: collapse" width="95%" border="1" cellpadding="2"
| width="10%" height="47" align="center" | <font color="#000080">'''Thứ tự'''</font>
| width="25%" height="47" align="center" | <font color="#000080">'''Vua'''</font>
| width="20%" height="47" align="center" | <font color="#000080">'''Tên'''</font>
| width="20%" height="47" align="center" | <font color="#000080">'''Ở ngôi'''</font>
|-
| 27