Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Tương Dực”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: → (2) using AWB
Dòng 59:
 
==Khởi nghĩa và lên ngôi==
[[Lê Uy Mục]] giết hại tông thất, bắt giam Giản Tu công Lê Oanh. Lê Oanh muốn chạy thoát ra ngoài, mới đem của cải đút lót với người cai ngục. Người cai ngục được tiền, liền thả cho ông chạy thoát. Lê Oanh một mình chạy trốn vào thành [[Tây Đô]] mà không kịp báo tin cho mẹ, anh em mình. Đến khi chạy đến được [[cửa biển Thần Phù]], Lê Oanh được đại thần thất sủng là [[Nguyễn Văn Lang]] ra đón rước, rồi được tôn lên là minh chủ. Ông cùng Nguyễn Văn Lang và những người khác như [[Nguyễn Diễn]], [[Ngô Khế]], [[Nguyễn Bá Cao]], [[Lê Trạm]], [[Nguyễn Bá Tuấn]], [[Lê Tung]], [[Nguyễn Thì Ung]] lấy binh khởi nghĩa chống lại Uy Mục.<ref>''[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]]'', tr. 593.</ref>
 
Để chiêu dụ các đại thần và các quan, Lê Oanh sai [[Lương Đắc Bằng]] viết hịch rằng:<ref>''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'', tr. 550.</ref>
Dòng 94:
Nay, Tương Dực định lệ đổi lại mỗi năm thu được: ''Vàng mười thứ "kiêm kim" 449 lượng; Vàng mười 2.901 lượng; Bạc 6.125 lượng''. Những vàng bạc đó nộp vào kho để cho hoàng gia tiêu dùng. Còn cách thu nộp thế nào cũng không rõ.
 
Năm [[1510]], Lê Tương Dực sai [[bộ Binh|Binh bộ]] Thượng thư, Quốc tử giám Tư nghiệp kiêm Sử quan Đô tổng đài [[Vũ Quỳnh]] soạn bộ ''Đại Việt thông giám thông khảo'', gọi tắt là ''[[Đại Việt thông giám]]'' hay ''Việt giám thông khảo''. ''Đại Việt thông giám'' chép theo lối biên niên các triều đại, gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ, chép từ thời [[Hồng Bàng]] đến hết [[nhà Ngô]], và Bản kỷ, từ thời [[Đinh Tiên Hoàng]] đến khi [[Lê Thái Tổ]] bình định thiên hạ.<ref name="dvsktt"/> Nhà vua còn sai Thiếu bảo Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám Tế tửu tri kinh diên sự [[Lê Tung]] soạn bài tổng luận về bộ sử ấy. Theo sĩ phu thời [[nhà Nguyễn|Nguyễn]] [[Phan Huy Chú]], bộ sách này được [[Lê Nại]] đánh giá là quy mô và ''đúng với kinh, trúng với sử''. Cũng trong thời Tương Dực, Vũ Quỳnh soạn sách ''Tứ triều bản kỷ'' (四朝本紀) chép biên niên bốn triều vua Lê Thánh Tông, [[Lê Hiến Tông|Hiến Tông]], [[Lê Túc Tông|Túc Tông]] và [[Lê Uy Mục|Uy Mục]].<ref>[[Phan Huy Chú]] (2007), ''[[Lịch triều hiến chương loại chí]]'', tập 2, Nhà Xuất bản Giáo dục, các trang 389-394.</ref> Rất có thể đây là tài liệu quan trọng mà sau này nhóm [[Phạm Công Trứ]] dựa vào để hoàn tất biên soạn [[Đại Việt Sử ký Toàn thư]].
 
===Nội loạn Trần Tuân===